|
|
NHỮNG LỜI DẠY DỄ HIỂU Bác đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, với nhiều nên vǎn hoá khác nhau, Bác tích luỹ được vốn kiến thức uyên thâm, kết tinh tinh hoa trí tuệ loài người, nhưng khi đến với cán bộ, quần chúng nhân dân, những tinh hoa trí tuệ được Bác chuyển hoá tới đối tượng phục vụ một cách nhẹ nhàng dễ hiểu, tầm hiểu biết của Bác luôn ở đỉnh cao của trí tuệ, nghệ thuật, tâm linh trong mối thiên tư giao cảm với con người, cho nên ai cũng ngạc nhiên bởi vì khi tiếp xúc với Bác, Bác không gây nên một sự ngạc nhiên nào cả, rất bình dị, ân cần gần gũi. Đầu nǎm 1946, có cuộc họp cán bộ từ Trung ương đến các địa phương. Bác đến thǎm và nói chuyện, khi giải thích mối quan hệ giữa chính sách của Chính phủ với nhân dân thông qua đội ngũ cán bộ địa phương, Bác dùng một tấm bìa hình tam giác cân. Bác hướng tấm bìa đáy lên trên, đỉnh xuống dưới mà nói, đây là chủ trương của Chính phủ (vừa nói Bác vừa chỉ tay dọc đáy trên của tấm bìa) có nhiều vấn đề lớn, rồi Bác chỉ tay xuống đỉnh tam giác phía dưới và nói, nhưng những chủ trương đó qua nhiều cấp, nhiều cán bộ yếu kém đến khi xuống dân thì bé lại chỉ còn chừng này. Rồi Bác lật tấm bìa đáy xuống dưới đỉnh lên trên và giải thích, chiều đáy là nguyện vọng của nhân dân, có rất nhiều, rất phong phú được phản ánh từ cơ sở nhưng khi qua nhiều cấp, nhiều cán bộ lên đến Trung ương thì chỉ còn bé chừng này, Bác chỉ tay vào đỉnh trên, xong Bác kết luận: "Vậy thì chúng ta phải làm gì để cho Chính phủ gần dân". Ai dự họp cũng đều thấm thía lời dạy của Bác và tự tìm ra câu trả lời đúng với công việc của mình. Trong một cuộc họp Hội đồng Chính phủ ở chiến khu Việt Bắc, Bác tặng mỗi thành viên Chính phủ một cái bút "anh hùng". Khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong một cuộc họp Hội đồng Chính phủ, Bác lại tặng mỗi thành viên một cái bút "chống quan liêu". Mỗi loại bút một thời như nhắc nhở nhiệm vụ chính của mỗi thành viên Chính phủ. Một lần có lớp tập huấn cán bộ quân dân chính, Bác đến thǎm và nói chuyện, Bác nói ngắn gọn, so sánh dễ hiểu: "Cuộc kháng chiến như nồi cơm, quân dân chính như ba ông Táo, thiếu một ông, hoặc ba ông không đồng tâm nhất trí thì không bắc được nồi cơm, do vậy kháng chiến muốn thành công thì quân dân chính phải đồng lòng". Trong thời kỳ kháng chiến nhiều cán hộ đi tuyên truyền về đường lối "trường kỳ kháng chiến", khi nhân dân chất vấn "kháng chiến khi nào thành công?" nhiều người không giải thích được bèn về hỏi Bác. Bác bảo: "Các chú biết rằng đồng bào ta phần lớn là nông dân thì pha lấy hình ảnh cụ thể, để đồng bào dễ hiểu, các chú lấy chữ nghĩa, nào là "phụ thuộc", "khách quan", "chủ quan" thì dân ít người hiểu, mà phải lấy những ví dụ như muốn có khoai ǎn lúa ǎn cũng phải chờ đến 3 tháng hoặc 6 tháng mới có thu hoạch, người phụ nữ có thai cũng phải hơn 9 tháng mới sinh con. Có đồng chí khi đọc bài của Bác, đề nghị Bác thay mấy chữ "cần, kiệm, liêm, chính" vì thấy mấy chữ này nó "cũ" quá, Bác bảo? "thế cơm ǎn nước uống xưa nay người ta vẫn dùng sao không thấy cũ". Đồng chí Chủ tịch Huyện Thanh Hà, lên gặp Bác, Bác hỏi công việc huyện nhà tiến bộ thế nào kể Bác nghe. Đồng chí báo cáo thành tích nào là phá hết chùa chiền, bao nhiêu tượng Bụt cho hạ xuống hết. Một phút lặng đi, Bác chưa kịp nói, đồng chí kể tiếp: "Thưa Bác, bây giờ muốn tiến bộ nhanh phải phá hết cái cũ đi, xây thay toàn bộ cái mới vào". Bác nghiêm nét mặt nói: "Thế ông cụ thân sinh chú còn không?", đồng chí trả lời Bác: "Dạ thưa Bác, cụ vẫn khoẻ ạ". "Thế chú về xử ông cụ ấy đi, ông ấy cũ lắm đấy, cổ hủ đấy", Bác nói từng tiếng với thái độ nghiêm khắc, chỉ chừng ấy, không giải thích gì thêm, đồng chí giật mình như sực nhớ ra một lỗi lầm nghiêm trọng. Nǎm 1946, cách mạng phải đối phó với nhiều kẻ thù trong giặc ngoài, bọn Việt cách Việt quốc gây cho ta bao khó khǎn, gian nan. Nhiều người lên yêu cầu Bác cho quét sạch chúng đi, Bác cười bảo. "Các chú đừng "nồi da nấu thịt" các chú giữ sức đánh Tây?", rồi Bác giải thích "dòng nước đang chảy có cây gỗ chắn ngang, làm rác rưởi, lá cây đọng lại, các chú cứ vứt từng cái rác, từng cái lá thì không xuể mà phải tìm cách gạt cây gỗ đi thì dòng nước sẽ thông thoát". Trước khi sang Pháp đàm phán hoà bình và mở rộng đối ngoại, Cụ Huỳnh Thúc Kháng - người được Bác giao quyền Chủ tịch nước, đến hỏi Bác kế nước nên sao, Bác nói: "dĩ bất biến ứng vạn biến!". Trong nội bộ các đảng anh em có thời kỳ xây ra bất đồng quan điểm. Đại hội các đảng nhằm thống nhất quan điểm được tiến hành. Trong thời gian Đại hội, đoàn đại biểu nước bạn láng giềng của ta, do không nhất trí với Đại hội nên bỏ ra về. Tình hình trở nên khó xử, nếu bỏ Đại hội về nước thì ảnh hưởng quan hệ với các đảng anh em, nếu tiếp tục tham dự Đại hội thì quan hệ với đảng bạn láng giềng? Bác quyết định không bỏ Đại hội để về nước vẫn ở lại nước sở tại trong thời kỳ Đại hội, viện lý do sức khoẻ, Bác không tham gia tiếp Đại hội mà đi nghỉ ở nơi khác. Nhờ quan điểm đúng, suốt thời kỳ dài ta chống Mỹ, dầu các đảng có mâu thuẫn với nhau, nhưng rất thống nhất và hết lòng ủng hộ ta đánh Mỹ. Có một học giả nước ngoài ví, Bác như một người tài giỏi gánh một gánh nặng đi trên một sợi dây thép luôn luôn giữ một sự thǎng bằng tuyệt đối, nếu chỉ cần một sợi tóc rơi xuống một bên gánh sẽ đổ vỡ hoàn toàn. Tháng