|
|
NÂNG NIU TẤT CẢ CHỈ QUÊN MÌNH Một lần một người bạn nước ngoài hỏi Bác về tài sản riêng Bác vui vẻ chỉ đàn cá Bác đang cho ǎn và nói. "Đây là tài sản của tôi". Bác sống trọn cuộc đời cống hiến, ra đi không để lại chút gì riêng tư, từ nguồn vui gia đình sản phẩm tinh thần quý giá của con người bình thường, đến tài sản vật chất. Suốt cuộc đời Bác chỉ nghĩ đến giải phóng những người lao động cần lao, nghĩ đến nhân dân mình, dân tộc mình. Lo từ việc nhỏ bình thường đến đại sự quốc gia. Quan tâm từ miếng ǎn cho người nghèo đến sự thái bình cho dân tộc. Nhớ hồi làm phụ bếp bên Anh, khi rửa bát đĩa, Bác để riêng những thức ǎn thừa còn lại, gói vào một gói, khi về mang ra cho những người nghèo khổ ǎn xin ngoài đường. Khi dự tiệc chiêu đãi ở Pari, ra về Bác dành quả táo cho em nhỏ. Khi mùa hè đến? mồ hôi thấm áo, Người nghĩ đến những chiến sỹ phòng không trên trận địa nóng bỏng. Khi đi công tác ở nước ngoài được biết có loại cây lá xanh quanh nǎm không rụng lá, Bác nghĩ tới chị lao công đêm đêm vất vả quét lá nên Bác khuyên tìm cách đưa loại cây ấy về nước. Khi đi thǎm hồ Suối Hai thấy nhà nghỉ của Tỉnh ủy xây to đẹp, Bác bảo phải lo xây nhà cho nhân dân lao động trước. Lúc đi công tác xa lâu ngày Bác nghĩ đến những người phục vụ mình ở nhà, Bác dặn những ngày Bác đi xa các chú tranh thủ về thǎm quê hương gia đình. Đối với người phục vụ, Bác quý trọng xem như những người thân thiết nhất, Bác không có gia đình riêng, họ là những người gần gũi với Bác như những người ruột thịt. Đầu tháng 5- 1948, đồng chí Lộc, người nấu ǎn cho Bác không may bị sót rét ác tính mất. Bác thương xót, và đã khóc như mất đi một người ruột thịt. Đến ngày kỷ niệm sinh nhật Bác, anh em tìm một bó hoa rừng chúc mừng sinh nhật Người. Trong phút giây xúc động, Bác rơm rớm nước mắt: - Cảm ơn các chú, nhưng bó hoa này ta mang ra đặt lên mộ đồng chí Lộc. Và Bác kể cho mọi người nghe về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lộc. Đồng chí vốn là Việt kiều ở Thái Lan, gặp Bác bên đó, đồng chí đã đi theo giúp việc Bác. Hai người thường quẩy hai bồ thuốc giả làm người đi bán thuốc rong, đi đến nơi có bà con Việt kiều để tuyên truyền cách mạng. Bác sang Trung Quốc đồng chí Lộc cũng theo sang, rồi cùng về nước với Bác. Đồng chí lo công việc ǎn uống cho Bác. Hồi đó sinh hoạt khó khǎn, có lúc phải ǎn ngô bung, hoặc cơm độn ngô, đồng chí Lộc bao giờ cũng dành phần nhiều cơm cho Bác. Bữa nào đồng chí cũng chắt lấy nước cơm đặc, nài nỷ Bác uống cho kỳ được. Cách mạng tháng Tám thành công: đồng chí xung phong ở lại xây dựng công binh xưởng cho cách mạng. Theo Bác hoat động cách mạng ở nước ngoài, tới khi cách mạng thành công đồng chí Lộc vẫn an tâm vui vẻ làm một công việc hết sức bình thường - nấu cơm cho Bác. Phục vụ Bác có nhiều anh em dân tộc ở Cao Bằng. Có đồng chí được một thời gian nhớ nhà và cũng vì hoàn cảnh gia đình nên xin Bác cho về giúp gia đình. Bác rất muốn đồng chí cùng ở lại nhưng vì hoàn cảnh gia đình và ý nguyện của họ, Bác đồng ý. Khi có ai đi công tác lên vùng đó Bác nhờ ghé vào thǎm, nhắc nhở địa phương giúp đỡ đồng chí khi gặp khó khǎn. Thời gian ở Pắc Bó có lần Bác nhận được gói quà có đường và lạc. Bác cho làm kẹo và báo đồng chí Cáp mang vào trong bản phân phát cho các cháu. Mọi người rất muốn để lại cho Bác bồi dưỡng, biết ý Bác nói: "Người già nên để kẹo cho các cháu" trước lý lẽ của Bác, đồng chí Cáp Phải mang kẹo vào cho các cháu. Hồi ở Tân Trào, đồng chí Thắng mới được cử về phục vụ Bác. Đồng chí chí có một: bộ quần áo vải mộc. Khi làm việc với Bác đồng chí cố nén không ho, nhưng vừa ra khỏi nhà đồng chí ho rũ rượi, thấy vậy Bảc bảo: "Chú Thắng ốm à". "Sao trông người chú khác thế". Nói rồi Bác đứng dậy lấy chiếc áo trấn thủ của mình đưa cho đồng chí và dặn: "Chú mặc tạm cho đỡ lạnh, mùa đông cốt nhất phải giữ ngực cho ấm". Đồng chí Tháng ngần ngại không dám cầm, vì thấy Bác không có áo ấm tốt mà Bác cũng phải mặc độn nhiều áo. Thấy vậy Bác giục, rồi Bác hiền từ giúp đồng chí cài từng chiếc nút áo. Có lần Bác đến thǎm đồng chí Lê Trọng Tấn, gia đình làm bánh mời Bác, Bác ǎn một miếng thấy ngon, Bác xin một ít mang về cho anh em phục vụ. Hồi ở Việt Bắc, kỹ sư Trần Đại Nghĩa dồn hết trí tuệ tâm huyết để nghiên cứu vũ khí mới cho quân đội. Biết kỹ sư thường làm việc ban đêm, có khi làm việc suốt sáng, lại nghiện thuốc lá Bác dành một phần thuốc của mình đến biếu kỹ sư. Sau đó Bác chỉ thị cho hậu cần dù khó khǎn cũng cố tìm thuốc lá đủ hút cho kỹ sư. Có lần về ban đêm đồng chí bảo vệ đứng gác nơi ở của Bác không may trượt chân rơi xuống hầm tránh máy bay. Nghe tiếng động Bác vội chạy ra không kịp đi dép và mặc áo ấm Bác giúp đồng chí lên khỏi miệng hầm, Bác nắn bóp chân cho đồng chí ấy rồi ân cần bảo: "Chú cứ ngồi yên cho đỡ đau, để Bác gác cho". Đồng chí cảm động nói không nên lời, chỉ biết làm theo. Về mùa đông Bác ở gác hai trên nhà sàn nên gió lạnh, cơ quan tìm cho Bác chiếc lò sưởi điện. Một lần nửa đêm gió lạnh, Bác thức giấc dậy nghe tiếng người gác ho phía dưới. Bác cầm chiếc lò sưởi điện và tự tay nối dây điện từ trên gác hai xuống cho đồng chí bảo vệ, và nói: "Bác nằm trên nhà đã có chǎn đắp ấm rồil". Một buổi trưa, thấy đã quá giờ đổi gác bình thường, Bác mang chuối xuống mời, đồng chí bảo vệ thưa với Bác đang bận gác không đặt súng xuống được, xin Bác lúc khác. Bác bảo đưa súng Bác cầm gác cho: "ǎn đi kẻo đói, cốt là ǎn lúc này". Đồng chí Tùng vừa được chuyển từ một đơn vị ở chiến trường về làm nhiệm vụ bảo vệ Bác. Một hôm Bác đang cho cá ǎn đồng chí đứng gác từ xa. Bác gọi lại hỏi thǎm sức khoẻ gia đình vợ con... Bác nói" Thế là chú về chỗ Bác được 3 tháng rồi đấy nhỉ? Dạo nàv chú đã hết sốt rét chưa" đồng chí Tùng không cầm được nước mắt không ngờ Bác bận trǎm công nghìn việc mà vẫn chú ý đến một chiến sĩ bình thường như mình. Bác không những nhớ mặt, nhớ tên từng người mà còn hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, tâm tư tình cảm của họ. Bác không những quan sát đến đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn lo lắng tới sự tiến bộ trong công tác của từng người - Bác thường nhắc nhở mỗi người mỗi việc cố gắng tiến bộ không ngừng. Bác ân cần hỏi dồng chí Tùng:"Chú về đây đã khá lâu, thế chú có biết cầu thang lên xuống nơi cạnh chú đứng có mấy bậc?" Những việc tưởng bình thường nhưng đối với người công an, bảo vệ càng cần phải tỷ mỉ, sâu sát cụ thể. Một đêm, lúc khoảng hai giờ mưa phùn gió bấc, Bác thức giấc đi xuống cầu thang đến cạnh đồng chí bảo vệ, Bác hỏi: "Chú gác từ mấy giờ?","Chú mặc thế có đủ ấm không?", Bác đến gần sửa lại vành mũ và kéo lại cổ áo cho kín và bảo: "Lần sau chú gác đêm giá lạnh nhớ đi giày, nếu đi dép phải có tất cho đủ ấm, đi dép chân không đêm sương giá lạnh dễ bị ốm". Thời gian sau ngày giải phóng, mới về Hà Nội nhân ngày Tết cổ truyền, các đồng chí bảo vệ, phục vụ mang bó hoa đến chúc Tết Bác. Bác rất vui mừng và nói:"Các chú khéo vẽ chuyện, Bác và các chú sống bên nhau hàng ngày, việc gì phải hoa. Từ nay các chú tǎng gia được rau, xu hào, bắp cải, Tết đến chọn mấy cây đẹp cho vào chậu cảnh mang tới biếu Bác, Bác sẽ để trước cửa phòng khách, khách đến Bác sẽ giới thiệu của các chú biếu Bác, thế là Bác có quà tặng, các chú lại được Bác tuyên tryền cho. Hết Tết các chú lại mang về chén, như vậy chẳng mất gì cả". Từ đó thành thông lệ, hàng nǎm Tết đến anh em chọn 4 cây bắp cải, 4 cây xu hào loại to đẹp nhất tới chúc Tết Bác. Những cây xu hào bắp cải xen lẫn với gốc quất, gốc đào góp thêm thi vị bên ngôi nhà Bác ở. Nhớ lại đầu nǎm 1946, nơi nghỉ của anh em bảo vệ Bác ở Bắc Bộ phủ, về mùa hè nóng ẩm vì ở nhà kho cũ, chật chội. Thấy thế, Bác cho lên phòng khách ngủ cho thoáng mát. ở phòng khách anh em sơ ý làm vỡ mặt đá của chiếc bàn lớn. Đồng chí cán bộ phụ trách cáu gắt nặng nề và không cho anh em lên đó ngủ nữa. Bác nghiêm khắc bảo:"Cái bàn quý hơn hay anh em chiến sỹ quý hơn. Vỡ sau ta tìm cái khác, chỉ cần giáo dục anh em có ý thức bảo vệ của công. Chú mở cửa cho anh em vào ngủ tiếp". Tuy bận nhưng Bác vẫn thường xuyên xuống nhà bếp, khu vệ sinh để kiểm tra xem có sạch sẽ không. Bữa ǎn có những món gì phải mua, món gì tǎng gia cải thiện được. Nhớ ngày Tết cuối cùng của Bác, Bác và Bác Tôn chụp ảnh chung với anh em trong đội bảo vệ có đồng chí Cương ít tuổi nhất được Bác rất quý. Trước khi chụp ảnh Bác gọi:"Viên kim cương của Bác đâu, lại đây đứng bên Bác"- Bác quan tâm từ cái lớn, sâu sát từ cái nhỏ đời thường của anh em. ở chiến khu việt Bắc, tối ngủ anh em thường để dép lộn xộn khi báo động hoặc sáng dậy, lẫn dép lung tung. Trước khi ngủ Bác đi kiểm tra một vòng, sắp xếp lại gọn gàng đôi nào đôi nấy sáng ra ai cũng ngạc nhiên, sau mới biết tối qua Bác kiểm tra và xếp lại. Từ đó trở đi nội vụ từ đôi dép đến đồ dùng cá nhân anh em đều sắp xếp ngǎn nắp. Bác đi thǎm nhiều nơi, nhưng không qua loa đại khái, Bác quan tâm đến tập thể nhưng không quên cái nhỏ nhất của người dân. Bác không những rất ghét tội tham ô ǎn cắp của dân mà còn phê bình gay gắt bệnh hình thức dối cấp trên lừa dân. Bác đến thǎm một cơ quan thấy đèn trang trí từ cổng vào nhà hội trường sáng trưng, xung quanh khẩu hiệu đèn xanh đèn đỏ loè loẹt, Bác đi thẳng vào nơi ǎn ở khu vệ sinh của cán bộ thấy tối tǎm chật chội. Bác cho tập trung cán bộ chủ chốt trong cơ quan, Bác chỉ nói: "Các chú không thương quần chúng". Khi duyệt các chủ trương, chỉ thị Bác sửa chữa nhiều nhất chú ý nhiều nhất ở chỗ có quan tâm đến lợi ích, đời sống sinh hoạt của quần chúng hay không. Có lần đồng chí Nguyễn Tạo lên báo cáo Bác về phong trào trồng cây. Khi nghe xong được biết các cụ có thành tích rất lớn, Bác hỏi: "Thế công sá đối với các cụ thế nào", Đồng chí Tạo trả lời Bác: "Thưa Bác các Cụ ǎn theo công diểm của hợp tác xã ạ" Bác hỏi cụ thể và được biết các loại cây như nhãn, vải, cam, quít. Khi thu hoạch các Cụ không được hưởng phần nào, Bác phê bình, đồng chí thưa với Bác sẽ về nhắc các địa phương dành một phần thu hoạch biếu các cụ Bác nói ngay: "Không phải biếu mà các Cụ có quyền hưởng, người nào làm nhiều hưởng nhiều, hợp tác xã chia cho các Cụ như vậy là không công bằng, không theo nguyên tắc phân