|
|
KỶ NIỆM BÁC TRONG NHÀ LAO PHÚ QUỐC (Ghi theo lời Bác Tám Cẩn) Ở trại giam đến ngày 5-9-1969,
chúng tôi được tin Bác qua đời, do một sĩ quan quân cảnh Phú Quốc cho biết. Hôm
ấy nó bảo chúng tôi: Hôm ấy chúng tôi cũng không tin, cho rằng bọn này hay xuyên tạc. Nhưng hôm sau, hình như bọn chúng cố ý đánh rơi một mẩu báo "Tiền tuyến" của Quân đội Sài Gòn. Trong bài báo đó có đưa tin Bác mất. Cả mấy chục nước trên thế giới trong đó có: Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Campuchia, Lào... đến dự lễ tang. Tuy đã cụ thể như vậy, nhưng chúng tôi vẫn chưa tin. Mãi đến ngày 26-9-1969, anh em ở ngoài chẳng may bị bắt vào kể lại, chúng tôi mới tin là thật. Lâu nay, bọn giặc vẫn thường xuyên phao những tin thất thiệt để làm nao núng tinh thần tù nhân. Lần này biết Bác "trǎm tuổi" rồi, chúng tôi báo cho nhau, bằng cách truyền đi các trại và chuẩn bị tư tưởng, xây dựng tinh thần. Vì nhiều anh em nghe Bác mất buồn lo, khóc cả ngày. Khóc thì tất cả anh em đều khóc Bác, thương Bác vô vàn. Nhưng chúng tôi phải nén lòng, giải thích cho anh em: Bác như cây đại thọ. Cây đá còn phải héo mòn, con người ở trên đời phải qua quy luật "sinh lão, bệnh tử". Bác thân yêu của chúng ta đã già, đời Bác gian nan nhiều, vào tù ra tội, Bác sống đến 79 mùa xuân đã vĩ đại lắm rồi! Bác mất đi nhưng còn Đảng, còn những người bạn chiến đấu của Người như Bác Tôn, các đồng chí: Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Vǎn Đồng.., do Bác đào tạo sẽ kế tục Bác... Chúng tôi phải làm một buổi học tập như vậy, rồi lo tổ chức tang lễ Bác... Nói là tang lễ , nhưng thật ra trong tù chỉ hai bàn tay trắng, có khi còn bị xích, bị gông làm gì có điều kiện, có phương tiện tổ chức. Sáng hôm 30-9 không như thường
lệ, bọn cai ngục gọi ra điểm danh. Mọi bận chúng tôi vẫn ǎn mặc tả tơi, rách nát
nhưng hôm đó, chúng tôi cǎn dặn nhau tìm cách khâu vá quần áo lại cho tương đối
lành lặn. Chúng tôi dậy sớm lắm, tập hợp đông đủ cả Đ6 có đến hơn 900 đồng chí,
mà không thiếu một ai. Tất cả đều để đầu trần. Thường ngày anh em có khǎn thì
bịt đầu, có cái nón rách thì đội. Một phần che nắng, nhưng cũng chính là để đỡ
đòn. Có nhiều khi roi đòn chúng bổ từ đầu bổ xuống. Nǎm 1969 là nǎm Phú Quốc đổ
máu nhiều nhất, cho nên chúng tôi phải tổ chức rất âm thầm, nhưng phải trang
nghiêm chu đáo. Từng hàng, từng dãy ngồi im phǎng phắc. Chúng tôi đưa ám hiệu,
lập tức 917 người trừ vài đồng chí ốm nặng không lê chân đi được, còn tất thảy
đều có mặt ở sân, đều ngồi im. Mọi bận giờ điểm danh, chúng tôi phá bằng cách
giả vờ cãi cọ ồn ào, chửi bới ồn ào, chửi mắng lung tung. Nhưng hôm nay im ắng
lạ thường. Tên trung sĩ quân cảnh thấy vậy, nó hí hửng cho là chúng tôi "tiến
bộ" bị đòn roi nhiều không còn "bất trị" nữa, nên cũng chẳng để ý gì. Sau ba
phút yên lặng mặc niệm Bác như vậy, chúng tôi lần lượt giải tán có trật tự và về
trại. Chúng tôi có tổ chức treo cờ. Cờ làm bằng vải áo chắp lại. Màu đỏ bằng đá
son mài ra, màu xanh bằng lá cây, còn sao vàng bằng thuốc ký ninh chữa sốt rét.
Đồng chí K. nói về tiểu sử Hồ Chủ tịch, về quê quán, về gia đình. Cụ phó bảng
Sắc, thân sinh ra Bác. Bác sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, một gia
đình có truyền thống đấu tranh ở một địa phương mà nhân dân đã anh dũng chống
ngoại xâm... Rồi những gian nan của người khi người rời bến tàu Sài Gòn đi tìm
con đường cứu nước... Tiểu sử Bác thì ai ai cũng có biết ít nhiều. Nhưng hôm ấy,
không khí thiêng liêng kính cẩn nên anh em đều rơm rớm nước mắt...
Những anh em nào biết chuyện gì về quá trình đấu tranh làm cách mạng của Bác thì cứ nǎm, ba người kể cho nhau nghe. Có anh em đọc những bài thơ về Bác của nhà thơ Tố Hữu.
Và từ sau khi "đánh hơi" biết
chúng tôi có cuộc vận động làm theo "Di chúc Bác" viên trung sĩ P thường giúp đỡ
anh em tù binh thực hiện chương trình. Cai ngục sắp lục soát anh ta tin cho biết
trước để cất giấu tài liệu. Hoặc bọn quân cảnh đánh anh em tù binh, thì anh ta
can ngǎn và dọa bọn nó:
|