|
|
ĐƯỜNG VỀ PẮC BÓ
Vượt cầu sông Bằng, đi khỏi thị xã khá xa, ô tô đưa chúng tôi rẽ về cánh đồng Cao Bình mênh mông phủ một màu xanh, điểm thêm những cây hoa rừng bióc - mạ đỏ đẹp như tấm thổ cẩm. Thị trấn Nước Hai sầm uất, vẫn còn dấu vết thành quách gần một trǎm nǎm của thời Mạc Kính Cung đến Mạc Kính Vũ (1592-1688) khi nhà Mạc chạy về Cao Bằng. Phố Sóc Giang, đồn biên giới ẩn hiện sau từng lượt núi sừng sững, một vị trí xung yếu bao thời, nơi "quan hà bách nhị do thiên thiết" (chỗ xung yếu, hai người có thể chống được trǎm, do trời đặt ra). Đường này là ngã ba Đôn Chương ngược lại là về bản Nà Toàn - quê hương'của đồng chí Hoàng Đình Giong tức Vũ Đức, chỉ huy trưởng khu 9 Nam bộ những ngày đầu kháng chiến ehống Pháp. Kia là lối đi các bản Nà Mạ, Nà Kéo, bản Hoong, bản Hoàng... đền thờ nhà Lê trước mặt ở dốc chùa Đống Lân, chỗ rừng cây cổ thụ ngả bóng mát suốt ngày. Sau đền thờ vua Lê là khu Lam Sơn, Hào Lịch - nơi cơ sở cách mạng vững vàng trong những nǎm 30. Đến gần bản Hoàng là đền thờ cha con Nùng Tồn Phúc, Nùng Chí Cao, anh hùng dân tộc có công đánh quân xâm lược Tống từ đầu thế kỷ thứ II. Dọc con sông trừng, nước xanh trong, từ Pắc Bó chảy ra, giữa dãy Lục Khu, Mã Lịp, mộ Kim Đồng xây bên sườn vách núi Tẻo Lài, tựa lưng vào những tường đá xanh đen nhấp nhô như đàn trâu rừng phủ phục bên anh. Con suối êm ả ngày đêm chảy qua trước mộ. Một cây cơ thụ ngả mình làm cầu đón khách đến thǎm. Dòng chữ ghi đậm nét trên bia: "Nhớ ơn liệt sĩ Nông Vǎn Dền tức Kim Đồng" nhắc chúng tôi đến với người đội viên thiếu niên cứu quốc dân tộc Tày do Bác Hồ đào tạo đã vì nước quên mình. Chào Kim Đồng, chúng tôi đi tiếp con đường về Pắc Bó, bản Nà Mạ - làng Tiền trạm - mở rộng cửa đón khách thập phương đến thǎm khu di tích cách mạng. Ngày trước, mỗi khi giặc Pháp, giặc Nhật lùng sục qua làng, nhân dân vùng này đưa khǎn mặt treo ngoài sàn làm mật hiệu cho "đài quan sát" trên đỉnh núi Mác biết để báo tin cho "đại bản doanh" Pắc Bó. Lần trước vào nǎm 1970, mùa xuân chúng tôi ghé thǎm mẹ Kim Đồng. Mẹ già lắm, tuổi mẹ cao bằng tuổi Bác. Hôm đó mẹ mệt. Cơn rét cuối mùa còn quẩn quanh ở vùng núi cao làm mẹ khó ở. Mẹ chào khách và mời ngồi bên giường mẹ . Bà mẹ anh hùng đã hiến dâng Kim Đồng cho Tổ quốc cũng bình thường như mọi bà mẹ Việt Nam khác. Mẹ rất vui mừng khi biết có khách xa về thǎm, nhưng mắt mẹ lại ứa lệ khi nhìn lên bàn thờ gặp chòm râu và mái tóc bạc phơ đôn hậu của Bác Hồ và nghĩ đến Kim Đồng ngọc vàng của mẹ. Biết mẹ mệt, chúng tôi không dám động đến chuyện cũ. Người chị của Kim Đồng pha nước tiếp chúng tôi. Chị kể chuyện cho nghe về bản làng mới, đẹp kể từ khi có cách mạng về. Đồng chí Lê Duẩn, ngày về thǎm Pắc Bó, có đến chào mẹ và tặng mẹ chiếc quạt bàn, vì lúc đó Pắc Bó đã có thủy điện nhỏ. Cả nhà, cả bản gọi chiếc quạt ấy là quạt của Đảng cho. Ngoài trời mưa, trận mưa núi không to nhưng nghe chừng dữ dội. Nước chảy ào ào dưới suối. Dòng suối quay nhanh những guồng nước đạp chày giã gạo liên hồi phía đầu bản. Bất giác chúng tôi nhớ đến câu thơ của Ngô Thì Sĩ thời Lê Cảnh Hưng đã ghi về vùng này:
