|
|
LÒNG YÊU NƯỚC, ÁNH SÁNG VÀ TINH THẦN QUỐC TẾ Ngày 18 tháng 6 nǎm 1919, hội
nghị Véc xây họp. Trước đó Bác có nói với các nhóm "Việt Nam yêu nước" như các
cụ Phan Chu Trinh, Phan Vǎn Trường, Phan Cao Lục v.v... rằng: Hồi ấy, Bác ở kế buồng cụ Phan Vǎn Trường. Bác nói ý và cụ Phan Vǎn Trường viết ra yêu sách nổi tiếng "Quyền của các dân tộc" gồm tám điểm, đòi Pháp thừa nhận quyền độc lập Nhóm Việt Nam yêu nước và Bác xem đi xem lại nhiều lần. Bác đồng ý và Bác ký vào bản yêu sách đó. Bác dùng tên Nguyễn A'i Quốc (6-1919). Bản yêu sách này đòi trả tự do cho các tù chính trị ở Đông Dương, bãi bỏ các tòa án đặc biệt, tự do báo chí, hội họp, học tập, đi ra nước ngoài,vv... Sau đó bản yêu sách được chuyển đến hội nghị Véc xây. Từ đó người nổi tiếng với tên Nguyễn A'i Quốc ở diễn đàn quốc tế và bắt đầu làm cho thực dân Pháp lo sợ. Chúng có điều tra về lai lịch Bác, nhưng chúng vẫn bất lực. ở Viện bảo tàng hiện nay có giữ một tài liệu của Tổng đốc Nghệ Tĩnh gởi cho Khâm sứ Trung kỳ như sau: Thưa cụ lớn, An Tĩnh 13-9-1919 Lúc bấy giờ Bác vận động việc phân hóa Đảng xã hội Pháp. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Đệ tam quốc tế. Đồng thời Bác tố cáo những tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương và các thuộc địa. Đấy là một điều rất mới lạ. Vì lúc bấy giờ ở pháp bọn cầm quyền giới thiệu chính sách thuộc địa như là công việc xuất cảng vǎn minh. Chính vì thế khi thành lập Đảng cộng sản Pháp, Bác được cử phụ trách nhóm nghiên cứu các thuộc địa của Pháp. Nǎm 1920, trên cơ sở nhóm này, Bác cùng với những người bạn chiến đấu thành lập Hội liên minh những người thuộc địa, ra báo "Người cùng khổ". Đồng chí Bùi Lâm, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, là một trong những người chuyển tờ báo này về nước. Tờ báo ra đời nǎm 1922. Đến tháng 5 nǎm 1922, nhà cầm quyền Anh lấy áp lực bắt Hãng ảnh Lase đuổi Bác. Bác thất nghiệp. Trong lúc thất nghiệp, mỗi ngày Bác chỉ ǎn một bữa nhưng Bác vẫn hoàn chỉnh tác phẩm nổi tiếng viết xong nǎm 1922. Khi vua Khải Định cùng Phạm Quỳnh "Tây du" để bán thêm đất Việt Nam và bán máu 10 vạn thanh niên Việt Nam cho thực dân Pháp, đem đi làm bia đỡ đạn, Bác viết vở kịch "Con rồng tre" lên án chủ nghĩa bù nhìn ở Việt Nam, bán đất Việt cho thực dân Pháp. Qua hai tác phẩm này, đồng chí Tim Bớc, Chủ tịch Đảng cộng sản Canada, đã phát biểu: "Đồng chí Hồ Chí Minh là người chống đế quốc triệt để, chống phong kiến triệt để". Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới cũng đều đánh giá rất cao hai tác phẩm này. Bác đã nghiên cứu về vấn đề ruộng đất của Các Mác rất sâu sắc và Bác đã được Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Pháp cử đi dự Đại hội quốc tế nông dân. Tại Đại hội, Bác đã đọc bản tham luận nổi tiếng "Đời sống của nông dân ở các nước thuộc địa". Trong tác phẩm này, Bác đã vạch ra con đường đi của nông dân ở các nước thuộc địa. Thủ tướng Phạm Vǎn Đồng đã có lần phát biểu "Hai vai của Bác một bên gánh công nhân, một bên gánh nông dân. Dựa trên hai vai công-nông đó, Bác đã đoàn kết dân tộc lại, triệu người như một để đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác". Bản tham luận này của Bác được Đại hội quốc tế nông dân họp tháng 10 nǎm 1923 đánh giá rất cao. Đại hội đã bầu Bác vào Ban Chấp hành quốc tế nông dân. Lúc đó Bác vẫn lấy tên Nguyễn A'i Quốc. Nǎm 1923, Bác còn tham gia hội