phối lao động xã hội chủ nghĩa - ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít", Nǎm 1963, Bác về thǎm tỉnh Vĩnh Phú, trên đường Bác rẽ vào một gia đình nông dân. Gặp bà cụ già, Bác hỏi thǎm sức khoẻ và kinh tế, Cụ thưa gia đình có 5 người được chia 3 tạ thóc. Bác hói: "Thế có đủ ǎn không?", Cụ già chưa kịp trả lời thì một đồng chí trong tỉnh uỷ trả lời: 'Thưa Bác, đấy mới là hợp tác xã chia tạm chưa phải chính thức". Bác phê bình ngay: "Bác có hỏi chú đâu mà chú trả lời". Như được thêm chỗ dựa lòng tin, Cụ già thưa thật với Bác hằng nǎm, nếu ǎn uống theo định lượng tằn tiện, độn thêm ngô sắn thì cũng tạm đủ". Rồi Bác bảo đồng chí có trách nhiệm nghe nói để tính toán lại cho sát đừng để dân quá vất vả thiệt thòi. Nhà nước phải lấy phục vụ dân làm chính. Nǎm 1960, Bác ra thǎm đảo Tuần Châu (Vịnh Hạ Long) khi ca nô vừa rời bến thì trong bờ có tiếng vọng ra: "Sao các ông không cho tôi gặp Cụ Hồ". Biết chuyện Bác cho ca nô quay lại, trên bờ một cụ già trên 70 tuổi bị mù, Bác vội chạy đến chỗ cụ và nói: "Thưa cụ, tôi đây, Cụ có khoẻ không". Nghe tiếng Bác, cụ già đứng không vững nữa, khuỵ xuống trên cánh tay nâng đỡ của Bác: "Bác đây ư Bác Hồ, tôi được gặp Bác thật ư! ". Đôi bàn tay xương xẩu của cụ già vuốt trên cánh tay, trên vai Bác, hai dòng nước mắt trào ra từ đôi mắt mù loà của cụ chảy xuống hai gò má nhǎn nheo. Bác đứng lặng hồi lâu, xúc động. Mọi người đứng lặng cảm động trước tình cảm của hai con người. Một lần đến thǎm bệnh viện Bạch Mai mọi người ra đón và tặng hoa, Bác nhận bó hoa rồi đên tặng một cụ già đang trông xe đạp ở cổng bệnh viện. Bác bảo với cụ và mọi người: "Cụ trông xe đạp cũng rất quan trọng, nếu mà trông không cẩn thận mất xe đạp của các cô các chú, hỏi có ai an tâm công tác không?" Một lần đến thǎm một nhà máy thấy cô công nhân đang chạy máy để bộ tóc dài, Bác ra hiệu dừng máy đến gần ân cần nhắc: "Cháu là gái khi lao động vấn tóc lên và đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn, bộ tóc là góc con gái". Lần đi thǎm Vĩnh Phú, trên đường thấy hai chị em ǎn mặc rách rưới, dắt tay nhau đi, Bác cho dừng xe hỏi chuyện hai chị em về hoàn cảnh gia đình, bố mẹ, được biết bố hai em đi bộ đội, Bác hỏi ǎn có đủ không, trưa, sáng ǎn gì, cùng lúc đó có đồng chí tự xưng là cán bộ xã nhanh nhẩu trả lời thay hai em, Bác nhắc nhở: "Bác có hỏi chú đâu, nếu chú là cán bộ xã thì tại sao lại để con cái người đi bộ đội phải ǎn mặc, đói rách thế này". Dọc đường, thấy cột số Km chỉ ghi rõ chữ số 65 còn chữ địa danh bị mờ, Bác nhắc nhở cán bộ giao thông phải chú ý để sửa lại. Đi qua Cổ Nhuế, thấy dân bón rau phân tươi, Bác nhắc phải đề phòng ruồi, bệnh tật vệ sinh. Đến trạm bơm Chèm, thấy chân đê bị sụt lở, Bác nhắc trồng tre để bảo vệ đê. Khi giải quyết các vụ tranh chấp đất đai nhà cửa, các đồng chí phân tích người này sai, người kia có khuyết điểm. Bác kết luận, do chỗ ở quá chật chội nên mới sinh ra tranh chấp, chứ phải người ta ghét bỏ nhau đâu. Khi đến thǎm nhà dân nơi chật chội, ổ chuột, bẩn thỉu, Bác phê bình gay gắt cán bộ không sâu sát dân, quan liêu, không thương dân, phải tìm mọi cách vận động, tổ chức bà con dọn vệ sinh, sửa sang nhà cửa, lối ra vào và phối hợp với cơ quan chức nǎng lo nhà cho dân. Khi về hợp tác xã thǎm nông dân, Bác xuống tận các gia đình để biết mức sống của dân chứ không nghe hoàn toàn các báo cáo. Thǎm xã Nam Chính, Bác