(Nhân dân quá nửa là người Thái người Tày, người Nùng. Nhà ở dùng tre, gỗ làm sàn xoay theo hướng đông tây Tùy nước chảy, đặt cối giã gạo, giã suốt đêm ngày). Ngày nay, vùng châu Hồng Phong (Hà Quảng) không những chỉ có guồng lấy nước và cối giã gạo bằng nước suối mà nước đã quay các tuốc-bin trên nhà máy thủy điện bên đồi. Điện đã đưa về tận Pắc Bó thắp sáng cả vùng đồi núi bao la. Nhà lưu niệm Pắc Bó trên triền đồi đất đỏ. Ngày 8-2-1970 Vǎn hóa Cao Bằng làm lễ khánh thành rất trọng thể, từ mùa xuân 1941 Bác về Pắc Bó theo bút tích Bác ghi trong hang đá "8-2-1941" thì tới nay vậy là vừa đúng 44 nǎm. Trong cuộc tấn công hèn hạ vừa qua, giặc đã cho nổ mìn phá hoại cửa hang và phá sạch Nhà lưu niệm Bác, đã gây một sự phẫn nộ cho đồng bào cả nước và lương tri của nhân dân thế giới. Bây giờ, từ thị xã Cao Bằng về
thǎm Pắc Bó, ô tô đi thẳng đến cột kilômét 52. Nǎm 1961, tức là "20 nǎm trước ở
hang này" từ Đôn Chương vào, chỉ có đường đi bộ. Ngày ấy, Bác trở về Pắc Bó, Bác
cũng còn đi một đoạn đường ngựa. Dân bản hôm ấy đổ ra đón Bác, đón đồng chí Tố
Hữu, đồng chí Nguyễn Khai và các đồng chí cùng đi. Những màu áo chàm còn thơm
mới, những chiếc áo hoa, nhiều màu đỏ và những giọt nước mắt đầy xúc động: Theo phong tục địa phương, đồng bào mời Bác trồng ba bụi trúc để làm kỷ niệm. Ba bụi trúc Bác trồng, giờ đây đã sinh sôi nẩy nở thành hàng trǎm bụi trúc lớn nhỏ. Những khóm trúc xanh mượt mọc rậm bên bờ suối Lênin, bên cạnh cây ổi ngày xưa Bác dùng lá đun nước thay chè. Trúc là cây trường thọ, là tượng trưng cho người anh hùng, quân tử bền lòng trước gian nan. Giờ đây nhân dân địa phương nâng niu từng kỷ vật Bác để lại. Những cây cải xoong Bác trồng, nay thành hàng dãy, hàng dãy trải dài khắp hai bên bờ suối. Những khúc củi Bác đun dở trong hang lạnh hình như vẫn còn hơi ấm của người. Phòng bảo tàng Cao Bằng đã sưu tầm được 314 hiện vật. Bác để lại cho Pắc Bó một chiếc vali mây. Tài sản 30 nǎm chu du khắp các nước từ Đông sang Tây. Bác xách về nay vẫn còn đó! Một bộ áo chàm với quyển lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô. Gia tài trong chiếc vali quá nghèo và quá ít, nhưng Bác mang về Pắc Bó, cho cách mạng Việt Nam, cho cả nước một gia tài vô giá, một ngôi sao Bắc đẩu một ngọn lửa thần kỳ hướng dẫn và soi sáng con đường đấu tranh giải phóng dân tộc ta. Nhân dân Việt Nam ngàn đời nhớ ơn Bác. Trong nhà đồng chí Dương để chiếc linh xa(1) của đồng bào Pắc Bó thờ Bác. Tự tay một đồng chí họ Dương viết dòng chữ: "Tâm Bá chỉ khiêu thủ chỉ lộ" (Tim Bác ngừng đập nhưng tay Bác vẫn chỉ đường). Đại Vinh - Tên Bác đặt, là anh cả
của bảy anh chị em con cụ Dương Vǎn Đình. Ngày xưa Bác còn ở hang Cốc Bó, Bác
mặc áo Nùng rộng tay, đi đầu trần xuống tận bản, tìm kết nghĩa với gia đình họ
Dương, cụ Dương Vǎn Đình lớn hơn Bác mấy tuổi, Bác gọi là anh. Hai cụ ngày xưa
cứ ngồi bút đàm (2)
với nhau suốt buổi. Bác viết chữ nho giỏi lắm. Bác nói với các cụ già trong bản. Chao ôi! Bác của chúng ta sao có
