|
NỒNG NÀN TÌNH
YÊU DÂN, YÊU TỔ QUỐC
Cuối nǎm 1940, Bác về nước. Bác
đến hang Pắc Bó ở Cao Bằng ngày 8 tháng 2 nǎm 1941. Trên đường về, Bác biết tin
có 40 thanh niên, có người là Đảng viên, là cảm tình của Đảng, ức bọn Nhật Pháp
đã tổ chức nhau sang Trung Quốc mua sắm vũ khí đánh Nhật, Pháp, nhưng đến nơi bị
Nguyễn Hải Thần phát hiện. Bác đã liên lạc gặp được 40 thanh niên này và giác
ngộ họ. Bác nói:
ở đây bây giờ không phải là đất hoạt động của chúng ta, đất hoạt động của chúng
ta là ở đất nước mình. Bây giờ chúng ta phải gấp rút về nước. Thế là Bác đưa 40
thanh niên này về gần biên giới.
Trong số ấy có các đồng chí Hoàng
Sâm, Đàm Quang Trung, v.v...
Bác giao cho các đồng chí Võ Nguyên Giáp và Cao Hồng Lĩnh huấn luyện các anh em
ấy, đợi ngày về nước. Bác đi đến đâu là Bác tiếp tục đào tạo cán bộ cách mạng,
gây cơ sở đến đấy.
ở Pắc Bó, Bác lấy tên là Ké Thu. Hội nghị Trung ương Đảng do Bác triệu tập đã
họp ở đây. Nghị quyết của Hội nghị này quyết định thành lập mặt trận Việt Minh.
Bác làm việc rất có kế hoạch, phân chia thời gian hàng ngày cụ thể, giờ nào làm
việc ấy. Bác gương mẫu hàng ngày báo cáo kế hoạch làm việc của mình để mọi người
noi theo. Kế hoạch của Bác là sáng dậy tập thể dục, tập quyền, rồi leo núi và
làm vệ sinh, sau đó đi tắm. Dù trời rét Bác cũng tắm. Tắm xong uống nước chè (đó
là nước nấu bằng lá ngải cứu đã sao vàng). Sau đó dịch lịch sử Đảng, viết báo.
Trưa ǎn cơm, rồi đi nghe đài, đọc báo, nghe báo cáo của các địa phương. Buổi
chiều tiếp tục làm công việc buổi sáng còn lại sau đó ǎn cơm. Trước khi ǎn cơm,
Bác nghe đài, đi lấy củi, tắm và tối thì lên lớp giảng bài. Bác không bao giờ
chịu sai chương trình, nếu gặp việc đột xuất thì kiếm thì giờ khác bù vào không
chịu lỡ kế hoạch. ở với Bác hàng ngày, cứ xem Bác làm gì, thì biết là mấy giờ
rồi, không cần phải dùng đồng hồ, vì giờ nào việc ấy là tác phong của Bác.
Có một buổi tối lên lớp, nhiều đồng chí tò mò, nghe Bác nói cứ đoán đây là đồng
chí Nguyễn A'i Quốc cho nên nói dễ hiểu, dễ nghe, dễ nhớ mặc dù chưa ai gặp bao
giờ và cũng chẳng được xem ảnh. Có đồng chí không biết hút thuốc, nhưng cứ bật
diêm lên xem mặt. Lần đầu, Bác quay mặt đi. Lần thứ hai, Bác lại quay mặt đi.
Lần thứ ba, Bác biết đấy là các đồng chí tò mò. Bác nói:
Việc gì Đảng cho biết thì phải tìm hiểu thật sâu, nắm thật chắc, làm thật tốt.
Việc gì Đảng và đoàn thể không cho biết thì không nên tò mò. Tò mò chỉ có hại
thôi.
Sau khi thành lập Mặt trận Việt
Minh, Bác là người đi làm thí điểm việc xây dựng cơ sở Mặt trận ở vùng này, để
lấy kinh nghiệm phổ biến cho toàn quốc.
Bác bảo đồng chí Dương Đại Lâm:
Chú về nói với ông cụ là có ông Ké Thu ở bản Nà Kéo sang chơi. Ông này kể "Tam
quốc chí" rất hay. Nói với bố như thế, ông thích nghe Tam quốc chí, chuẩn bị chè
nước, Ké Thu sẽ đến.
Tối hôm đó, Bác đến nhà đồng chí Dương Đại Lâm. Mấy ông cụ ở trong bản cũng đến.