Hai nǎm 1958 Bác sang thǎm hữu nghị ấn Độ, trước đấy 2 tháng, Ngô Đình Diệm cũng đến thǎm ấn Độ, Tổng thống họ Ngô cũng cố gần dân để che đậy bộ mặt độc tài phản dân. Khi Bác sang, thì những hoạt động "nịnh bợ" của họ Ngô bị lột tẩy, mà nhường chỗ cho những tình cảm chân tình của nhân dân Â'n Độ dành cho Bác. Hết lời ca ngợi Bác, là "vị Chủ tịch dân chủ nhất thế giới", Bác đi tàu hoả, khi tàu dừng bánh, Bác đi bộ đến ôm hôn và cảm ơn người lái tàu. Trong lễ chiêu đãi trọng thể dành cho Bác chiếc ghế sang trọng nhất, Bác từ chối và yêu cầu thay chiếc ghế khác như của mọi người. Biết đoạn đường không xa Bác đi bộ lẫn trong nhân dân đến chỗ họp báo. Trong buổi họp báo, Bác nói chuyện bằng tiếng Anh, Người tự xưng với các nhà báo là "bạn đồng nghiệp". Khi cần tài liệu Người rời bục nói chuyện xuống để đón từ tay người giúp việc, chứ không chờ sẵn. Khi nhận tấm thảm do nhân dân ấn Độ tặng, Bác không chỉ nhận tượng trưng mà tự cúi xuống vác tấm thảm và nói "Tôi vác cả tình cảm của nhân dân ấn Độ trên vai". Lúc chiếc máy chữ mang theo của Bác không may rơi vỡ. Bạn định tập trung những người thợ giỏi để sửa. Bác chỉ yêu cầu một người thợ thế rồi Bác cùng người thợ "vật lộn" với chiếc máy chữ mấy giờ đồng hồ. Có lần ta rất cần vận tải hàng không của một chiến dịch, nước bạn giúp ta cử đội trực thǎng sang. Khi xong chiến dịch đồng chí đội trưởng bạn đề nghị Bác xin Chính phủ bạn số trực thǎng trên, Bác rất cảm ơn va gợi ý nếu như Chính phủ bạn tuyên bố tặng lại Việt Nam, Bác sẽ gửi thư cảm ơn, như vậy về mặt ngoại giao sẽ tốt hơn cho cả hai bên. Việt Nam đã được giúp đỡ bây giờ lại xin số máy bay đó thì bất tiện cho cả hai bên, ý kiến Bác được Chính phủ bạn hoàn toàn ủng hộ. Sách lược đối ngoại của Bác dù hoàn cảnh nào, đối tượng nào cũng mềm dẻo, uyển chuyển nhưng có nguyên tắc, có lý, dựa trên tình cảm trọn vẹn, thuỷ chung. Khi đến với nhân dân, với đồng chí, Bác ở bên họ như người thân, không có sự cách biệt giữa lãnh tụ với dân, Bác hoà mình cùng vui chung ca múa tập thể, cũng làm "trùm lửa" trong đêm lửa trại của hướng đạo quân, cùng "hái hoa dân chủ" với ngày vui liên hoan vǎn nghệ "cây nhà lá vườn", cùng lẩy Kiều, làm thơ ứng khẩu, kể chuyện tiếu lâm. Con người Bác, phong cách Bác, tư tưởng Bác toát lên một chân lý dễ hiểu: dân dã mà thanh cao, cụ thể dễ hiểu mà uyên bác, tinh tuý. ở Bác lời nói không cầu kỳ, kiểu cách. Lời nói đơn giản, cụ thể nhưng chứa đựng một nội dung giáo dục. Nhớ đợt tập huấn ở Việt Bắc, có nhiều ý kiến thắc mắc hỏi Bác nếu Mỹ can thiệp vào Việt Narn thì thế nào, kháng chiến dài hay ngắn... Bác bảo: "Chú cầm gậy đánh Bác, chú sẽ không thắng được Bác vì Bác sẽ phản công lại, các chú xung quanh sẽ ủng hộ Bác vì Bac là chính nghĩa, chú là phi nghĩa. Mỹ đánh ta ta đánh lại, các nước sẽ ủng hộ ta". Bác giải thích cuộc kháng chiến dài hay ngắn, Bác cầm một cây gậy, Bác hỏi dài hay ngắn, có người bảo dài, có người bảo ngắn. Bác nói dài hay ngắn tuỳ thuộc từng người Cuộc kháng chiến dài hay ngắn tuỳ thuộc nhân dân ta, tuỳ thuộc ở tất cả mọi người, nhân dân đoàn kết, cán bộ gương mẫu, gần dân, hướng dẫn nhân dân kháng chiến thì kháng chiến sẽ không dài. Một lần, đến thǎm lớp học cán bộ dân vận, Bác hỏi một học viên: "Ai to nhất việt Nam?", người học viên trả lời: " Dạ thưa Bác, Bác to nhất ạ" Bảc ôn tồn giải thích: "Chú thế là đang còn "phong kiến" đấy, này nhé chú nhớ câ"Việt Nam dân chủ cộng hoà" thế ai là chủ đây nào? dân là chủ, dân là to nhất chứ, Bác cháu ta chỉ là công bộc của dân mà thôi". Trước khi đoàn cán bộ vào Nam công tác, Bác đến thǎm, Bác cǎn dận thật dễ hiểu, ngắn, gọn: "Các chú luôn nhớ cách đánh của ông cha ta, phải làm sao bắt chúng đánh theo cách đánh của ta, ví như bắt thằng Tây ngồi cầm đũa ǎn với ta, chắc nó chỉ ngồi mà nhìn ta gắp món này đến món khác. Các chiến sĩ ta rất dũng cảm nhưng các chú phải tiết kiệm xương máu đồng đội mình, tiết kiệm từng hạt gạo, giọt mồ hôi của nhân dân. Ta thắng địch là chỗ đó." Một lần Bác đến dự Hội nghị báo cáo thành tích của dân quân, Bác gọi cô dân quân bé nhất vừa báo cáo thành tích của quê hương, Bác khen thành tích tốt, đến khi cô kết luận: "Có thành tích vì ở địa phương cán bộ thì bám dân, du kích thì bám địch". Bác cười và sửa lại: "Cán bộ gần dân du kích, còn du kích thì bám địch mà đánh chứ". Gặp một cô khác, Bác hỏi; "Cháu làm gì?" Cô thưa với Bác: "Dạ thưa Bác cháu là anh nuôi ạ" Bác vui vẻ nói: "Cháu là gái sao lại bảo là anh nuôi?". Nǎm 1961 , chị Tuất được cừ đến làm nhiệm vụ bảo vệ Bác và đoàn đại biểu phụ nữ quốc tế. Hôm đó, Bác đến hội trường sớm hơn mọi người, gặp chị Tuất, Bác hỏi về công việc của chị. Chị trả lời là công an giao cảnh Bác hỏi: "Giao cảnh là gì?". Chị trả lời là công an chỉ đường. Bác cười nói: "Thế thì cháu nói là công an chỉ đường chứ". Cháu có biết bắn súng không, cháu đến đây làm gì... Chị trả lời Bác chị là xạ thủ, đến đây làm công tác cảnh vệ. Bác sửa lại: "Tiếng ta dễ hiểu các cháu nên dùng tiếng ta từ "xạ thủ", "cảnh vệ" nên thay bằng "bắn súng" và "bảo vệ"". Có đồng chí cán bộ lên báo cáo tình hình công tác, Bác quy định chỉ báo cáo trong 30 phút. Hôm đó báo cáo hết 45 phút. Bác nói chân tình: "Sở dĩ kéo dài thời gian vì cháu xin ý kiến Bác nhiều quá, như vậy là chưa chủ động, chưa sáng tạo, lần sau cháu cố gắng làm tốt hơn". Đồng chí Aléo, Chủ tịch phong trào dân tộc Tây Nguyên, ra miền Bắc đến báo cáo tình hình Tây Nguyên với Bác. Đồng chí đề nghị Bác tǎng cường thêm nhiều cán bộ giỏi cho Tây Nguyên. Bác cười và hỏi lại "Đồng bào ta có nuôi gà không?", đồng chí trả lời là nuôi nhiều lắm ạ. Bác bảo: "Đồng bào nuôi gà lúc đầu đẻ 5 trứng sau đẻ mười, rồi hơn nữa, những quả trứng đó sẽ nở thành con. Chính những con gà nở ra trong vùng đó mối thích hợp với hoàn cảnh đó Bác giải thích bồi dưỡng cán bộ tại chỗ là tốt nhất kháng chiến của ta lấy tự lực cánh sinh là chính". Thời kỳ đầu thành lập Chính phủ mới, Bác phân công ông Cù Huy Cận về bộ canh nông, vì việc mới sợ làm không được nên đề nghị Bác cho làm việc khác, Bác bảo: "Việc gì mà chẳng mới, thế chú tưởng rằng Bác làm Chủ tịch là việc cũ à? Chú cứ làm đi rồi sẽ tiến bộ". Trong thời kỳ kháng chiến, Bác rất quan tâm đến phong trào thi đua ái quốc", 'thông qua phong trào vận động toàn dân tập trung nhân tài vật lực cho kháng chiến. Khi giao nhiệm vu cho người phụ trách phong trào, Bác tặng chiếc quạt mà nhân dân gửi tặng Bác và dặn, "Bác tặng lại chiếc quạt này để quạt cho phong trào lớn mạnh" Trong thời kỳ kháng chiến, khi phát động đẩy mạnh công tác phê bình và tự phê bình, có đồng chí sợ phê bình chỉ nói về khuyết điểm của cán bộ, đảng viên thì kẻ địch sẽ lợi dụng phản tuyên truyền. Bác bảo "Muốn thế thì cán bộ phải tránh khuyết điểm, phải nhớ rằng "rừng có vạch, vách có tai" không thể bưng bít khuyết điểm trước quần chúng được, cán bộ sợ khuyết điểm không giám sửa khuyết điểm không xứng là cán bộ". Đến nói chuyện với lực lượng công an, Bác bảo: "Các chú tuy được tǎng cường mạnh về số lượng, tinh thông về nghiệp vụ, có hàng vạn đôi mắt đôi tai để canh gác biên giới Tổ quốc nhưng không xuể, cho nên phải dựa vào dân, vì dân có hàng triệu đôi mắt đôi tai". Bác hỏi: "Các cô các chú nhận biết tình hình chung bằng cách nào?" Có đồng chí trả lời Bác là thông qua quần chúng nhân dân Bác nói: "Như thế chưa đủ, cần đọc sách báo hàng ngày để nắm bắt tình hình thêm" rồi Bác dặn: "Không phải vì bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền mà ngǎn cản dân không cho dân tiếp xúc với lãnh đạo, Bác biết có nhà báo đến cuộc mít tinh để đưa tin, chụp ảnh nhưng công an không cho vào kỳ đài, lo bảo vệ an toàn là đúng, nhưng để người khác hỏng việc là không tốt". Bác cǎn dặn những người thay mặt nhân dân thực hiện "cán cân công lý", phải luôn luôn nêu cao đạo đức "làm oan một người vô tội không còn lẽ sống của người công an" hoặc gặp trường hợp đối tượng "bắt cũng được không bắt cũng được thì cương quyết không bắt". Luôn luôn phải quý trọng con người, Bác nói chân tình "Các chú thử ngồi trong nhà giam xem" nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại". Khi Mỹ dùng thuỷ lôi phong toả cảng sông, cảng biển của ta, Bác biết tin ở Bến Thuỷ các chiến sĩ của ta đã dũng cảm lái ca nô chạy qua bãi thuỷ lôi để tiêu diệt thuỷ lôi, rất nguy hiểm đến tính mạng, Bác gặp cán bộ có trách nhiệm cǎn dặn: "Ta đánh địch ta thừa dũng cảm, nhưng Phải tiết kiệm xương máu, các chú tìm phương pháp để điều khiển ca nô tự động không người lái chạy qua bãi thuỷ lôi, chứ dùng người lái thì quá nguy hiểm. Ngay lúc đó chương trình ca nô tự động điều khiển mang tên T.5 được triển khai nhanh chóng có kết quả. Một lần có đồng chí vào báo cáo Bác tình hình chiến sự miền Nam, báo cáo về trận đánh lớn ta tiêu diệt dược nhiều sinh lực địch, đồng chí hết lời ca ngợi trận đánh rất, đẹp, Bác với vẻ suy nghĩ và hỏi: "Chú hiểu thế nào là trận đánh đẹp". Bác quan tâm lo lắng đến sự tiến bộ mọi mặt của cán bộ, nhưng Người kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí của công, tha hoá đạo đức ở cán bộ. Khi được biết ở một đơn vị có một số cán bộ có tệ tham ô, Bác đến nói chuyện, Bác hỏi: "ở đây, có ai có vợ con rồi", một số người đứng lên, Bác chỉ một đồng chí gần và hỏi: "Bác hỏi thật chú, chú có bao giờ ǎn bớt phần cơm của vợ con không?", "Dạ thưa Bác không ạ", cả hội trường lắng xuống khi Bác nghiêm khắc phê bình: "Thế thì tại sao có một số cán bộ, thấy tài sản của nhân dân, tiêu chuẩn của bộ đội cứ hễ sảnh ra một chút là tìm cách bỏ túi". Vào mùa nước sông Hồng đang lên, Bác cho gọi đồng chí Thứ trưởng Bộ Thuỷ lợi lên hỏi:"Chú cho Bác biết mực nước sông Hồng lên bao nhiêu?" , "Thưa Bác tối qua mực nước là..." Bác ngắt lời:"Tối qua Bác biết rồi, Bác muốn biết lúc này là bao nhiêu?". Đồng chí thứ trưởng không trả lời được: Bác nghiêm giọng nói: "Thuỷ-hoả-đạo-tặc, giặc lụt tai hại bao nhiêu chắc chú đã biết rõ, vậy sao chú nắm tình hình không sát, phải như bộ chỉ huy nắm địch". Khoảng giữa nǎm 1945, Bác đang nóng lòng chờ đợi tin từ phía lực lượng quân Đồng minh, bỗng đồng chí thông tin viên vội vàng vào báo cáo Bác là 4 giờ có máy bay Đồng Minh tới, Bác hỏi lại: "Chú nói 4 giờ là 4 giờ nào?", rồi Bác nói thêm: "Báo cáo quân sự là phải chính xác, nếu không sẽ sai lầm nghiêm trọng. Chú cần nói rõ 4 giờ chiều hay 4 giờ sáng mai". Lần Bác về thǎm Bắc Cạn, các đồng chí bảo vệ làm một hàng rào dây xung quanh lễ đài, khi Bác đến nhân dân ào lên ai cũng muốn được gần Bác, các đồng chí bảo vệ cứ lo giữ chặt rào dây không cho dân đến gần Bác, thấy vậy Bác bảo: "Các chú dỡ bỏ hàng dây ngǎn này đi", vừa nói tay Bác vừa nhổ hai chiếc cọc gần rồi Bác tươi cười dang tay ra hiệu cho đồng