PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS VŨ HỮU
Video hướng dẫn Đăng nhập

Lịch sử

Trò pháo đất đã có lịch sử lâu đời, các câu truyện lưu truyền ở đồng bằng Bắc Bộ cho biết pháo đất được hình thành trong quá trình đắp đê ngăn . Hay truyền thuyết về lịch sử hội thi pháo đất ở xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình kể rằng năm 1288, trong khi đang đi đánh trận Bạch Đằng, con voi của Trần Hưng Đạo sa lầy ở khúc sông Hóa chảy qua đây. Nhân dân quanh vùng đã dùng đất ném xuống sông cho voi thoát lên. Từ đó, khi nông nhàn, nhân dân thường tụ tập diễn lại cảnh này và dần dần hình thành nên hội thi pháo đất. Cổ xưa hơn, truyền thuyết của người dân ở xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương nói rằng trò chơi này có ở đây từ thời Hai Bà Trưng khi nữ tướng Lê Chân dùng pháo đất với mục đích nghi binh và chơi trong những ngày hội hè nhằm xua tan âm khí, dịch bệnh.

Công cụ và sân chơi

Công cụ để chơi pháo đất được làm từ các loại đất có độ quánh cao như đất sét, đất thịt... Pháo thường có dạng như hình cái chảo không có tay cầm hoặc hình bầu dục có thành dày hơn đáy với kích thước linh hoạt và nhiều khi phụ thuộc vào lượng đất nguyên liệu mà trẻ em kiếm được. Ở các lễ hội thi, pháo đất được chế tác rất to, gọi là mâm pháo và có thể dùng từ 20kg đến 50kg đất. Sân chơi thường là một mặt bằng càng phẳng càng tốt để vành pháo có thể tiếp xúc khít nhằm gây tiếng nổ to. Đất được sử dụng để nặn pháo nhiều lần do đó mặt bằng được làm sạch bụi để bụi không làm khô đất.

Kỹ thuật

  • Kỹ thuật làm pháo đất: đất được làm tăng độ dẻo và nhuyễn bằng cách nhào nặn nhiều lần để khi nặn thì độ bền của thành hoặc đáy ở những chỗ có độ dày giống nhau tương đối đồng đều. Trường hợp đất quá khô phải cho thêm nước khi nhào, nặn. Độ dày của đáy phải ở mức độ phù hợp với diện tích của nó thì khi nổ mới tạo thành tiếng kêu to và vết phá ở đáy vừa phải. Vành của pháo đất phải được làm sao cho nó tạo thành một mặt phẳng có thể úp khít xuống mặt sân chơi. Ở những hội thi, khi làm pháo lớn, người ta làm vành pháo giống như cạp của rổ, .
  • Kỹ thuật nổ pháo: người chơi cho pháo nổ bằng cách cầm pháo theo cách đáy pháo tiếp xúc với lòng bàn tay rồi ụp mạnh xuống để vành pháo tiếp xúc với bề mặt sân chơi. Kỹ thuật này đòi hỏi độ chính xác cao để mặt phẳng của vành pháo tiếp xúc đều với bề mặt sân chơi mới có thể tạo ra tiếng nổ to, nếu góc tiếp xúc không chuẩn, pháo sẽ vón thành một cục đất chứ không nổ. Khi pháo đập xuống mặt sân chơi, áp suất cao của không khí trong lòng pháo khi bị nén sẽ phá vỡ đáy của nó tạo thành tiếng nổ.

Luật chơi

Luật chơi pháo đất rất đơn giản, những người chơi sẽ được chia những phần đất đều nhau để làm quả pháo đất của mình. Những người chơi sẽ lần lượt cho pháo nổ, pháo của ai nổ to được coi là thắng cuộc. Ở các cuộc thi, pháo đất ngoài nổ to phải kèm theo yêu cầu vết phá ở đáy pháo càng rộng càng tốt và/hoặc vành pháo sau khi nổ phải tách rời ra và nằm vắt ngang thân mà không bị đứt đoạn. Pháo đất cũng có thể chia nhiều người chơi thành hai phe và cử đại diện cho pháo nổ.