tấm lòng thương yêu trẻ sâu xa đến vậy! Hôm chúng tôi đến, các em trong bản lại sà vào lòng nghe kể chuyện về Bác, mặc dầu những chuyện ấy có chuyện các em đã nghe đến lần thứ mấy mươi. Em nào nghe cũng say sưa như nghe chuyện cổ tích của dân tộc Nùng vậy. Chuyện kể về Bác Hồ ở bản Pắc Bó, có thể ghi lại thành một pho sách. Nhiều giai thoại đẹp lắm, thần kỳ lắm! Cuộc đời sôi nổi và phong phú của Bác là những sự thật đẹp hơn những truyền thuyết. Chuyện về Bác ở thôn Nậm Quang - một bản bên kia mốc l08 - chuyện khi Bác về nước, cho đến những ngày Bác xuống làng hoạt động. Bác dạy học, Bác tǎng gia, Bác giác ngộ quần chúng, những ngày "cháo bẹ rau mǎng" sinh hoạt kham khổ của Bác... Đến Pắc Bó mà chưa đi Khuổi Nậm là điều đáng tiếc. Khuổi Nậm là nơi họp Trung ương Đảng lần thứ 8. Lần họp ở Khuổi Nậm nằm trong khu rừng vắng phía bên phải dòng suối LêNin, hai bên là núi cao, dòng suối cạn ở chính giữa. Lán cỏ đơn sơ, tương phản với những quyết định thật cực kỳ quan trọng: Thành lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, Bác chủ tọa buổi họp lịch sử này? Mùa xuân nǎm 1961, Bác về thǎm lại Pắc Bó , tức cảnh, Bác ngâm bốn câu thơ:
Bốn câu thơ này giờ đây đã được kẻ to bằng sơn đỏ ở lối vào Khuổi Nậm. ở Khuổi Nậm có hang Xi Điếng, cao trên mười lǎm sải tay, leo lên bằng dây rừng. Hang này không bằng hang Đầu Gỗ và Hoành Bỗ. Không phải hang giấu cọc gỗ Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo để đánh đắm thuyền quân giặc. Mà nơi đây, Bác giấu truyền đơn, những lời hịch chính tay Bác thảo. Những lời kêu gọi cứu nước, đánh Tây đuổi Nhật sắc nhọn như cọc Bạch Đằng và lan rộng khắp đó đây. Những bức thư ký tên Nguyễn A'i Quốc hừng hực lửa đấu tranh kêu gọi đồng bào: - Hỡi các chiến sĩ cách mạng, giờ giải phóng đã đến! Hãy phất cao cờ độc lập, lãnh đạo toàn dân đánh tan thù chung. Tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đang vang dội bên tai các đồng chí! Máu nóng các bậc anh hùng đang sôi sục trong lòng các đồng chí!... Những lời hịch của Bác vang vọng khắp trong Nam ngoài Bắc, trùm lên cả non sông, đến hôm nay vẫn còn giục giã thanh niên lên đường ra biên giới. Muốn vào hang phải men theo dòng suối LêNin qua những lớp đá và rừng cây xanh um. Nơi Bác ngồi làm việc là một phiến đá không lớn lắm. Hang rộng dài không quá một toa tàu hỏa, từ chân núi trèo lên miệng cao hơn 50 mét. Chỗ Bác nằm bên phải, chỗ các đồng chí bảo vệ Bác bên trái. Tượng Các Mác do Bác khắc bằng những nhũ đá nhấp nhô giống hình người. Bác tô điểm thêm một chú vượn dưới chân Các Mác. Trước khi chúng tôi đến thǎm hang này, Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên nhi đồng Pắc Bó đã kéo nhau về đây làm lễ mang tên Bác cho đoàn, đội của mình. Đội thiếu niên mời một chiến sĩ cách mạng lão thành châm bó đuốc, tượng trưng cho "nǎm điều Bác dạy". Ngọn đuốc sáng nhất là ngọn đuốc "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào". Nǎm ngọn đuốc bừng lên nơi Bác Hồ ở và làm việc ngày trước như khí thiêng của sông núi tụ về. Nhiều em gái nhỏ, hôm ấy dậy sớm hơn thường lệ , cùng các bạn về hang Bác ở. Đường vào hang, em đi mấy lần suýt ngã. Em nghĩ thương Bác vô vàn. Nghe các cụ kể: lúc ở nước ngoài về Pắc Bó, chân Bác mang "hài sảo" dây rơm cắt nát bàn chân Bác. Thế mà ngày ngày Bác vẫn "Sáng ra bờ suối, tối vào hang". Bác ơi? Vì thế hệ chúng cháu mà Bác chịu gian