vào nhà anh Giao một nông dân lao động cần cù, đứng ngoài sân, Bác hỏi mấy câu chuyện làm ǎn sinh hoạt đời sống rồi vào nhà xem vại gạo, cót thóc, vòng ra phía sau xem chuồng lợn, nhà vệ sinh, thấy hai con lợn đang án. Bác khen lợn đẹp, giống lợn thẳng lưng mông to chắc chóng lớn, rồi Bác xem giếng nước, nhà tắm, Bác nhìn xuống giếng và bảo: "Giếng nên có nắp đậy, vừa sạch vừa đề phòng tai nạn". Xem nhà tắm Bác khen xây thế này là tốt nhưng nên đơn giản hơn trong lúc ít gạch, nhà nào không có gạch nên làm bằng cót, trồng cây dâm bụt xung quanh, khi cót hỏng thì dâm bụt đã tạo thành nhà tắm kín đáo mà đẹp. Nhiều lúc Bác muốn đi dã ngoại bí
mật vừa thǎm dân được lâu, rõ hơn và thay đổi không khí. Bác bảo đồng chí phục
vụ chuẩn bị thức ǎn, không nói với ai, sáng đi sớm không mang theo bảo vệ và
quay phim, chụp ảnh. Hành trình Bác định trước đến đâu thǎm nơi nào, nghỉ ǎn cơm
ở đâu, mấy giờ về... Bác thấy đi như vậy thoải mái, thích thú lại đỡ tốn thời
gian và tiền bạc. Vì một lần Bác về thǎm một tỉnh nghèo cán bộ tỉnh tổ chức liên
hoan linh đình đón Bác, Bác bảo: "Các chú làm thế này thì lần sau dân không ai
mong Bác về nữa các chú cho công an, bộ đội đứng gác khắp nơi làm dân họ sợ
không dám đến gần Bác. Mà dân có đến cũng là do các chú sắp đặt nên không tự
nhiên vui vẻ" . Đến thǎm vào mùa rét Bác đội mũ lông, quấn khǎn kín, hôm đó các
đồng chí quay phim nhiếp ảnh đông Bác nói vui, hôm nay Bác không biểu diễn đâu,
các chú chẳng có làm ǎn được gì. Hôm đó vui kể chuyện đồng chí bác sĩ người Cửu
Long kể ở trong đó có những con tôm to bằng bắp tay, đồng chí Vũ Kỳ không tin,
Bác cười góp vui nghe nói Đồng Tháp mười có muỗi to lắm, muỗi đậu ngoài màn
người nằm trong màn nắm được chân nó, nó dẫy hai cánh đập như hai cái quạt máy
mát lắm, mọi người được phen cười vui vẻ. Lòng tin ở nhân dân trong Bác là
tuyệt đối, Bác bảo nếu trong dân còn người xấu, họ chưa yêu cách mạng thì cách
mạng phải tỏ rõ lòng khoan dung, thuyết phục chứ tuyệt đối không bắt ép. Có lần
Bác về thǎm tỉnh Yên Bái, các đồng chí bố trí mít tinh đón Bác trong doanh trại
tỉnh đội Bác không đồng ý, Bác nói mít tinh đón Bác không nên làm trong đơn vị
bộ đội, các chú canh gác cẩn mật thì ai dám vào, vả lại nếu mọi người vào được
thì còn đâu là cẩn mật. Theo ý Bác nên chọn chỗ nào thuận tiện để mọi người đến
được, thành phần đến tham dự là toàn dân. Các đồng chí bảo vệ cứ bǎn khoǎn sợ kẻ
xấu lẫn vào, biết được ý nghĩ đó, Bác nói: "Những người xấu cũng cho họ vào, nếu
không cho họ nghe chuyện thì làm sao họ giác ngộ được, họ sẽ không làm điều gì
xấu đâu". Lần về thǎm mỏ Quảng Ninh công nhân phấn khởi chạy ào ra đón Bác, có
chị cũng vội bế con chạy ra đón Bác, vì vội quá nên không kịp thấy trong tay con
mình cầm vật gì. Thấy hai mẹ con chạy vội, Bác ôn tồn: "Đi từ từ kẻo ngã" Bác
tiến lại gần hai mẹ con, Bác nhẹ nhàng gỡ con dao nhỏ trên tay đứa bé rồi đưa
cho chị và ân cần dặn: "Đừng cho trẻ con chơi dao, nguy hiểm" , lúc đó mọi người
mới nhận ra. Bác đi thǎm đảo Vạn Hoa, Bác hỏi các chiến sỹ có được xem phim, xem
vǎn nghệ thường xuyên không, các chiến sĩ trả lời Bác là 6 tháng được xem phim
một lần, còn vǎn nghệ thì chưa lần nào. Bác quay sang đồng chí Lê Trọng Tấn nói:
"Hôm nay có ông tướng đi cùng đây "ông" nghĩ thế nào?". Đồng chí hứa với Bác là
sẽ sửa chữa khuyết điểm, Bác nói ngay: "Chú hứa chung chung quá" đồng chí hứa
với Bác là 6 tháng một lần xem vǎn công còn 3 tháng một lần xem phim, Bác gật
đầu, cười đồng ý. Bác giáo dục cán bộ đối với nhân dân không được phân biệt, cách biệt, không được có thái độ cho dân vùng này tốt nơi kia xấu, ở đâu, người nào cũng phải bình đảng, tôn trọng yêu quý nhân dân thì họ mới yêu quý cán bộ. Đối với dân tộc ít người, tôn giáo hay Việt kiều về nước, tinh thần đại đoàn kết của Bác luôn luôn được mọi tầng lớp mọi giới ủng hộ. Bác đến thǎm huyện Mường Tè, nơi xa xôi của tỉnh Lai Châu, khi thấy nhân dân còn cực khổ lạc hậu, Bác đi bộ xuống tận bản làng nơi nhân dân đang sống theo tập quán cũ, Bác bảo, chúng ta có Đảng, có Chính quyền nhưng chưa mang ánh sáng vǎn minh đến những vùng cao như ở đây, chúng ta còn có lỗi với dân, rồi Bác chỉ thị cho cán bộ địa phương phải có biện pháp cụ thể giúp đỡ đồng bào cải thiện đời sống, lối sống, để họ dần dần tiến kịp miền xuôi, có như vậy cách mạng mới thực sự của toàn dân, công bằng với mọi nơi. Nǎm 1957 , Bác về thǎm Đồng Hới, khi được biết nguyện vọng của đại biểu Phật giáo thiên chúa giáo xin được thǎm Bác. Mặc dầu chương trình rất nhiều, Bác bảo, gặp cán bộ cốt cán, đảng viên thì lúc nào cũng được, bây giờ các chú để Bác được gặp các Cụ. Bác đi bộ đến chỗ các cụ đã tập trung đông đủ, lúc đó có một bà cụ thay mặt mọi người mang bó hoa lên tặng Bác. Bác sung sướng cầm bó hoa và cảm ơn, rồi nhanh nhẹn tách bó hoa làm đôi đi đến tặng cho sư Phổ Minh và cha cố Thông. Những người có mặt lúc đó ai cũng cảm động và quý phục phong cách linh hoạt tài tình của Bác. Một biểu hiện đoàn kết tôn giáo cao quý đẹp đẽ cử chỉ đó của Bác đã nói bao điều mà ai cũng hiểu, ghi nhớ sâu sắc Hai lần về thǎm quê hương Nghệ An, Bác đều đến thǎm Hội Phật giáo, sư bà Thích Dlệu Niệm tặng Bác lẵng hoa làm theo 5 cánh "5 chân lý hợp nhất" và một bài thơ, Bác trân trọng nhận hoa và đọc thơ, xong Bác lấy bút đề tặng lại thơ cho nhà sư nữ và cho cả tǎng ni phật tử Nghệ An. Đến nǎm 1962, Bác đến thǎm trường Hội Phật giáo, lúc đó sư nữ Thích Diệu Niệm cũng ra học, từ xa Bác đã nhận ra, Bác đến nói chuyện hỏi han công việc Hội Phật giáo Nghệ An, nhà sư tặng Bác bài thơ, ý trong bài thơ là làm tốt những điều Bác dặn khi hai lần về thǎm quê, Bác vui vẻ bảo: "Như ri thì sư nhớ lời Bác dặn". Bác quý trọng nhân cách con người. dù người đó là ai, tầng lớp nào, bên Bác dẫu một lần ai cũng cảm thấy giá trị của cuộc đời được nâng lên. Bác không bao giờ nói "cho" mà chỉ nói "biếu cô", "biếu chú'', "tặng cô", tặng chú"... Bác không ngồi nghe khi người khác đứng nói, sẵn có ghế Bác mời cùng ngồi, nếu không có ghế thì cùng đứng có lần đến thǎm bà con nông dân, có các cụ già đến nghe Bác nói chuyện không có ghế phải ngồi xuống đất, Bác bảo tìm ghế cho các cụ rồi Bác mới bắt đầu nói chuyện với mọi người. Khi có chút quà ngon, Bác không dành riêng cho mình, mà dẫu ít Bác cũng chia đều cho anh em phục vụ. Bác không quan niệm "lộc bất tận hưởng" một cách máy móc, mà xuất phát từ tấm lòng quý trọng con người. Có đồng chí đi họp ở Pari về, mang biếu Bác gói kẹo mà ở bên Pháp Bác rất thích. Có kẹo ngon, lạl hiếm, Bác đem chia đều cho mọi người, có người thấy kẹo của Bác chỉ có ít, muốn để dành cho Bác ǎn, nên từ chối không dám nhận, Bác bảo, ít cũng phải chia đều, mỗi người hưởng một ít. ở nhà sàn, buổi trưa xung quanh mọi người ngủ trưa yên tĩnh, có việc lên