những người yêu nghệ thuật, hội hướng dẫn tham quan du lịch. Gần đây, Đảng cộng sản Xrilanka cũng cho biết Bác có đến Xrilanka và ở khách sạn "Thắng lợi" hai ngày, để gặp các lãnh tụ. Bác vào Hội những người yêu nghệ thuật không phải là trên danh nghĩa mà vào Hội những người yêu nghệ thuật là để hoạt động tích cực. Nhà điện ảnh Hà Lan Giôrít Iven trong dịp sang thǎm nước ta, đến Hà Nội, đã được Bác mời đến để Bác hỏi chuyện. Hôm ấy vào một đêm hè sau khi chúng tôi xem bộ phim "Vĩ tuyến thứ 17" nổi tiếng của mình, nhà điện ảnh Hà lan Giôrít Iven được Bác tiếp. Đây là một vinh dự lớn và quá bất ngờ đối với ông. Vừa gặp Bác, Bác đã trò chuyện thân mật như người nhà. - Tôi nhiều tuổi hơn, tất nhiên
là anh. Chú ít tuổi hơn, tất nhiên chú là em. Có phải không nhà quay phim Giôrít
Iven? Nǎm 1924, Bác đi dự Đại hội quốc
tế cộng sản lần thứ 5. Bác đi xe lửa và mặc những bộ quần áo sang trọng để tránh
bọn mật thám Pháp theo dõi. Bác cải trang rất giỏi. Đồng chí Lông Gô (người
Pháp) trong một bài báo nói về Bác đã viết: "Chỉ có anh Nguyễn A'i Quốc là người
Việt Nam dám lên tiếng chống thực dân Pháp". ở ngay giữa Paris, thủ đô nước
Pháp, Bác vẫn lên tiếng chống thực dân Pháp. Đó thật là một điều rất dũng cảm.
Bác đến Lêningrát, đồng chí Mácxen Casanh, người được Đảng cộng sản Pháp cử đi
Đại hội quốc tế cộng sản lần thứ 5 và có nhiệm vụ tổ chức đón Bác. Hôm đó đồng
chí Casanh (Cachin) cho đồng chí Pôn ra ga xe lửa đón Bác. Khi đồng chí Pôn đến
hỏi xem Bác có phải là Nguyễn A'i Quốc, nếu đứng các câu hỏi sẽ đưa về Mạc Tư
Khoa. Thấy một người châu A' gầy gò, giống như ảnh đem theo, đồng chí Pôn hỏi
bằng tiếng Nga: Chuyện triều đình nhà Nguyễn đã bán đất nước Việt Nam cho thực dân Pháp nǎm 1884. Chúng chia đất nước thành ba kỳ, Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Chia thành chế độ thuộc địa và bảo hộ khác nhau ở ba kỳ ấy. Đồng chí kể rất say sưa về phong trào cách mạng chống Pháp và tố cáo những tội ác dã man của bọn thực dân đàn áp các phong trào và dìm trong biển máu. Đồng chí cũng không quên nói tới triển vọng của các phong trào ấy như thế nào. Nói xong đồng chí Nguyễn A'i Quốc xin lỗi đi ra phố và đến khuya mới về? Khi đồng chí Nguyễn A'i Quốc về, Gécmanéttô đang ngồi viết gì tôi không biết. Còn tôi đang chuẩn bị đi ngủ. Tôi nhìn thấy đồng chí Nguyễn ái Quốc ǎn mặc đơn sơ quá, người cứ rét run lên. Tôi hỏi đồng chí đi đâu về. Đồng chí trả lời: "Đi viếng Lênin". Đồng chí Gécmanéttô người hay châm biếm, cười và nói: "Không sợ mất tai à?" (Hôm ấy Mạc Tư Khoa lạnh dưới 40o âm). Đồng chí Nguyễn A'i Quốc vui vẻ trả lời: "Khi người ta có nghị lực, người ta sẽ vượt qua được tất cả! Lúc đó đồng chí đội mũ bê rê, không có đi giày tuyết, không có khǎn quàng, không có áo choàng. Đồng chí Nguyễn A'i Quốc đi viếng Lênin từ mười giờ sáng đến chín giờ khuya mới về. Câu nói của đồng chí Nguyễn A'i Quốc làm tôi suy nghĩ và nghiên cứu về Việt Nam. Và trước khi sang Việt Nam, tôi tự nhủ mình là người hiểu Việt Nam hơn ai hết?" ở Đại hội quốc tế cộng sản lần thứ 5, Bác đọc bản tham luận: Cách mạng ở các nước thuộc địa và vấn đề chủng tộc da đen, v.v... Bác cũng đã dự Đại hội quốc tế Nông dân, quốc tế Phụ nữ, quốc tế Thanh niên. Bác đã được quốc tế cộng sản chỉ định vào Ban chấp hành những người cộng sản châu A', phụ trách Đông phương bộ và đặc trách Cục Phương Nam. Tháng 12 nǎm 1924, Bác về Trung Quốc và lấy tên là Lý Thụy. Bác nghiên cứu một số thanh niên Tâm Tâm xã, xây dựng cơ sở chuẩn bị thành lập Đảng. Bác biên soạn tài liệu "Đường Kách mệnh". Đây là tài liệu Bác soạn để truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin cho giai cấp công nhân Việt Nam. Trên cuốn tài liệu này do nhà xuất bản "Dân tộc bị áp bức liên hiệp tuyên truyền bộ" ấn hành, có đóng dấu mờ "A' châu bị áp bức liên hiệp hội". Dòng chữ đó cho ta thấy khi về Trung Quốc, Bác đã lập ra Hội này và Bác là Tổng thư ký của Hội. Nǎm 1925, khi về qua Quảng Châu, Bác đã thành lập "A' châu bị áp bức liên hiệp hội". Dưới đầu đề "Tư cách một người
