|
|
BÁC GỌI (Ghi theo lời đồng chí Đỗ Vǎn Sửu)(1) Sáng nay, qua đây nói, anh Hiến(2) triệu tập tôi về Bộ có việc cần. Tôi vẫn đinh ninh như mọi bận, về nhận chủ trương mới. Tôi hỏi anh Hiến có phải chuẩn bị gì không. Anh chỉ cười và bảo: "Bình thường". Ai ngờ đến giờ phút này anh mới nói thật với tôi là "Bác gọi". Trời ơi! Bác gọi tôi? Bác gọi
nhầm chǎng? Mình nghe không rõ chǎng? Mình mơ ngủ à? Tôi hỏi lại anh Hiến mà
lòng vui rạo rực, không lấy gì tả xiết, không lấy gì đo cho hết nỗi mừng. Tôi
quên cả mệt nhọc, hồi hộp và cảm động lắm. Rồi đây, chốc nữa gặp Bác, biết làm
sao, biết thưa cùng Bác điều gì? Anh Hiến thấy tôi bối rối, anh dặn: Trong đời, lần đầu tiên, đây là một vinh dự quá bất ngờ - một hạnh phúc cao nhất đối với tôi. Tôi suy nghĩ, sắp xếp dự kiến những điều Bác sẽ hỏi và mình sẽ thưa lại. Nhưng còn đâu thì giờ, tôi thầm trách anh Hiến, lẽ ra anh cho tôi biết ngay từ đầu. Tôi kìm cương ngựa lại, đi thong thả chờ anh Hiến. Đến giữa rừng, một ánh lửa đàng
xa soi đường đưa chúng tôi về một cǎn nhà nhỏ. Anh Chiến (bảo vệ Bác) ra gặp, và
hướng dẫn chúng tôi đến một nơi khác. Đi một quãng nữa, thì đến ngôi nhà lá. Một
đống lửa đốt ở giữa nhà, một ông cụ điềm đạm đang ngồi trên một khúc gỗ, ánh lửa
chói sáng vầng trán cao, ông cụ cúi xuống xếp lại que củi cho ngọn lửa cháy to,
nên không nom rõ mặt. Không gì vui sướng hơn! Tôi không ngờ nơi đây là Phủ Chủ
tịch, là nơi luận bàn việc nước của Chính phủ Trung ương - trung tâm lãnh đạo
toàn dân chống Pháp - nơi tập trung trí tuệ và sức mạnh của dân mình. Và ông cụ
khoác áo ka ki bạc màu ngồi đó, là Bác Hồ. Trong khoảnh khắc, tôi còn tần ngần
đứng lại bên ngoài. Anh Hiến bước vào trước, đến khi Bác lên tiếng gọi: "Chú Sửu
đó phải không?", tôi mới bừng tỉnh. Ôi, sung sướng quá, tôi líu lưỡi: Bác chỉ một khúc gỗ bên đống lửa và ra hiệu bảo chúng tôi ngồi. Vừa xúc động, vừa vui mừng, tôi quan sát và cố ngắm thật kỹ, nhìn Bác rõ lâu. Dáng Bác gầy và hơi yếu. Tôi nhìn Bác từ chòm râu, mái tóc, từ nếp quần nâu giản dị đến đôi dép cao su đã sờn mép. Tôi chǎm chú đến cǎn nhà nhỏ đơn sơ, gọn gàng, một chiếc bàn tre, một cây đèn bão tỏa ánh sáng đỏ trên những trang sách báo gồm nhiều thứ tiếng nước ngoài. Bên phải tôi là chiếc giường con trải chiếu cói và chiếc chǎn trấn thủ gấp vuông góc. Tôi nhìn mãi chừng ấy thứ. Và chỉ chừng ấy thôi cũng nói lên cuộc sống thanh đạm của Bác. Tôi đã tự đặt cho mình một công việc quan trọng là phải nhìn cho kỹ, nghe cho rõ thu hết vào tâm trí để khi về kể lại cho anh chị em công nhân. Tôi đợi chờ, chưa dám ngồi gần,
Bác dịu dàng kéo xích tôi lại và bằng một giọng ấm áp, Bác hỏi: Sau khi nhà cửa, lán trại dựng xong, ngày 19-8-1947, nhà máy trong rừng lại bắt đầu hoạt động như cũ. Từ 600 công nhân phát triển lên quá gấp đôi, phân tán làm nhiều cơ sở Điện lại sáng rừng, giấy lại tiếp tục ra lò. Giấy in bạc cho nhu cầu giết giặc. Giấy in sách báo để phát triển vǎn hóa giáo dục. Giấy lên vùng rẻo cao với đồng bào các dân tộc Giấy vào Trị Thiên, qua Khu 5, vào Khu 6, đi Nam Bộ. Đồng bào, đồng chí ta trong đó ngày ngày khát khao mong đợi những vǎn kiện, tài liệu chỉ thị của Đảng, của Bác... Và cũng từ ấy ủy ban công nhân quyết định lấy tên đồng chí Hoàng Vǎn Thụ, một trong những lãnh tụ xuất sắc của Đảng cộng sản Đông Dương, đặt tên cho nhà máy kháng chiến của mình. Buổi tối hôm ấy, tôi báo cáo