Bác kể chuyện Tam quốc chí, rồi đến Chinh Đông, Chinh Tây, Thủy Hử... Các cụ kéo
đến nghe kể chuyện ngày càng đông. Lúc đó Bác mới nói đến chuyện bây giờ phải
làm cách mạng.
Các cụ nói:
- Làm cách mạng thì được thôi. Nhưng phải giết bọn cai tổng đi mới làm cách mạng
được tốt. Nếu không bọn chúng báo cho Tây, không làm cách mạng được đâu.
Bác thân mật giải thích để các cụ hiểu nếu làm như thế là không đúng với đường
lối mặt trận Việt Minh, đó là không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt đảng
phái, không phân biệt nam nữ, v.v... Ai yêu nước, chống đế quốc thì vào mặt trận
đó.
Bác nói:
- Cái đinh đóng được vào gỗ là nhờ cái búa. Bây giờ ta vứt cái búa đi. Thì cái
đinh không thể nào đóng được vào gỗ. Ta đuổi là đuổi thằng đế quốc đi. Còn cai
tổng, lý trưởng nó đều là người mình cả, giác ngộ nó rồi nó cũng đi theo mình
thôi.
Các cụ nghe ra sôi nổi bảo:
- Như vậy phải lắm. Thế làm được thôi.
Bác tổ chức được tổ phụ lão cứu quốc đầu tiên ở bản Pắc Bó và rút kinh nghiệm
phổ biến ra toàn quốc.
Mặc dù Bác hàng ngày bận trǎm
công ngàn việc, nhưng Bác vẫn dành thời gian dạy học vǎn hóa cho các đồng chí
Nông Thị Trưng, Thế An, Đức Thành và các đồng chí khác. Bác lại thường xuyên làm
tuyên truyền về Đảng, quần chúng tiếp thu như thế nào Bác lại báo cáo với chi
bộ. Khi quần chúng đã giác ngộ, Bác tổng kết lại đưa ra chi bộ thông qua và chịu
trách nhiệm về quần chúng mà Bác đã tuyên truyền giáo dục. Đấy là ý thức tổ chức
của Bác trong việc giáo dục tuyên truyền quần chúng.
Tháng 5-1942, Bác đi họp tỉnh ủy
Cao Bằng, Bác đóng vai ông thầy mo kiêm thầy thuốc nhưng mà điếc. Đồng chí Thế
Anh đóng vai đón ông thầy mo về chữa cho vợ bị ốm. Lúc này đồng chí Thế Anh mới
chỉ biết Bác là ông Ké Thu. Bác nhờ tỉnh ủy Cao Bằng chuẩn bị cho Bác một cuốn
sách cúng, một cái thanh la, một con gà và mấy bao gạo nếp. Đồng chí Thế Anh đeo
cái bao gạo nếp. Bác đội nón Nùng, lấy khǎn che râu, mặc một bộ quần áo Nùng,
tay chống gậy.
Đến ngã ba Đôn Chương thì gặp bọn
tổng đoàn và bọn lính gác. Bọn chúng hỏi:
- Đi đâu?
Đồng chí Thế Anh đáp:
Đi đón ông Ké về chữa cho vợ đang bị bệnh phong.
- Tốt lắm. Về chữa cho vợ tao đang ốm nặng.
Như thế thì gay go rồi. Đồng chí Thế Anh nói đi nói lại với tụi nó:
Ông Ké này cũng xoàng thôi. Chỉ biết cúng, có bệnh phong thôi, lại điếc nữa mà.
Nói mãi, chúng nó cũng nhượng bộ và nói rằng:
- Mày đi xong, chiều về nhớ cúng cho vợ tao.
Ông Ké quay lại cười. Đồng chí Thế Anh bực quá, đi một quãng xa, rồi quay lại
phê bình ông Ké:
- Đã bảo là điếc rồi, mà ông Ké còn quay lại cười với nó.
Làm vậy nó bắt thì làm sao?
- Nếu không cười thì nó bắt rồi. Điếc thì nó nói không nghe. Nhưng mình còn hệ
thần kinh. Ông Ké giải thích mình còn đi lại được, nó vỗ vào người phải biết.
Chứ nó vỗ vào mà không đứng lên nó cho là điếc giả vờ, nó bắt rồi.
Đi một quãng, đồng chí Thế Anh lại ngạc nhiên khi nhìn hàm rǎng ông Ké trắng là
thế, sao hôm nay lại bẩn vậy. Bác cười và nói:
Chục, chục, cheng cheng, xôi đầy, gà béo đưa cho thầy, thầy ǎn. Ǎn chưa hết nó
còn dính như thế!