bào ngồi xuống, thế là hàng trǎm người như một ai cũng ngồi xuống theo hướng dẫn của Bác. Nhớ lần Bác về thǎm quê, nhân dân đổ ra hai bên đường đông nghịt đón Bác, các đồng chí công an lo quá vì xe chỉ nhích từng tý một, Bác vui vẻ bảo: "Nhân dân có quý Bác mới ra đông thế, các chú phải mừng chứ", Bác lên nông trường Đông Hiếu, các đồng chí cán bộ nông trường mang mật ong, cà phê, cam ra tặn Bác, Bác hỏi: "Những sản phẩm này là của ai?", các đồng chí thưa; "Thưa bác do nông trường làm ra, xin biếu Bác làm quà", Bác liền nói: "Của nông trường mà các chú đem biếu Bác, tham ô à, hãy cất đi". Bác chỉ lấy 3 quả cam, đến chân cầu thang máy bay Bác tặng cam cho hai đồng chí phi công và nói: "Chú này có vợ Bác biếu 2 quả, chú này chưa vợ Bác biếu một quả". Bác vào thǎm cơ quan Tỉnh uỷ, thấy quang cảnh mới dọn dẹp, trước phòng làm vlệc có bồn hoa, có nhiều hoa mới, giờ nghỉ trưa trời nầng Bác ra xem vườn hoa thấy nhiều bông đã héo, Bác liền nhổ mấy bông héo lên xem thì ra là những cành hoa không rễ mới được cắm xuống, Bác phê bình cách làm ǎn chuộng hình thức. Bác xuống nhà ǎn thấy tường mới quét vôi trắng, Bác dùng ngón tay quệt vào tường rồi giơ cao ngón tay đầy vôi mới và nói với mọi người: "Nghe tin Bác về các chú mới làm lại chứ gì?". Vào thǎm nhà ǎn thấy được quét dọn sạch sẽ, Bác hỏi chị cấp dưỡng: "Hàng ngày có được sạch như thế này không?" Chị trả lời Bác: "Dạ thưa Bác nghe tin Bác về thì chị em quét dọn sạch hơn trước", Bác khen là nói thật thà. Về thǎm Tỉnh ủy Hà tĩnh, từ chỗ vǎn phòng làm việc đến hội trường một quãng khá xa, các đồng chí mời Bác lên xe, Bác bảo: "Thôi, "cuốc" quen rồi, tất cả "toàn cuốc" cả cho vui", có đồng chí thợ ảnh chạy lên trước để chụp hình Bác đi bộ, Bác nói vui: "Chú đi lên trước Bác, người khác chụp được khi vào ảnh người ta tưởng chú to hơn Bác, Bác đi đón chú", tất cả đều cười vui vẻ Bác về thǎm Quảng Ninh, đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh trong bộ comlê cổ thắt caravát màu đỏ chói trang trọng ra đón Bác. Khi gặp, Bác nói: "Chú ǎn mặc đẹp đấy chứ, thế chú thắt cái gì đo đỏ trên cổ vậy" mọ~ người cười, đồng chí mặt đỏ gay bèn trốn đi chỗ khác để tháo caravát. Lần sau Bác xuống thǎm lần này đồng chí Chủ tịch tỉnh ra đón Bác, rút kinh nghiệm đồng chí Phó chủ tịch lần trước, lần này đồng chí chỉ mặc áo sơ mi ngắn tay. Khi gặp Bác hỏi: "Chú làm gì?" đồng chí thưa là Chủ tịch tỉnh, Bác nói ngay: "Thế Chủ tịch tỉnh ra đón Chủ tịch nước mà chỉ ǎn mặc đơn giản thế này thôi à? Cái gì quá thái thì không nên cầu kỳ quá, cẩu thả quá đều sai". Nǎm 1963, về thǎm tỉnh Lai Châu, Bác gặp các cán bộ tỉnh, Bác thấy có đồng chí ǎn mặc trau chuốt, sang trọng, khi nói chuyện Bác ân cần hỏi thǎm sức khoẻ gia đình, phong trào quê hương sau Bác nói khẽ: "Chú là người dân tộc, có trình độ mà lại là lãnh đạo thì cần phải giản dị hơn nữa, ta còn nghèo? đặc biệt nhân dân vùng cao còn thiếu thốn nhiều thứ". Một lần đồng chí Nha người dân tộc được phân công bảo vệ Đại hội Đảng, đồng chí đứng gác một vị trí đặc biệt. Thấy một cụ già chân đi dép cao su, đầu đội mũ đã cũ, vai mang một túi vải đang đi vào khu vực đồng chí bảo vệ, đồng chí Nha đến gần và hỏi: "Thưa cụ, cho cháu xem cái giấy ra vào ạ", đồng chí bảo vệ Bác đến nói: "Bác đấy sao lại hỏi giấy Bác". Nha lúng túng, rồi trả lời: "Bác cũng phải có cái giấy mà, có giấy mới được vào". Lúc đó đồng chí cận vệ Bác tỏ thái độ bực mình, Bác ôn tồn bảo: "Chú phải đi tìm chỉ huy của chú ấy mới được. Bác cháu mình quên giấy rồi". Một lát sau đồng chí chỉ huy vội chạy đến bảo: "Bác Hồ đấy, sao lại không để Bác vào". Lúc đó đồng chí Nha mới biết ông cụ là Bác Hồ, Nha sung sướng quá, nhưng rồi ân hận đứng đờ ra, Bác vui vẻ bảo Nha: "Chú làm nhiệm vụ bảo vệ như vậy là tốt". Sáng hôm sau Nha cùng đồng chí chỉ huy được Bác cho gọi vào. Bác lấy ra tấm ảnh và nói: Chú Nha mới vào đơn vị chưa biết Bác, khi thấy người không có giấy không cho vào nơi quy định là đúng, đáng khen, Bác thưởng chú Nha chiếc ảnh này. Còn các chú cán bộ khi giao nhiệm vụ cho chiến sĩ mới chưa giới thiệu về Bác, trở ngại công việc Bác phê bình". Được biết một số đồng chí khi tập thể giao công tác cấp dưỡng thì tỏ thái độ không bằng lòng, nhân dịp nói chuvện với đơn vị Bác kể chuyện ngày xưa Bác làm nghề cấp dưỡng ra sao: "Bác phải nấu nướng cho bọn quan lại, tư sản ǎn, không được như các cô các chú cấp dưỡng bây giờ, được phục vụ nuôi nấng cán bộ của cách mạng, cán bộ là vốn quý của cách mạng cán bộ có khoẻ công việc mới chạy đều, nuôi cán bộ là một việc rất quan trọng, là góp công chǎm lo cho sự nghiệp cách mạng". Nghe Bác nói chuyện, ai cũng thấy an tâm tự hào về công việc cấp dưỡng mình làm, từ đấy không ai kêu ca nữa. Bác đến thǎm một đơn vị bộ đội, đơn vị chào đón Bác theo điều lệnh quân đội. Bác ân cần đến gần một chiến sĩ rồi cúi xuống sửa lại chiếc áo len chỗ thò ra ngoài quân phục. Khi vào xem nội vụ? Bác đến gần giường của một chiến sĩ thấy phía đầu giường dán hình cô gái đẹp, Bác hỏi: "Thím đấy à?", đồng chí ấp úng trả lời,"Dạ thưa Bác không ạ, cháu cắt ở hoạ báo ra đấy ạ". Bác nói: "Sao chú không treo hình thím ấy? Nếu chú về nhà thấy thím ấy treo hình người khác đầu giường thì chú nghĩ thế nào?", Bác đến thǎm bộ đội thử vũ khí mới, đồng chí sỹ quản trực chỉ huy chạy đến nghiêm chỉnh dõng dạc báo cáo khẩu