Bác Hồ kính yêu
   

Trang chủ

Cuộc đời hoạt động

Hồ Chí Minh-con người và phong cách

Những mẩu chuyện về Bác

Bác Hồ với nhân dân ta

Đi làm ruộng với nông dân

Tình thương của Bác

Nồng nàn tình yêu dân, yêu Tổ quốc

Tình cảm lớn lao của Bác Hồ với thương binh

Em đội viên mắt sáng

Thực hiện di chúc của Bác

Thơ chúc tết của Bác

Những vần thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh tên người sống mãi

Những hình ảnh về Bác

Bảo tàng Hồ Chí Minh

 

 


TÌNH CẢM LỚN LAO CỦA BÁC HỒ VỚI THƯƠNG BINH

Vào một sáng mùa hè 1960, tôi đến thǎm bác sĩ Vũ Đình Tụng, Bộ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội, nhà ở phố Trần Xuân Soạn, phía sau chợ Hôm, Hà Nội. Một ngôi biệt thự nhỏ có trồng hoa và cây cảnh.

Bác sĩ kể cho tôi nghe một câu chuyện thương tâm, nhưng đầy hào hùng và cảm động của gia đình Bác.

8 giờ đêm một đêm tháng Chạp nǎm 1946; ngày mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên lệnh toàn quốc kháng chiến mới được vài hôm. Trong khói lửa của Hà Thành nhừng ngày sôi sục đó bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp quá đặc biệt và rất đau lòng cho một chiến sĩ tự vệ thành Hà Nội, chiến sĩ "sao vuông" rất trẻ , tuy vết thương nặng đau xé tung cả ruột mà miệng vẫn mỉm cười.

Suốt ngày hôm ấy, bác sĩ đã phải mổ xẻ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ vệ quốc quân từ khắp các mặt trận nội, ngoại thành chuyển về Bạch Mai. Nhưng đến trường hợp này, thần kinh của bác sĩ cǎng lên một cách kinh khủng. Người bị thương do một đường đạn từ sau lưng, phá ra phía trước, bể bụng ruột gan rối bời lòi ra.

Các y sĩ hộ lý khuyên bác sĩ tạm nghỉ tay, nhưng bác sĩ vẫn phải kiên quyết mổ khám ruột cho người chiến sĩ trẻ này. Với nụ cười thân thương ấy, rất quen thuộc, bác sĩ đã nhận ra chiếc rǎng khểnh nhỏ của Vũ Vǎn Thành, đứa con út của mình.

Trong lúc cấp bách này, nếu không nhanh chóng khâu lại vết thương thì không còn kịp, nên bác sĩ cố nghiến rǎng, kìm mình để giữ bình tĩnh, gắp mảnh đạn cuối cùng trên thân thể chiến sĩ Thành, rồi bác sĩ chờáng váng rời khỏi bàn mổ. Bệnh viện cố gắng rất nhiều, nhưng vết thương do giặc Pháp gây ra quá nặng, chúng đã cướp mất anh Thành, đứa con thứ 2 yêu quý của gia đình bác sĩ Tụng. Anh của Thành là Vũ Đình Tín cũng đã hy sinh sau ngày tổng khởi nghĩa...
Và một buổi chiều sau đó vài tuần lễ, một buổi chiều đông lạnh lắm, có mưa phùn gió bấc tại bệnh viện Vǎn Điển - từ sau đêm Noel 1946 bệnh viện Bạch Mai bị pháo giặc tàn phá, phải di chuyển ra ngoại thành - vào lúc bác sĩ Tụng đang mổ xong một ca thương binh nhẹ, thì bác sĩ Trần Duy Hưng lúc bấy giờ là Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đến thǎmbệnh viện và trực tiếp đưa bức thư ngắn ngủi của Hồ Chủ tịch. Bác sĩ Tụng xúc động: "Tôi ngỡ đây là một mệnh lệnh mới của Chính phủ, nhưng thật không ngờ đây lại là một thư riêng của người, hỏi thǎm gia đình bé nhỏ của tôi".

Đó là một bức thư đầy tình cảm lớn lao của Bác Hồ chia đau thương với gia đình bác sĩ Tụng. Cho đến hôm tôi gặp bác sĩ là sau 15 nǎm trời, mà bác sĩ vẫn còn nhớ và thuộc lòng. Khi đó Bác Hồ gọi bác sĩ Tụng bằng "Ngài". Bác sĩ Tụng chuyển tôi bức thư đã ố vàng dưới ký tên Hồ Chí Minh đề ngày 10-1-1947.