Một số tập quán của trò chơi

  • Để thử độ dẻo, nhuyễn của đất, trẻ em thường đứng thẳng và vo tròn đất vật liệu lại rồi thả cho rơi tự do xuống nền sân chơi. Nếu đất sau khi rơi xuống tạo thành một hình tròn có độ dày tương đối đồng đều thì được coi là đã đạt chất lượng.
  • Trước khi cho pháo đất của mình nổ, trẻ em thường hô to pháo nổ, pháo nang, cả làng chịu chưa? rồi hà hơi vào miệng pháo đất trước khi cho nổ. Động tác hà hơi nhằm cầu mong cho pháo đất của mình nổ to. Trong trường hợp cuộc chơi được chia làm hai phe, sau khi một bên đã hô như trên, khi đến lượt, bên kia sẽ hô "chưa chịu!" hàm ý pháo của mình sẽ nổ to hơn.
  • Trẻ em khi chơi với nhau thường quy định phần thưởng là người thua cuộc sau mỗi lần cho pháo nổ phải dùng một lượng đất vật liệu mà khi dàn mỏng ra có thể phủ kín diện tích đáy pháo đã bị phá vỡ của người thắng cuộc để "đền" cho người đó. Nếu nhiều hơn hai người chơi có thể thỏa thuận người xếp cuối cùng "đền" cho người thứ nhất, người xếp ngay trước người cuối cùng "đền" cho người thứ hai... Những người thua cuộc nhiều lần sẽ rơi vào tình trạng đất vật liệu ít dần dẫn đến pháo không thể nổ to được nữa và phải bỏ cuộc.
  • Đất làm pháo khi tàn cuộc chơi hay được trẻ em dùng để nặn các con giống, bi đất... để tiếp tục những trò chơi mới.

Một số lễ hội pháo đất

Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, một số địa phương (Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương tổ chức lễ hội thi pháo đất. Đất làm pháo được lựa chọn và luyện công phu. Quả pháo đất rất to, thường nặng từ 30-50 kg, có vành và phải nhiều người khiêng khi cho pháo nổ. Ngoài tiếng nổ to, pháo đất thắng giải còn phải đáp ứng một số yêu cầu khác như lỗ thủng, vị trí của vành pháo sau khi nổ...

- Trên đây là một số thông tin về trò chơi dân gian "Pháo đất" đề nghị các thầy cô giáo và các em học sinh nhà trường nghiên cứu, chuẩn bị để cuộc thi vào ngày 22 tháng 12 năm 2008 đạt kết quả cao nhất.