Kách mệnh", trong bài đầu cuốn sách Bác dạy cán bộ cách mạng phải: Đấy là tóm tắt ý kiến đầu tiên
Bác truyền bá Chủ nghĩa Mác Lênin trong giai cấp công nhân Việt Nam. Trên cơ sở
này, Bác thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Lúc đầu có 5
người: Hồ Tùng Mậu, Lê Huy Điểm, Lê Hồng Phong, Lễ Hồng Sơn, Phùng Chí Kiên. Sau
một tuần lễ tổ chức thêm 3 người nữa là Vương Thúc Anh, Lê Quảng Đạt, Lâm Đức
Thụ. Trong số 8 người Bác lại tổ chức 5 người là thanh niên cộng sản đoàn: Hồ
Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, - Các ông ở Việt Nam sang, hôm nay hội nghị người ta sẽ liên hoan đón các ông. Các ông cầm lấy cái này mà đọc. Đến tối liên hoan người ta sẽ hát đấy, mình sẽ hát theo người ta. Đó là bài ca quốc tế. Nǎm 1967, Viện nghiên cứu Lênin (Liên Xô) có đề nghị Viện bảo tàng cách mạng Việt Nam xác minh xem ai là người dịch bản quốc tế ca đầu tiên ở Việt Nam. Viện bảo tàng đã đi sưu tầm và được các đồng chí đương thời kể lại cho biết chính Bác là người dịch đầu tiên. Viện bảo tàng cách mạng đã làm hồ sơ khoa học gởi lên trình Bác. Bác đã nhận là Bác dịch. Nhưng Bác còn ghi chú thêm người dịch thành lời để chúng ta hát bây giờ là đồng chí Trần Phú và đồng chí Lê Hồng Phong (dịch cuối nǎm 1929 đầu nǎm 1930 ở trường Đông Phương, Mạc Tư Khoa). Đấy là bản quốc tế ca do Bác dịch nghĩa lần đầu tiên bằng thể thơ lục bát:
Những người "Thanh niên cách mạng đồng chí hội" đưa đồng chí Lê Huy Điểm về qua Thái Lan và tổ chức một số thiếu niên ở trong nước và con Việt kiều. Trong số này có người Bác đưa về phụ trách Đoàn Thanh niên, có người vào học viện quân sự của Nga hoặc của Trung Quốc. Khi đào tạo xong, Bác thường nói: - Bây giờ các ông phải về nước. Nước các ông đang bị đế quốc phong kiến thống trị, đồng bào khổ cực như thế, lao động thật cực khổ, khó nhọc như thế. Về nước các ông nên "đi vô sản" (tức là thâm nhập thực tế lao động). Quan điểm của Lênin là lao động để xây dựng Đảng. Vận dụng quan điểm đó, Bác lấy "vô sản hóa" để xây dựng Đảng. Đồng chí Trần Phú về nhà, thấy ảnh mình địch cho dán khắp nơi để lùng bắt. Biết chuyện đó, Bác lại gọi đồng chí Trần Phú sang và cử đi học trường Đại học Đông phương. Trong thời kỳ ở Quảng Châu, Bác mở 5 lớp đào tạo được 180 đồng chí đưa về nước và ra tờ báo Thanh niên. Nǎm 1928, Bác về Thái Lan và lấy tên là Thầu Chín. Thầu Chín tiếng Lào có nghĩa là ông già, Bác về xây dựng cơ sở đào tạo cán bộ cách mạng ở U Đon, Noong Khai, Sa Con, v.v... U Đon là trung tâm cuộc vận động Việt kiều ở Xiêm. Có ngày Bác đi bộ từ U Đon đến Xa Vang 70 cây số. Cán bộ chúng ta học tập lúc này có nhiều khó khǎn, thiếu thốn về vật chất, sức khỏe yếu, bị ốm đau luôn. Tuy Bác có những tiêu chuẩn quốc tế cộng sản đài thọ, nhưng Bác vẫn làm thuốc, lấy củi, đi cày đi câu để kiếm thêm tiền nuôi anh em. Người dạy Bác nghề bốc thuốc là cụ Đặng Vǎn Cáp, sau cách mạng làm Hội trưởng Hội Đông y Việt Nam.
Một hôm Bác đi cày về, đang
dắt bò lững thững trên đường làng, thì em bé con chủ nhà đã đón từ đầu thôn,
thét: |