xuống, Bác ghì quả chuông treo ở cầu thang lên xuống cho nó khỏi kêu, làm anh hưởng đến giấc ngủ mọi người. Bác bận nhiều việc lớn của Đảng, của Nhà nước nhưng việc nhỏ Bác không quên, khi có anh em phục vụ đi phép, Bác đến gửi quà và gửi lời thǎm sức khoẻ gia đình, khi trả phép Bác đến hỏi han tình hình gia đình. Có đồng chí vì bận công tác không về thǎm quê và gia đình được, khi người nhà lên thǎm, Bác biết bao giờ Bác cũng gặp, nếu gặp vào đúng tối thứ bảy có phim, Bác mời xem phim. Có một lần trong buổi xem phim, Bác thấy một cụ già ngồi xem, lúc đó hỏi thǎm không tiện, sau Bác hỏi đồng chí Vũ Kỳ cụ già xem phim là ai mà không báo để Bác biết tiếp chuyện, được biết là bố của bác sĩ Mẫn (người bảo vệ sức khoẻ riêng của Bác ) lúc đó cụ già đã lên đường về quê, vì không gặp được cụ, Bác gửi bác sĩ Mẫn một chai mật ong nhờ chuyển về làm quà biếu cụ. Cụ già ở quê rất cảm động khi đón nhận món quà quý giá của Chủ tịch nước gửi. Hàng nǎm đến tối 30 Tết, anh em không về quê đón Tết. Bác tổ chức gặp mặt tất niên. Bác thường bố trí Bác ngồi một bên bàn còn Thủ tướng Phạm Vǎn Đồng ngồi đối diện, anh em ngồi quây quần xung quanh, đêm giao thừa có hai Bác và anh em nên không khí trong Phủ Chủ tịch thêm ấm cúng không khí gia đình. Khi mọi người yên chỗ ngồi, Bác đi một vòng xung quanh kiểm tra xem còn thiếu ai. Nếu thiếu Bác dặn đồng chí cấp dưỡng để phần lại cho anh em đi vắng. Những anh em ngồi cạnh Bác lúc đầu thường e dè, không tự nhiên tay cầm đũa cứ lóng ngóng. Bác chủ động gắp thức ǎn và động viên, có khi Bác pha trò một câu gì đó tạo không khí vui vẻ những lúc đó Bác hiện thân một người Cha bên đàn con yêu quý trong giờ phút thiêng liêng chuyển nǎm cũ sang nǎm mới. Xong buổi liên hoan Bác cùng anh em chụp ảnh lưu niệm và vui vǎn nghệ "cây nhà lá vườn" Bác đi thǎm nước ngoài nhiều lần, họ biếu Bác nhiều tiền và quà , Bác cho vào công quý hết, cái nào chia được Bác chia cho anh em. Mỗi lần đi nước ngoài về Bác thường mua quà kỷ niệm cho anh em phục vụ, khi đôi bít tất lúc chiếc khǎn hay gói kẹo. Bác sống cuộc đời một vị Chủ tịch
nước, nhưng mỗi người chúng ta đều thấy một phần cuộc đời mình trong đó, bởi vì
Bác là hiện thân cốt cách dân tộc, là cái chung trong mỗi cái riêng. Đối với khách là người nước ngoài nếu là người quen biết từ trước, Bác tiếp không những trên cương vị Chủ tịch nước mà còn trên tình cảm anh em gần gũi, khách đến tuy là lần đầu Bác cũng rất chu tất, truớc khi khách về nước, Bác đến thǎm, gửi quà... hôm sau Bác lại đến chia tay. Bác bảo họ là khách, mình là chủ làm thế mới có tình có nghĩa. Rời Việt Nam, nhưng khách không quên Việt Nam có Bác Hồ, con người của mọi người. Một lần có vị quan chức của một nước đi thǎm các nước láng giềng quanh ta, người này có cảm tình với Việt Nam. Lúc đó nước ta đang có chiến tranh, có người đến bàn với Bác, ta lấy cớ không có điều kiện tiếp nên không mời, Bác bảo "Khi người anh em đi qua trước ngõ không mời vào nhà chơi là không lịch sự" Bác đích danh mời vị đó vào thǎm. Khi về nước vị khách hết lòng ca ngợi Việt Nam và tích cực ủng hộ nhân dân Việt Nam chiến đấu. Bác quan tâm con người không chung chung, mà rất cụ thể, không những đối với những người gần gũi bên Bác, những người Bác gặp mà còn đến những người có thể Bác không gặp. Khi đi qua chiếc cầu gập ghềnh hay gặp hòn đá khập khiễng Bác dừng lại cùng anh em sửa sang