lệnh, xong Bác nói với đồng chí cán bộ cấp cao của quân đội cùng đi với Bác hôm đó: "Trông chú ấy dữ tợn quá, Bác nghĩ phong thái bộ đội Việt Nam nghiêm nhưng hiếm hơn, Bác muốn bộ đội Việt Nam phải giữ phong cách đặc biệt Việt Nam, điều chú đi học nước ngoài một thời gian đã Âu hoá thiếu. Có lần Bác đến Bộ Tổng tham mưu nhắc các đồng chí không nên giam giữ giặc lái Mỹ ngoài Hà Nội vì địch có thể đột nhập đường không để giải thoát, theo lời Bác ta bí mật di chuyển giặc lái ngay, quả nhiên sau đó chúng tổ chức đột nhập và bị thất bại. Sau ngày giải phóng, tình hình tỉnh Quảng Ninh còn rất phức tạp. Bác xuống thǎm, các đồng chí bố trí nơi nghỉ có bảo vệ nghiêm ngặt- Bác bảo ở gần đây có đơn vị bộ đội nào đóng quân không, được biết trên đồi cao có một đơn vị, Bác đề nghị lên đó vì trên đồi cao gió mát, Bác nói: "Bác nằm giường gỗ quen, thoải mái hơn, lên đó với anh em bộ đội cho vui lại bí mật, các chú lại đỡ công tác bảo vệ". Bác đi đâu Bác không muốn cho mọi người biết rộng ra vì vừa đỡ tốn thời gian đón tiếp, vừa công tác bảo vệ đơn giản hơn, đặc biệt nắm tình hình sâu sát hơn. Đến một địa phương Bác thấy đón Bác quá rờm rà, hình thức. Khi gặp các đồng chí cán bộ có trách nhiệm Bác kể câu chuyện thời Nga hoàng: "Thời đó Nga hoàng đi đâu đều báo trước, một lần đến địa phương để xem dân chúng ra sao, tên quan quản vùng bèn bố trí mọi cách để nịnh hót vua, nó thuê hoạ sĩ vẽ nhiều tranh rực rỡ, sửa sang nhà cửa đường sá nơi bố trí cho vua đi qua, dọc đường bố trí những người béo tốt giả vờ đóng dân địa phương lấp ló đâu đó để cho vua tình cờ trông thấy, nó bố trí một quang cảnh như thật để bịp ông vua vốn cũng rất quan liêu, Nga hoàng thấy thế khen ngợi và trọng thưởng tên quan đó" Bác dặn: "Các chú đừng bắt chước tên quan kia". Cuối nǎm 1946, Bác từ Pháp về đến Hải Phòng, để bố trí Bác về Hà Nội cho an toàn các đồng chí đã tìm một người cải trang giống Bác rồi đưa công khai về Hà Nội còn Bác sẽ đi theo con đường bí mật, biết được, Bác không nhất trí: "Lỡ ra có chuyện gì không hay đối với người đóng Bác thì các chú tưởng Bác bằng lòng chǎng, phải tin tưởng ở nhân dân, có nhân dân bảo vệ kẻ xấu không dám làm gì Bác đâu. Các chú đừng làm theo kiểu Hít le đánh lừa nhân dân". Bác bình thản lên tàu về Hà Nội, dọc đường khi tàu dừng bánh Bác nói chuyện với nhân dân giữa đám đông và không có chuyện gì xẩy ra. Cách mạng mới thành công, tình hình phức tạp, nhiều người đề nghị Bác cho bắt giam một người để đề phòng hậu hoạ. Bác hỏi: "Các chú bắt người ta để làm gì?". Có đồng chí trả lời: "Dạ thưa Bác, bắt để cho họ sợ, để..." Bác nghiêm nét mật nhưng giọng ôn tồn: "Thế chú có biết làm cho người ta sợ hơn hay là làm cho người ta kính trọng hơn, người ta yêu mình hơn. Các chú nên nhớ rằng: không sợ người ta không theo mình, mà chỉ sợ lòng mình không rộng". Khi Bác hỏi về xử trí bọn phỉ ở Kỳ Sơn (Nghệ An) thế nào, đồng chí có trách nhiệm báo cáo Bác là những tên có nợ máu sẽ đem xử tử hình. Bác bảo: "Thế là sai to rồi, các chú giết họ một thì họ sẽ theo giặc mười, giết họ mười thì họ sẽ theo giặc trǎm, các chú phải phân biệt đâu là giặc, đâu là ta, họ lỡ theo giặc ngoại xâm làm việc phi nghĩa, ta phải tìm cách vận động để họ trở về với nhân dân, phải hiểu được âm mưu của giặc ngoại xâm, phân tích cho họ rõ âm mưu chúng là muốn ta "nồi da nấu thịt", vận động họ, ai trở về với nhân dân sẽ được khoan hồng và có thưởng". Theo lời Bác, ta mở chiến dịch tuyên truyền vận động nhân dân cô lập tối đa lực lượng kẻ thù, cho nên âm mưu gây rối của chúng bị thất bại. Khi làm việc gì Bác cũng tôn trọng ý kiến tập thể, tinh thần dân chủ của Bác thể hiện trên nhiều mặt hoạt động. Có lần Bác viết bài đǎng báo. trước khi đǎng báo, đồng chí phụ trách tuyên huấn đến đề nghị Bác đổi lại trật tự đầu đề là "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", Bác hỏi thêm ý kiến của đồng chí khác cũng theo ý kiến như đồng chí tuyên huấn. Bác nói: "ý kiến các chú cũng có lý, nhưng theo Bác thì ví như gia đình các chú mua được bàn ghế giường tủ mới, trước khi kê vào phòng các chú phải quét dọn sạch sẽ hay cứ để rác rưởi bẩn thỉu". Rồi Bác nói luôn: "Vì các chú đều có ý kiến vậy, Bác đồng ý đổi lại trật tự ở đầu bài, còn nội dung cứ giữ nguyên ý Bác là "quét sạch chú nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng" ý và tứ của Bác ở một bài báo dạy về đạo đức cách mạng là vậy. Biết một đồng chí cán bộ chỉ huy rất nóng tính đối với anh em, cho nên anh em không kính phục, Bác cho gọi lên, trên bàn Bác đặt một cốc nước lạnh, một cốc nước nóng, Bác chỉ vào cốc nước nóng: "Chú uống đi". Đồng chí thưa là nước đang nóng chưa uống được, Bác nói: "Thế đấy đối với Bác cũng nóng, đối với chú cũng nóng có ai uống được nước nóng đâu, sao chú lại nóng với anh em?". Sau này mỗi lần khi nóng với anh em đồng chí định quát tháo ầm ĩ nhưng nhớ lời Bác đồng chí lại thôi, dần dần đồng chí bỏ được chứng bệnh nóng. Anh em hay phàn nàn về một đồng chí chỉ huy thường hay vô cớ phê bình anh em. Biết chuyện, hôm ǎn cơm với Bác, Bác hỏi: "Bánh ga-tô ǎn có ngon không?" đồng chí thưa với Bác là rất ngon, Bác hỏi tiếp: "Nhưng khi chú ǎn no rồi, mời chú ǎn bánh chú thấy có ngon không?" đồng chí thưa là sẽ mất ngon, Bác nói ngay: "Chú nhớ phê bình và tự phê bình là cần thiết và đáng quý nhưng không đúng lúc, đúng chỗ mà bắt người ta phải nghe, phải nhận thì người ta không ai chấp nhận được, và khi phê bình phải có tình thương yêu đồng chí, anh em", từ đó đồng chí hết phê bình bừa bãi. Một lần có đồng chí cán bộ cao cấp đi tắm biển cùng, Bác biết đồng chí này là người vùng biển. Khi ra đến bãi biển thấy nhân dân kéo lưới đông vui, Bác hỏi đồng chí: "Chú có biết kéo lưới rùng và cầm chèo không?" đồng chí trả lời Bác tuy là dân biển nhưng chỉ làm công việc trên cạn, Bác nói vui:"Có lẽ Ban tổ chức nên thêm mục thành phần lý lịch "ngư dân không biết nghề biển". Khi ra thǎm đảo Cô tô, Bác xắn quần lội xuống ruộng thǎm bà con nông dân. Đến ruộng khoai Bác lấy tay đào một gốc khoai giơ lên rồi nói với đồng chí Bí thư đảo: "Khoai rất nhiều củ nhưng vì thiếu phân và thiếu nước nên củ nhỏ". Bác cǎn dặn nên xây kè, hồ để giữ nước, trồng nhiều cây vừa chống gió lại giữ được nước. Nhìn thấy bà con đi giữa đường cát nóng, Bác bảo đồng chí Bí thư: "Hẹn chú ba nǎm nữa phải có cây xanh, có bóng mát cho dân". Lần Bác về thǎm một hợp tác xã, Bác nói chuyện với bà con giữa trời nắng nóng, đồng chí cán bộ xã vội lấy ô che nắng cho Bác, Bác bảo: "Sao chú lại lấy ô của các cụ che cho Bác, trời nắng chú có tìm đủ ô che cho các cụ đang ngồi dưới nắng với Bác không?". Có lần Bác đến thǎm và nói chuyện với một lớp học, trời nóng, hội trường chật, Bác và các học viên đều ướt đẫm mồ hôi, có đồng chí cán bộ vội lấy chiếc quạt quạt cho Bác, Bác bảo: "Ai nhờ chú quạt cho Bác, anh em ngồi dưới cũng nóng như Bác". Lần Bác về thǎm tỉnh Thái Bình, các đồng chí chuẩn bị bài phát biểu cho Bác. Bác xem qua trước Bác không nhất trí đoạn nói về việc xoá mù chữ, Bác nói: "Nếu lát nữa Bác phát biểu trước đồng bào, nhỡ còn có người mù chữ, thì họ đánh giá Hồ Chủ tịch cũng mắc bệnh quan liêu thì sao?". Đến thǎm một trường học khi nghe báo cáo về nhiều mặt tốt Bác khen ngợi, đến đoạn trồng cây, mỗi người trong nhà trường từ sinh viên đến cán bộ mỗi người đều trồng 3 cây. Bác bảo: "Chỉ nên trồng một cây thôi nhưng phải chǎm sóc cho nó sống". Nǎm 1961, Bác trở lại thǎm Pắc Bó, khi lên thǎm hang, thấy đường vào hang được phát quang sạch sẽ, dễ đi, Bác bảo: "Các chú làm thế này thế hệ sau tưởng hồi xưa đường đi lối lại cũng dễ dàng, nếu muốn sửa sang để đón khách, nhất là khách quốc tế thì các chú làm con đường bên cạnh, để khách thǎm thấy được đúng hoạt động khó khǎn gian khổ hồi xưa". Hồi ở chiến khu khi đến địa điểm mới là Bác bảo với mọi người tǎng gia sản xuất, khi biết cơ quan sắp chuyển đi chỗ khác có đồng chí thưa với Bác là không nên trồng nữa, Bác bảo: "Ta trồng nếu ta không thu hoạch thì để lại cho nhân dân, nếu sau này có trở lại thì đã có rau ǎn rồi". Đơn vị thông tin cải thiện được món tươi, cử một đồng chí mang thư dán kín ngoài đề "hoả tốc" đến để mờl Bác cùng dự liên hoan, khi đồng chí trở về mang theo lá thư của Bác vẻn vẹn mấy chữ "Cái gì đáng hoả tốc thì hoả tốc, nếu không thì đi bằng "thuỷ tốc" nhé, chào thân ái, Bác Hồ". Một lần các đồng chí thông tin mắc điện thoại cho Bác, Bác mời hút thuốc, có đồng chí rút liền 3 điếu, Bác nói vui: "Sao chú lấy nhiều thế" đồng chí thưa Bác là lấy phần cho đồng chí khác, Bác khen, rồi lấy ra một điếu nữa đưa cho đồng chí và nói: "Ưu tiên biếu chú thêm một điếu nữa vì biết nghĩ đến người khác". Khi giặc Mỹ tǎng cường bắn phá ra miền Bắc, Bác tham dự cuộc họp bàn về tình hình cách mạng mới. Có đồng chí phát biểu: "Mỹ ném bom ra miền Bắc thì tình hình cũng không có gì thay đổi cả, chúng ta vẫn tiến công...". Bác bình tĩnh nói. "Sao chú lại nói tình hình không có gì thay đổi cả. Ta không sợ địch, nhưng Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc tất nhiên gây nhiều khó khǎn cho ta, cần phải thấy hết khó khǎn để có biện pháp khắc phục...". Trong vườn Bác có cây đa, một lần chỉ cây đa, Bác hỏi đồng chí phục vụ: "Chú cỏ biết làm cho rễ cây đa theo ý mình cắm xuống đất được không?" Đồng chí trả lời Bác là lâu và khó lắm, Bác bảo: "Ư` nếu lâu và khó thì Bác làm thử". Bác lấy 3 lọ thuỷ tinh và 3 sợi dây, mỗi rễ Bác cho một lọ và đổ nước, cột sợi dây vào lọ rồi treo lên thân cây, ngày qua ngày Bác theo dõi, khi nào hết nước Bác thêm vào. Rễ trong lọ thuỷ tinh phát triển ngày một dài, dần dần kéo xuống đất vào đúng chỗ theo ý định của Bác, cây rễ tạo nên một thế cảnh độc đáo và đẹp, Bác đặt tên cho là "cây đa kiên trì". Bác là tấm gương tiêu biểu tiết kiệm của công, thái độ giữ gìn tài sản chung của nhân dân được Bác luôn luôn chú ý. Bác không những nghiêm khắc đối với bản thân mình, mà Bác không cho phép bất cứ một cán bộ nào, ở bất cứ cấp nào, không được đụng đến của công. Bác rèn luyện cán bộ phải có thói quen tiết kiệm, từ những việc nhỏ nhất trong sinh hoạt hàng ngày đến việc lớn quốc gia đại sự. Lúc đầu Việt Nam thông tấn xã cung cấp bản tin chỉ in một mặt, Bác đọc thấy lãng phí giấy, Bác phê bình. Những loại giấy tờ nào chỉ mới dùng một mặt Bác để riêng dùng để viết bài ở mặt trắng. Bác đến thǎm một trường cán bộ, được biết khi có lương là anh em tiêu pha thoải mái, được mấy ngày hết tiền lại phải đi vay. Bác vào phòng thấy anh em đông vui, Bác bảo, Bác có trà mời các chú cùng uống, nói rồi tự tay Bác pha trà, mỗi lần pha xong Bác lại rót vào một cái cốc to, Bác làm đến 4 lần như vậy, khi ấy Bác mới rót từ chiếc cốc to ra chén rồi mời anh em uống. Bác bảo: "Trà Bác pha lần thứ 4 mà vẫn thơm ngon, các chú học cách pha trà của Bác vào việc chi tiêu lương hàng tháng nhé". Mọi người được một bài học nhẹ nhàng mà thấm thía. Lần khác đến một trường học có hơn 4000 học viên, Bác được biết hàng ngày trường phải thuê xe chở nước từ xa về cho học viên dùng. Khi nói chuyện với mọi người, Bác hỏi: "Các cô các chú mỗi người có thể đào nổi một mét khối đất không?" Cả hội trường đồng thanh là làm được. Bác nói: "Thế thì tại sao không tập trung tổ chức đào giếng để dùng mà phải dùng xe hàng ngày chở nước vừa tốn kém lại dùng không thoải mái". Khi về thǎm công trình đập nước Suối Hai, thấy có ngôi nhà nghỉ mát của tỉnh uỷ xây to, đẹp Bác bảo: "Sao các chú không lo xây nhà cho dân mà lại lo xây nhà nghỉ cho Tỉnh uỷ?" Nǎm 1969, Bác đọc báo thấy Nghị quyết Bộ Chính trị chỉ thị chuẩn bị chào mừng 4 ngày lễ lớn, trong đó có ngày sinh của Bác. Bác cho gọi đồng chí có trách nhiệm lên và hỏi: "Tại sao các chú cho tổ chức sinh nhật Bác linh đình thế, Lênin là bậc thầy của cách mạng thế giới, Bác chỉ là học trò của Lênin sao các chú đặt Bác ngang với Lênin, sao lại đặt việc riêng của Bác ngang với việc chung của Nhà nước, của Đảng?". Bác chỉ tay lên trang báo nói tiếp; "Vì sao các chú cho in sách của Bác nhiều thế này, nên dành nhiều giấy cho các cháu học sinh, còn việc xây nhà bảo tàng này, nhà lưu niệm nọ là quan trọng nhưng nước ta còn chiến tranh, nên dành vật liệu để làm nhà cho dân ở những nơi họ tự phá nhà mình làm đường cho xe đi, khi nào đời sống sung túc ta sẽ xây dưng bảo tàng, nhà lưu niệm...". Bác thích ǎn cà pháo quả nhỏ vùng Nghệ An, đồng bào Nghệ An chở cả một xe quả ra biếu Bác. Bác dặn đồng chí cấp dưỡng, Bác chỉ ǎn một ít, cà thì rất nhlều, chú trừ phần của Bác riêng, phần cà còn lại, ai ǎn thì trả tiền cho đồng bào. Bác về thǎm quê, các đồng chí tỉnh uỷ chiêu đãi Bác đủ các món ǎn sang trọng. Đến bữa ǎn Bác nhắc đồng chí Nguyễn Khai, người cùng đi với Bác: "Cơm của ta đâu, đem ra", đồng chí mang ra một gói, mở xong lần lá bọc, lộ ra nắm cơm độn ngô và gói thịt bǎm nhỏ, kho khô hạt tiêu, Bác mời mọi người: "Ta ǎn gói cơm này trước rồi ǎn cơm của tỉnh sau". Nói rồi tự tay Bác chia cơm và thịt kho cho từng người như nhắc nhở mọi người trong lúc toàn dân đang phát động tiết kiệm vì đồng bào miền Nam ruột thịt, thì suất ǎn của ai kể cả Chủ tịch nước cũng phải độn ngô. Đối với các đồng chí tỉnh ủy bài học hôm đó, trong suốt cuộc đời khó có thể quên được, Có lần Bác vào thǎm vǎn phòng Giao tế thấy có hai chiếc tủ gương to quá cỡ, Bác phê bình vừa lãng phí tiền, lại không hợp, không đẹp. Vào phòng dành riêng cho khách ở, thấy giường to quá Bác bảo nên làm nhỏ vừa, phía dưới lót đệm cỏ cho êm và sạch. Nǎm 1961, sức khoẻ Bác đã yếu, Bác vẫn yêu cầu đi bỏ phiếu để thực hiện quyền công dân, các đồng chí bố trí Bác đến địa điểm hòm phiếu cạnh Hồ Tây cho thuận tiện việc đi lại và lợi cho công tác bảo vệ. Hôm đó tuy vắng người nhưng đến phòng viết phiếu đang có người, Bác đứng đợi, các đồng chí phụ trách bầu cử ngại Bác đứng lâu bèn mời Bác vào phòng viết trước, Bác bảo: "Bác đi bỏ phiếu thực hiện quyền công dân, người khác cũng vậy, ai đến trước viết trước, Bác đến sau thì phải chờ. Bác là một cử tri". Bác vào phòng viết phiếu, mấy phóng viên quay phim, chụp ảnh loay hoay ghi hình Bác, đèn chiếu sáng cả phòng Bác đang viết phiếu, Bác vội bảo: "Các chú làm gì thế, đây là phòng viết phiếu kín của cử tri, sao các chú vào đây". Bỏ phiếu xong Bác nói chuyện với cử tri, thấy em bé được mẹ bế đi bỏ phiếu, Bác đến gần âu yếm em thân thiết như ông cháu. Thấy cử tri không đông như mọi nǎm, Bác biết đây là do các đồng chí bảo vệ bố trí, Bác tỏ vẻ không vui, khi về, Bác bảo đồng chí phụ trách công tác bảo vệ: "Chú có biết vì sao Nguyễn Hải Thần bị dân ghét không? Sau nǎm 1945, Nguyễn Hải Thần đi đâu cũng có binh lính bồng súng chĩa ra hai bên, trên xe gắn một khẩu súng trung liên luôn luôn chực nhả đạn, dân rất ghét, chú nên nhớ rằng nhân dân là người bảo vệ tốt nhất". Đời thường của Bác thật bình dị từ câu nói, tác phong đến vật dùng tư trang hàng ngày, từ ǎn uống đến sở thích sống hoà mình với nhân dân. Những nǎm tháng sống ở nước ngoài Bác vẫn thích sống trong không khí đầm ấm tình đồng chí. Hồi ở Pari, Bác thường tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ, hoạt động vǎn nghệ để tuyên truvền cách mạng. Có lần Bác tham gia đóng kịch mà tiền bồi dưỡng là một cốc cà phê. Trong các trò vui giải trí Bác thường tham gia các trò chơi, góp một chuyện vui, một trò ảo thuật để gây cười. Ơ' Bác tính vui dí dỏm rất độc đáo. Các bạn nước ngoài thường gọi Bác một cách âu yếm "Người bạn phương Đông". Khi làm phụ tá giúp việc phiên dịch đồng chí Bôrôđin bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên, Bác vẫn giữ nếp sống đời thường vui vẻ hoà nhã với mọi người. Chị thư ký của đồng chí Bôrôđin kể lại về người bạn Việt Nam hay cười, hoà nhã, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, thường giúp chị học tlếng Trung Quốc, tiếng Việt Nam, chị không ngờ "Người bạn vui tính" đó lại là Chủ tịch nước Việt Nam mới. Về chiến khu Việt Bắc sống trong cảnh núi rừng chiến khu, công việc nhiều, vật chất thiếu thốn, Bác và các đồng sự vẫn duy trì một cuộc sống tinh thần phong phú. Nhân dịp sau cuộc họp Hội đồng chính phủ, đủ các