Bác đã lấy nhựa sung phơi khô tai tái rồi dí vào rǎng sau đó lấy xôi nhét vào.
Lúc Bác cười, hạt xôi cứ rơi lả tả. Việc làm này của Bác càng làm cho chúng ta
thấy rõ Bác đã chuẩn bị cải trang và giữ bí mật rất chu đáo.
Đi họp xong về đến bản Nà Mạ, đồng chí Thế Anh báo cáo với ông Ké:
- Bây giờ tối rồi không về nữa. Mời ông Ké lên núi nằm, bản này có nhiều cơ sở
tốt lắm.
Ông Ké động viên Thế Anh đi. Nhưng đồng chí vẫn cứ bước đi thoǎn thoắt lên núi,
Bác phải đi theo. Lên đến nơi, đồng chí dặn ông Ké đừng có đi đâu mà bị lạc khó
tìm.
Đồng chí xuống bản gặp đồng chí Đức Thành, và các đồng chí khác.
Đồng chí Thế Anh thật thà nói:
Bây giờ ông Ké, tôi để ở trên hang, ông Ké thượng cấp ấy mà. Tối nay ông sẽ ngủ
ở đây.
Ông chủ nhà nghe nói thấy có "ông Ké thượng cấp" về nghỉ, ông chuẩn bị một con
vịt, hai chai rượu, làm ba mâm.
Mâm giữa thịt to hơn, đĩa đầy hơn, nạc hơn. Làm cơm xong, Thế Anh đi đón ông Ké
xuống đưa ông Ké vào mâm giữa.
Ông Ké nhìn đồng chí Ba bảo vệ rồi hỏi:
Chú Ba soạn bữa cơm này phải không?
Đồng chí Ba lúng túng trả lời:
- Thưa không.
Đồng chí Đức Thành trả lời:
- Thưa ông Ké đây là tấm lòng tốt của chủ nhà đấy ạ.
Mọi người mời ông Ké vào mâm giữa. Ông Ké không ngồi, ông Ké nói:
- Tại sao lại thế này?
Đồng chí Đức Thành đáp:
- Thưa ông Ké, đây là phong tục tập quán ở địa phương.
Bác bảo:
Đây là tục chứ không phải là phong. Thôi đã trót làm thì chia đều ra cùng ǎn.
Lúc đó phong trào cách mạng ngày một lên cao, bọn mật thám cũng tǎng cường hoạt
động và ngày càng có nhiều hành động gian ác. Đồng chí Ba bảo vệ cho Bác lệnh
cho Đức Thành giết một tên phản động lợi hại, ở bản Nà Kéo.
Bác biết chuyện, Bác gọi đồng chí Ba lên:
Chú bảo Đức Thành giết tên phản động ở bản Nà Kéo phải không?
Đồng chí Ba lúng túng, chưa dám nói thật, sợ ông Ké phê bình:
- Thưa ông Ké không ạ?
- Không à?
Bác đưa cho đồng chí Ba cuốn lịch sử Đảng Bônsêvích mà Lênin viết: đoạn nói về
việc chống ám sát cá nhân. Bác bảo đồng chí Ba đọc đi rồi cho ý kiến.
Đồng chí Ba đọc từ sáng đến tối. Bác hỏi:
- Có thấy gì không?
- Thưa ông Ké không thấy gì ạ.
- Thôi thế tối nay suy nghĩ, sáng mai trả lời. Chú đã suy nghĩ chưa?
- Dạ, suy nghĩ rồi ạ. Thưa ông Ké không thấy gì cả.
Bác bảo tiếp tục đọc và trả lời. Đến trưa Bác lại hỏi.
Đồng chí Ba lại thưa với Bác là không thấy gì. Lúc đó Bác mới nói:
- Nói dối cấp trên tức là nói dối Đảng. Nếu ai cũng như chú làm thế nào Trung
ương nắm tình hình cho đúng, để ra đường lối, chủ trương cho sát được.
Nhìn đồng chí Ba ngồi, mặt hơi cúi xuống có vẻ hối hận.