                                                                                                 HIỆU TRƯỞNG

                                                                                                  Trần Minh Thái


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kết quả xếp giải Kỳ thi chọn HSG cấp Tỉnh lớp 9 THCS năm học 2023 - 2024 Kết quả xếp giải Kỳ thi chọn HSG cấp Tỉnh lớp 9 THCS năm học 2023 - 2024 Kết quả xếp giải Kỳ thi chọn HSG cấp Tỉnh ... Cập nhật lúc : 9 giờ 33 phút - Ngày 27 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Tự hào ngôi trường mang tên nhà Toán học đầu tiên của Việt Nam Tự hào ngôi trường mang tên nhà Toán học đầu tiên của Việt Nam Tự hào ngôi trường mang tên nhà Toán học đầu tiên của Việt Nam ... Cập nhật lúc : 10 giờ 17 phút - Ngày 27 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Liên đội trường THCS Vũ Hữu hưởng ứng cuộc vận động "Tự hào một dải non sông" Liên đội trường THCS Vũ Hữu hưởng ứng cuộc vận động "Tự hào một dải non sông" Liên đội trường THCS Vũ Hữu hưởn ... Cập nhật lúc : 8 giờ 6 phút - Ngày 20 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Kết quả thi HSG cấp Tỉnh năm học 2023 - 2024 - Môn Toán - Môn Hóa - Môn Lí ... Cập nhật lúc : 8 giờ 17 phút - Ngày 20 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Hình ảnh và lời chúc tới các em HS Đội tuyển dự thi HSG cấp Tỉnh năm học 2023 - 2024 - Đội Toán - Đội Hóa - Đội Lí ... Cập nhật lúc : 18 giờ 46 phút - Ngày 19 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Trường THCS Vũ Hữu_Niềm tự hào của ngành giáo dục Bình Giang - Tập thể CBGV - Học sinh - Kỉ niệm 20.11.2023 ... Cập nhật lúc : 7 giờ 38 phút - Ngày 15 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Một số hình ảnh kỉ niệm 41 năm ngày "Nhà giáo Việt Nam" 20.11.1982-20.11.2023 - Huyện ủy - PGD - Hội CMHS ... Cập nhật lúc : 8 giờ 21 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Một số hình ảnh Hội nghị viên chức năm học 2023 - 2024 - Tặng hoa - Đoàn Chủ tịch - Đoàn Thư kí ... Cập nhật lúc : 11 giờ 22 phút - Ngày 9 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Kết quả và xếp thứ tự thi vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024 - Bình Giang - THCS Vũ Hữu ... Cập nhật lúc : 14 giờ 45 phút - Ngày 2 tháng 8 năm 2023
Xem chi tiết
Kết quả và xếp thứ tự thi vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024 - Bình Giang - THCS Vũ Hữu ... Cập nhật lúc : 10 giờ 7 phút - Ngày 2 tháng 8 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề thi và đáp án tuyển sinh lớp 6 năm học 2018 - 2019.
Đề thi và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 không chuyên, chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương 2018 - 2019.
Đề thi và đáp án học sinh giỏi tỉnh Hải Dương năm học 2017 - 2018 lớp 9 môn Toán.
Đề thi và đáp án học sinh giỏi tỉnh Hải Dương năm học 2017 - 2018 lớp 9 môn Hóa.
Đề thi và đáp án học sinh giỏi tỉnh Hải Dương năm học 2017 - 2018 lớp 9 môn Vật lý.
Đề thi và đáp án học sinh giỏi tỉnh Hải Dương năm học 2017 - 2018 lớp 9 môn Sinh.
Đề thi và đáp án học sinh giỏi tỉnh Hải Dương năm học 2017 - 2018 lớp 9 môn Văn.
Đề thi và đáp án học sinh giỏi tỉnh Hải Dương năm học 2017 - 2018 lớp 9 môn Sử.
Đề thi và đáp án học sinh giỏi tỉnh Hải Dương năm học 2017 - 2018 lớp 9 môn Địa.
Đề thi và đáp án học sinh giỏi tỉnh Hải Dương năm học 2017 - 2018 lớp 9 môn tiếng Anh.
Đề thi và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 không chuyên, chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương 2017 - 2018.
Đề, đáp án HSG lớp 9 năm học 2016 - 2017 tỉnh Hải Dương.
Hướng dẫn viết SKKN năm học 2016-2017
Cấu trúc đề kiểm tra 45 phút, học kỳ, tuyển sinh THPT môn Tiếng Anh, thực hiện từ năm 2016 - 2017.
Đề thi, đáp án tuyển sinh THPT Hải Dương 2016 - 2017 các môn chuyên và không chuyên.
12345678910...
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Đề kiểm tra năng lực tuyển sinh lớp 6 năm học 2018 - 2019
Về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong dịp hè 2023
Một số tác hại của việc sử dụng "thuốc lá điện tử"; "thuốc lá nung nóng"
Kế hoạch tăng cường biện pháp phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước...năm 2023!
Kế hoạch hoạt động các câu lạc bộ năm học 2022 - 2023
Chuyên đề về giáo dục "An toàn giao thông" năm học 2022 - 2023
Tài liệu về giáo dục "An toàn giao thông" 2023
Nghị quyết - Quy chế phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc" 2023
Kế hoạch phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc" 2023
Hưởng ứng cuộc thi Online "Học sinh với An toàn thông tin 2023"
QĐ_Điều lệ Giải cờ vua học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở cấp tỉnh năm học 2022 - 2023
Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật
Luật phòng chống bạo lực gia đình
Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở
Hội thảo SGK lớp 8 năm học 2023 - 2024
12345678910...