nan cả đời. Giờ tổ chức của chúng cháu được mang tên Bác, chúng cháu phải ra sức rèn luyện cho xứng đáng. Nghĩ như vậy, các em lại vui vẻ cùng các bạn đi thắng về hang Pắc Bó một cách khỏe khoắn. Hôm về Pắc Bó, chúng tôi có gặp nhiều đồng chí cách mạng lão thành, tuổi các đồng chí đều "cổ lai hi" nhưng đến Pắc Bó chân thêm cứng, tinh thần thêm vững và càng leo ngươi càng khỏe thêm ra. Phải chǎng đây là sức mạnh vô hình do Bác truyền lại? Bác về Pắc Bó cách đây ngót 50 nǎm. Ngày ấy Bác bí mật từ nước ngoài về, sau bao nhiêu nǎm ròng với hình ảnh anh Ba làm nghề phụ bếp dưới tàu đã rời bến Sài Gòn, vượt sóng đi khắp nǎm châu và tìm đường về với Tổ quốc. Chỉ hai bàn tay trắng mà xây dựng một sơn hà: Bác làm rạng rỡ lịch sử của cha ông từ thuở Vua Hùng dựng nước đến ngày nay. Giờ đây, chúng ta về Pắc Bó, đường đã mở rộng thênh thang. Đồng chí Lê Duẩn ngày đến Pắc Bó có cǎn dặn cán bộ Cao Bằng: "Đường về Pắc Bó phải là con đường Đỏ". Và kể tử ấy đến nay, trên con đường từ thị xã Cao Bằng về Hà Quảng, nhân dân dã xây dựng bao nhiêu hợp tác xã cao cấp. Hợp tác xã Bản Ngần đã hơn 7 tấn, hợp tác xã Tiên Hoàng dẫn đầu về trồng cây. Đường về có hoa đỏ, và với tinh thần Bác luôn luôn bênh cạnh, những chi bộ, Đảng bộ 4 tất cũng sẽ nảy hở trên khắp dịa phương này. Trong câu cuối bài thơ ghi ở sổ lưu niệm nhà bảo tàng Pắc Bó, đồng chí Đại Long có viết:
Đoàn người về Pắc Bó mỗi ngày một đông. Riêng chỉ lấy một ngày chúng tôi có mặt ở đất lịch sử này: 300 thầy cô giáo và học trò các trường cấp III vừa đến. Sau chúng tôi nữa là đoàn cán bộ huyện Trùng Khánh. Trước ngày chúng tôi đến: ngày 18-2, đã có trên 600 đồng bào các dân tộc tấp nập đi về . Các đồng chí phụ trách nhà lưu niệm Pắc Bó không đủ người thuyết minh, phải điện về tỉnh xin chi viện. Khách từ các tỉnh, thành đến. Khách các nước xã hội chủ nghĩa các nước tư bản đến. Bạn từ các nước còn đang hoạt động bí mật, nhiều đại biểu các Đảng anh em đang trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc đến thǎm Pắc Bó để tìm hiểu thêm cuộc đời của Bác, tìm hiểu thêm những bước đường cách mạng của nhân dân ta theo ngọn cờ của Bác. Các đồng chí miền Nam cũng lần lượt về quê hương của cách mạng Việt Nam. Những người "hành hương" về Pắc Bó tất cả đều một lòng kính yêu Bác là con người Việt Nam đẹp đẽ nhất, anh hùng nhất. Về Pắc Bó để học tập cuộc sống, tinh thần tự do của một chiến sĩ vĩ đại suốt đời đấu tranh không mệt mỏi. Đường về Pắc Bó tuy xa tít tận biên giới phía bắc, nhưng lòng ta vẫn luôn luôn hướng về đó. Vì đó là con đường Bác về Tổ quốc. Đối với chúng ta, đó là con đường Bác vạch ra cho ta đi đến tương lai. Tự hào thay chúng ta có Pắc Bó, quê hương của cách mạng Việt Nam, nơi chôn nhau của những người bị áp bức đứng lên làm cách mạng. Nơi đó, Bác đã gieo mầm sống và thắp lên ngọn lửa soi sáng hang tối rộng thênh thang, soi sáng xã hội Việt Nam nô lệ và tối tǎm để dẫn đường cho chúng ta vượt qua muôn ngàn hy sinh gian khổ tiến đến quãng trời độc lập, tự do. Pắc Bó? Đó là mầm sống của sự sống, là "Nơi bác về nguồn nước mới sinh". (1) Một kiểu nhà
táng, hình thức tang lễ cao nhất của đồng bào miền núi |