cho chắc để người đi sau khỏi gặp nguy hiểm. Lội qua suối gặp hòn đá trơn Bác cúi xuống nhặt ném đi xa để người đi sau không bị ngã. Có lần đi chiến dịch, đường đi nhiều ổ gà, phía trước có hòn đá to, đồng chí lái xe cứ cho xe vượt, không ngờ xe va vào hòn đá bị hỏng, Bác xuống xe, chiếu đèn pin giúp cho các đồng chi sửa xe, Bác động viên cứ bình tĩnh chữa cho cẩn thận. Khi xe sửa chữa xong tiếp tục lên đường, bấy giờ Bác mới nói: "Đáng ra lúc nãy chú cho xe dừng lại lǎn hòn đá xuống vực rồi mới đi, có lâu cũng chỉ dǎm phút, không phải dừng sửa chữa mất hơn nửa tiếng, mà lại giúp các xe sau không bị nạn, chú đã "tham đĩa bỏ mâm". Trên đường ra trận Bác cùng lǎn lộn với anh em, cùng đổ mồ hôi cùng sôi khí thế. Khi đi chỗ đường trơn, suối đá trơn gập ghềnh, anh em bảo vệ muốn giúp Bác kảo ngã, Bác bảo tự Bác đi dễ hơn, hơn nữa Bác đi nhanh và khéo hơn các chú đấy. Có lần mùa mưa, gặp con suối nước chảy xiết, việc cần gấp phải qua, các đồng chí đang lúng túng không biết làm sao qua được. Bác bảo tìm sợi dây rừng thật chắc buộc chặt vào người rồi dìu dắt nhau qua, Nhớ lần Đại Hội Đảng lần thứ II ở Tuyên Quang, Bác biết chị Quý nhân viên phục vụ Đại hội mới sinh cháu bé được 5 tháng, Bác bảo, Bác sẽ đến thǎm, vì ngại nơi ở xa và chưa chu tất, gia đình muốn bế cháu đến thǎm Bác. Bác bảo, ông phải đến thǎm cháu chứ. Thế rồi Bác tranh thủ thời gian đến thǎm, cho quà và chụp ảnh với cháu. Nhạc sỹ Phong Nhã lên báo cáo với Bác về tình hình thiếu nhi. Nhạc sĩ chuẩn bị nhiều nội dung lớn, nhưng khi lên Bác chỉ hỏi kỹ về việc các cháu con nhà nghèo vào đội ra sao, việc ǎn ở, học hành, vui chơi thế nào, Bác chǎm chú lắng nghe nhạc sĩ kể về các cháu tham gia mít tinh, tuần hành., cổ động. Bác đǎm chiêu nhìn ra trời. nắng nóng và nói, nhưng nhớ đừng để các cháu đi đầu trần dưới nắng dễ bị ốm. Mùa rét Bác chỉ thị cho Bộ Giáo dục khi nhiệt độ xuống 10 độ C thì cho các cháu học sinh cấp I nghỉ học, xuống dưới 10 độ C cho các cấp các trường nghỉ học. Có lần Bác đến dự cuộc họp cán bộ cấp cao, khi nghỉ giải lao các đồng chí vào phòng giải khát riêng, còn anh em khác không thuộc diện tiêu chuẩn đứng ngoài uống nước trà, thấy vậy Bác ra mời anh em vào hết, Bác bảo: "Ai đến họp đều có phần như nhau". Cứ mỗi lần chiêu đãi khách khi tan tiệc Bác bảo "Theo tục lệ Việt Nam, khi đi ǎn cỗ thì phải có phần mang về, các chú nhớ lấy phần về chia cho người ở nhà cho các cháu, người được ǎn phải nhớ người ở nhà" . Việc đó thành nếp mãi về sau. Ai được Bác chiêu đãi đều có phần mang về cho người ở nhà. Về tặng thưởng của Bác thì có nhiều với mọi đối tượng. Hồi mới đầu kháng chiến có một phóng viên nước ngoài gửi tặng Bác mấv bức ảnh, Người không quên gửi tặng lại ảnh có tựa đề thân thiện, Ai có thành tích kháng chiến Bác gửi thư khen ngợi gửi tặng quà là chiếc áo mà đồng bào tặng Bác Khi cấp dướí ốm đau Bác biết, Bác đến tận giường bệnh hỏi thǎm Người yêu thơ gửi thơ tặng Bác, Bác gửi tặng lại thơ những bài thơ đó thường là thơ tức cảnh, là cảm xúc thực, dung dị, xuất phát từ hoàn cảnh thực mà ai nhận được cũng cảm thấy gần gũi, xúc động bởi trái tim và tấm lòng Bác quá bao la, soi rõi tận tâm can xúc cảm của con người. Những ngày cuối cuộc kháng chiến, Bác nhận được thơ của hai cháu thân quen là Hà, Hạnh (con gái nhà vǎn Đặng Thai Mai). Bác viết thư trả lời và gửi kèm "Bài thơ tức cảnh khi thức giấc":
|