Bác nói tiếp:
Cái cây có bao nhiêu cành chúng ta đã biết. Bây giờ chúng ta chặt cành đi, thì
mầm nó lại mọc lên. Cái cây không chết đâu mà là mọc nhiều mầm lên nữa. Muốn cây
chết phải đào tận gốc nhổ nó đi. Giết một vài thằng không thể thay đổi chế độ
của nó, mà phải lật cả chế độ của nó đi. Qua lời giảng dạy có lý, có tình, giản
dị mà rất sâu sắc của Bác như vậy, đồng chí Ba đã nhận ra khuyết điểm của mình,
và tự phê phán rồi hứa quyết tâm sửa chữa.
Bác bảo:
- Quyết tâm như thế là tốt. Nhưng sợ Đức Thành không nhận ra như chú, rồi lúc vô
địa phương chỉ đạo phong trào, Đức Thành lại muốn làm gì thì làm, chú không
biết, làm thế nào chú lãnh đạo được đồng bào một cách sít sao?
Thế là đồng chí Ba lại bảo đồng chí Đức Thành lên để Bác phân tích cho. Các đồng
chí đều hối hận về lỗi lầm của mình đã mắc phải và hứa sửa chữa lỗi.
Bác lại cǎn dặn các đồng chí rất
tỉ mỉ là hiện nay đồng bào đang mắc bệnh đậu mùa, đi tuyến truyền cho đồng bào
làm cách mạng nhưng nhớ tuyên truyền đồng bào giữ vệ sinh, đừng có giặt quần áo
của người bệnh ở nguồn nước. Người nào mắc bệnh phải cách ly ra. Người nào mắc
bệnh nặng quá thì phải lấy lá rải xuống để người bệnh nằm cho êm, quần áo phải
lấy lá đắng đun lên. Lấy nước mà luộc quần áo, chứ đừng có đem giặt. Bác trông
nom từng ly, từng tí đến đời sống của quần chúng. Bác lại dạy cán bộ là làm cán
bộ phải biết địa lý Tổ quốc mình, biết cả địa lý thế giới, trước hết phải biết
thủ đô các nước. Có đồng chí không thông, Bác lại kiên trì giải thích:
Làm cách mạng phải biết Thủ đô các nước, vì Thủ đô là nơi trung tâm vǎn hóa,
chính trị, kinh tế, v.v... Trong cuộc chiến tranh hiện nay, phát xít Đức đang
chuẩn bị tiến công vào Thủ đô Mạc Tư Khoa. Nếu nó chuẩn bị tiến công mạnh thì
lực lượng chủ yếu của Liên Xô sẽ rút ra đánh du kích. Liên Xô sẽ dùng trong đánh
ra, ngoài đánh vào, lại giải phóng Thu đô. Nhưng mà đối với phát xít Đức, khi
Liên Xô đã tấn công, thì nhất định Liên Xô sẽ tấn công vào tận sào huyệt của bọn
chúng, tấn công vào tận Thủ đô của bọn phát xít Đức Khi phản công như thế, ta
phải gấp rút Tổng khởi nghĩa cho kịp thời. Bọn đế quốc mất Thủ đô là coi như mất
cả nước của nó. Thí dụ Đức đánh qua Bỉ, vào Thủ đô Paris là Pháp đầu hàng: Ta
phải nắm lấy thời cơ đó mà Tổng khởi nghĩa cho kịp thời.
Bác soạn ra cuốn Việt Nam địa lý
diễn ca và Việt Nam lịch sử diễn ca. Bác bảo cán bộ phải biết địa lý, biết lịch
sử để giải thích cho đồng bào dễ nhớ. Bác cũng viết một cuốn lịch sử bằng thơ
lục bát từ đời Hồng Bàng đến thời Pháp thuộc.
Và cuốn địa lý Việt Nam:
Nước ta hình chữ S
Một bán đảo rất xinh
Trên bờ bể Thái Bình
Tại Dông Nam châu á
Tính bình phương cây số
có 30 vạn hơn(1)
Ngót 20 triệu dân
Sống trong miền nhiệt đới...
Hoặc Bác viết về Cao Bằng:
Cao Bằng đông bắc giáp Tàu
Hà Giang, Bắc Cạn ở vào phía Tây
Nam giáp tỉnh Lạng, gần đây
Bốn nghìn tám dặm tỉnh này gồm bao.
Na-gia, Pia-vắc thật cao
Hơn hai nghìn thước xôn xao một hàng
Sông to thì có Bằng Giang
Xê Lao, Trà Lĩnh chạy ngang hai hàng...