không được mạch lạc lắm, nhưng Bác rất chú ý lắng nghe. Thỉnh thoảng Bác gật
đầu. Tôi ngước nhìn trộm thấy Bác vui, nên cứ tiếp tục kể. Còn anh Hiến thì theo
dõi, thỉnh thoảng lại nhắc một vài việc mà tôi quên. Tự nhiên tôi thấy mình bạo
hơn. Tôi kể cả những chuyện làm nên, những điều thất bại trong lãnh đạo trong
đấu tranh cho Bác nghe, mong Bác dạy bảo cho những việc làm, những điều phải
tránh. Tôi ngừng một lúc. Cũng may là điều này tôi đã chuẩn bị sẵn trong óc, nên báo cáo rất tỉ mỉ với Bác về tình hình ǎn ở, về việc địa phương cung cấp gạo, mắm muối và việc giúp các gia đình công nhân tham gia làm việc trong nhà máy. Tôi kể lại những hy sinh to lớn của anh chị em công nhân trẻ làm việc không có lương, ǎn uống kham khổ, nhưng trǎm người như một đều hướng về Đảng và tin tưởng ở thắng lợi ngày mai. Trước hết, Bác dạy tôi phải chú
trọng đến việc nâng cao đời sống cho công nhân. Bác nói: Hôm sau mặt trời lên đã khá cao, tôi trở về đến nhà. Toàn thể cán bộ, công nhân nhà máy đã họp mít tinh để nghe tôi báo cáo và phát động thi đua sản xuất tiết kiệm. Cũng nhờ đó mà tinh thần làm chủ được nêu cao, sáng kiến được nảy nở, phong trào thi đua với chị thợ xeo Nguyễn Thị Soi được toàn thể cán bộ, công nhân tham gia sôi nổi. Chúng tôi tìm tòi làm "than trắng" (thủy điện nhỏ) tiết kiệm được nhiều "vàng đen", hạ giá thành 20%. Những đường hào những hầm hố ngang dọc quanh nhà máy, máy móc được đắp ụ che chắn kỹ. Trong những nǎm kháng chiến, có nơi bị bắn phá đến 12 lần, có cơ sở chịu đựng 18 trận bom mà vẫn bảo vệ được an toàn, hạn chế được thiệt hại. Vâng theo lời Bác dạy, chúng tôi cuốc nương, phá đồi hoang trồng sắn, trồng khoai. Hàng nǎm tự túc được trên ba tháng lương thực, để cho các chiến sĩ có nhiều thóc gạo ǎn no đánh khỏe giành thắng lợi. Vâng lời Bác, chúng tôi eòn ra sức giúp .đồng bào địa phương, đáp đền lại tấm lòng trung hậu và ý chí cách mạng của nông dân, và cũng nhờ thế, tinh thần đoàn kết công nông được tǎng cường rõ rệt. Thế rồi, sau chín nǎm chiến đấu cực kỳ anh dũng, hòa bình được lập lại. Những lời dạy xưa kia của Bác được thực hiện đầy đủ. Quả nhiên, anh chị em nhà máy giấy Hoàng Vǎn Thụ làm chủ được nhà máy to lớn gấp bội phần, mức sản xuất gấp hàng chục lần trước kia. Mười bốn nǎm sau, mỗi nǎm, thành tích thi đua yêu nước của nhà máy được đánh dấu bằng một Huân chương lao động. Có hai phân xưởng được danh hiệu vẻ vang: phân xưởng lao động xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, nhà máy giấy Hoàng Vǎn Thụ đã trở thành lá cờ đầu của ngành công nghiệp. Nhất là những ngày chống chiến tranh phá hoại man rợ của giặc Mỹ, anh chị em công nhân vừa chiến đấu vừa sản xuất đã lập nhiều thành tích vẻ vang và góp phần bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Hai mươi nǎm đã qua, những lời dạy của Bác đã soi sáng cho chúng tôi trên mọi đường, trong mọi công tác, trong tư tưởng, tình cảm và cả trong sinh hoạt hàng ngày. Bác gọi tôi hai mươi nǎm về trước, tôi vẫn đinh ninh là Bác vừa gọi tôi mới ngày hôm qua. Bác gọi, cháu luôn luôn có mặt. Thưa với Bác "chúng cháu đã sẵn sàng". (1) Đồng chí
Đỗ Vǎn Sửu là giám đốc nhà máy giấy Hoàng Vǎn Thụ. |