Bác có hai hòn đá. Một hòn tròn
và đen, một hòn hơi đục và có cạnh. Hàng ngày Bác dùng hai hòn đá để tập cho
cứng gân cốt. Đồng chí Nông Thị Trưng có nói với Bác: Chú Thu ơi, hàng ngày chú
đã làm việc vất vả rồi, lúc đọc báo, nghe đài chú ngồi cho thoải mái chứ. Sao
chú cứ nắin lấy hai hòn đá đó làm gì?
Bác thân ái chỉ rõ:
Bác cháu ta trước đây là nhân dân lao động. Bây giờ đi làm cách mạng, do công
việc đòi hỏi cho nên ta phải thoát ly. Thoát ly như thế nào rồi về tuyên truyền
cách mạng cho quần chúng, ta khoanh tay sau lưng tuyên truyền à. Làm như vậy
quần chúng nào người ta nghe. Chưa cuốc được mấy nhát cuốc tay đã phồng lên,
quần chúng người ta sẽ bảo cán bộ chỉ nói mép thôi, nhưng làm thì chẳng bằng ai.
Cho nên hàng ngày phải luyện tập cho da tay phồng lên, để khi đi làm với quần
chúng được lâu hơn khỏi phồng tay.
Đó là quan điểm lao động, quan điểm quần chúng và là quan điểm cách mạng của
Bác. Trong cuộc đời hoạt động của Bác, lần bị bọn Tưởng bắt là lần Bác khổ nhất,
vì theo Bác "cay đắng chi bằng mất tự do".
Bác bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam từ đầu mùa thu 1942 đến mùa thu 1943 mất 14
tháng trời và trải qua hơn 30 nhà tù. Nó giam Bác trong một phòng kín như bưng,
không có ánh sáng lọt vào. Khi nó thả ra, mắt Bác đã lòa đi và chân thì tê liệt.
Trong khi Bác ở tù, Trương Phát Khuê đến hỏi cung, hắn hỏi chặn đầu:
Tôi biết ông chính Nguyễn A'i Quốc. Thôi rồi, ông không thể chối được nữa.
Bác thản nhiên trả lời:
- Nếu tôi là Nguyễn A'i Quốc thì thật là hay.
Trương Phát Khuê về bảo là Nguyễn Hải Thần nói láo, đây chỉ là ông đồ yêu nước,
chứ đâu có phải là Nguyễn A'i Quốc và nó thả Bác ra. Lúc đó mắt Bác đã bị lòa.
Hàng ngày, Bác dậy rất sớm, chờ cho trời sáng dần dần. Khi nhìn thấy ánh sáng
mạnh, Bác lại phải quay ngay vào trong tốl nuôi con ngươi quen dần để khỏi bị
lòa. Lúc nắng, Bác lại đưa chân ra ngoài để cho ánh nắng chiếu vào, những con
dòi chui ra và Bác cho thuốc vào chữa đôi chân. Bác dựa vào lan can để tập đi.
Bác lại tập leo núi.
Đây là tinh thần trách
nhiệm của Bác đối với Tổ quốc.
Chính vì tinh thần cách mạng của Bác cao như thế, Bác đã kịp trở về đưa cuộc
cáeh mạng tháng Tám vĩ đại của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đến thành
công. Bác đã được Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào nhất trí bầu làm Chủ tịch ủy
ban dân tộc giải phóng. Khi đoàn quân giải phóng trở về Thủ đô Hà Nội khởi nghĩa
cướp chính quyền, Bác về ở nhà số 48 phố Hàng Ngang viết Tuyên ngôn độc lập. Từ
đây Bác đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Đất nước anh hùng của chúng ta ngàn nãm mãi mãi truyền tụng công lao vĩ đại của
Bác. Bác là cây đại thọ Việt Nam mà rễ ǎn sâu xuống lòng đất, đời đời xanh tươi.
Bóng mát che rợp cả ba phần tư thế kỷ 20. Công huân của Bác đối với Tổ quốc, đối
với nhân dân muôn đời sáng chói.
Hồ Chủ tịch là người sáng lập lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng
nền Cộng hòa Dân chủ Việt Nam và Mặt trận dân tộc thống nhất, là người cha thân
yêu, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ
chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến
đấu anh dũng, viết nên nhừng trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta.
"Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh
hùng dân tộc vĩ đại và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non
sông đất nước ta".(2)
(1) Đây là ước lượng diện tích
đất liền, chưa kể các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo khảc trên biển
Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. (BT)
(2) Điếu vǎn của Ban chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Duẩn
đọc trong lễ"truy điệu Hồ Chủ tịch ngày 9-9-1969 tại Quảng trường Ba Đình - Hà
Nội.
|