cụ, các bộ trường, ông Hoàng Đạo Thuý, một hướng đạo sinh hồi xưa tổ chức đêm lửa trại. Lửa trại nổi lên ai cũng tham gia theo "luật chơi" của "trùm lửa" yêu cầu. Lúc đầu ông Hoàng Đạo Thuý làm "trùm lửa". Lửa bùng lên ông chắp tay: "Xin mời Cụ Chủ tịch hát mở lửa trại" ai cũng lo không biết Bác xử trí ra sao, không chần chừ Bác bước nhanh vừa đi quanh đống lửa vừa cất tiếng hát: "Anh hùng xưa, là thời niên thiếu, dấy binh gậy lau làm cờ..." ai cũng ngạc nhiên vì sao Bác biết được bài hát "tôn chỉ" của hướng đạo lửa trại. Rồi Bác đề cử bác sĩ Trần Duy Hưng làm "trùm lửa" tiếp, bác sĩ đi vòng quanh đống lửa giang hai tay miệng kêu "ù ù" như máy bay rồi gọi loa "A lô, a lô đồng bào chú ý Cụ Chủ tịch vào thǎm đồng bào, Cụ có huấn thị" Bác nhanh trí đứng lên "chơi lại" "trùm lửa", "A lô, a lô thưa đồng bào, tôi vào thǎm đồng bào nhưng đi tàu bay mệt quá xin để bác sĩ Trần Duy Hưng nói với đồng bào thay tôi". Bác sĩ bí quá, mọi người cười vui vẻ. Chúng ta xem phim về Bác thường thấy cảnh Bác Hồ quàng khǎn đỏ cùng nhảy múa vui vầy với đàn cháu nhỏ hay chơi bóng chuyền cùng anh em trong cơ quan hoặc cuốc đất trồng cây trong vườn với mọi người... những sinh hoạt đời thường cùng vui với mọi người là một bộ phận không thể thiếu được trong cuộc đời của con người, nó càng làm giàu thêm đời sống tinh thần, tâm linh trong mối bang giao giữa người với người. ở Bác càng đặc biệt hơn. Nhớ lần chị Giôhana sang Việt Nam, vào thǎm Bác lúc đó Bác đang câu cá ở ao, chị cùng vui câu cá với Bác, chị nói: "Thưa Bác, ở nhiều nước trên thế giới vì muốn vị nguyên thủ của mình vui lòng nên người ta dồn cá thật nhiều, có khi bí mật mắc cá vào câu, hoặc khi đi sǎn thì dồn thú thật nhiều vào một chỗ để vị nguyên thủ dễ sǎn được thú". Bác cười vui và bảo: "Bác là người câu cá lành nghề và có đôi chân tay vững vàng, đôi mắt tinh tường nên không phải làm như thế". Nǎm 1969, sức khoẻ Bác đã yếu, lúc đó có đoàn làm phim của Đảng cộng sản Nhật Bản sang làm bộ phim "Việt Nam chống Mỹ" yêu cầu kịch bản có nhiều hình ảnh Bác Hồ, mặc dầu sức yếu, Bác không những luôn có mặt ở trường quay đúng giờ để quay những cảnh cần hình ảnh Bác, mà còn động viên các diễn viên tham gia nhiệt tình giúp đỡ đoàn làm phim hoàn thành nhiệm vụ. Giờ nghỉ Bác chuyện trò vui vẻ với mọi người như một diễn viên già yêu nghệ thuật điện ảnh. Nếp sinh hoạt thường ngày những việc nào làm được, Bác tự làm, không nhờ vả hay ỷ lại cho người khác làm thay mình, việc nào không làm được Bác thường mới nhờ đến những anh em gẫn gũi trong cơ quan, việc cắt tóc cũng vậy. Hồi hoạt động ở nước ngoài, Bác không mấy khi đến tiệm cắt tóc mà nhờ anh em cắt giúp, dành tiền để mua sách báo, khi về nước dù ở chiến khu hay về Hà Nội Bác thường nhờ anh em ai biết cắt tóc thì giúp Bác. Bác không yêu cầu mốt này kiểu nọ. Cắt tóc cho Bác cũng có nhiều kỷ niệm sâu sắc, một lần Bác yêu cầu đồng chí Mẫn, chỗ nào tóc dài cắt ngắn để cho gọn và mát mẻ, thấy chỗ tóc cắt ra quá đẹp, đồng chí giấu đi làm kỷ niệm. Hiện nay đồng chí đã trao lại kỷ vật đó cho phòng trưng bày khu di tích thân phụ Bác ở Cao Lãnh. Biết đồng chí Thiệt là lính lần đầu đến cắt tóc cho Bác, Bác rất tâm lý, vừa gặp Bác chủ động chuyện trò vui vẻ: "Chú chờ Bác đã lâu chưa? Nhờ chú làm "tổng vệ sinh" giúp Bác". Bác ân cần hỏi han chuyện gia đình, công tác... không khí tự nhiên ấm cúng, tình người được khơi dậy, tâm trạng lo âu, hồi hộp, chân tay lóng ngóng ở đồng chí tự biến mất. Trong lúc cắt tóc, Bác đùa vui: "Bác thì điều khiển cuộc họp, còn chú và chú thợ ảnh thì điều khiển Bác". Tóc cắt xong, Bác đứng dậy khoe "Đấy, chú xem hôm nay Bác trông thanh niên chưa". Nǎm 1960, Tổng thống và phu nhân một nước châu Phi sang thǎm Việt Nam. Tổng thống rất quý Bác, thường nêu gương giản dị, tiết kiệm của Bác cho vợ nghe ngụ ý phê bình lối ǎn mặc kiểu cách xa hoa của vợ, thế là hai vợ chồng "bất đồng quan điểm". Bác biết được sự việc, Bác mời hai vợ chồng vào thǎm nơi ở và làm việc của Người. Bác trực tiếp ra đón vợ chồng Tổng thống khi gặp, Bác tươi cười và khen: "ồ hôm nay trông phu nhân mặc đẹp quá, vẻ lộng lẫy của phu nhân làm cho những bông hoa trong vườn cũng phải ghen đấy". Phu nhân Tổng thống cảm ơn và hỏi: "Thưa Bác, nếu ai đó có vinh dự là người bạn đời của Bác thì người đó ǎn mặc thế nào ạ?". Bác vui vẻ trả lời: "Tất nhiên phải ǎn mặc đẹp chứ, thật đẹp, đẹp như phu nhân hôm nay". Mọi người đều vui vẻ, riêng Tổng thống trong ánh mắt nhìn Bác tỏ lòng biết ơn và cảm phục Bác đã giảng hoà cuộc chiến tranh lạnh" giữa hai người. Sau chiến dịch Biên giới 1950, ta bắt được một số tù binh, nhưng chúng rất ngoan cố, không nhận chúng sang Việt Nam là đi xâm lược biết chuyện Bác cải trang trong vai người lính già biết tiếng Pháp đến ôn tồn hỏi chuyện gia đình, quê hương, vợ con, anh em bạn bè ở bên Pháp, Bác nói cụ thể dễ hiểu là trên đời ai cũng có gia đình quê hương, bạn bè, quê hương người Pháp phải ở bên Pháp chứ còn ở đây, núi rừng, đồng ruộng này là của người Việt, vì sao người Pháp sang đây gây ra chiến tranh chết chóc cho người Việt, cho người Pháp, đây là phi nghĩa hay là chính nghĩa người Pháp là người vǎn minh trên thế giới thì rõ hơn ai hết về việc đó... Nghe Bác nói, những tên cứng cổ nhất cũng phảỉ thừa nhận là "ông già nói đúng" , chứ mấy ông trẻ Việt minh thì cứ bắt chúng phải nghe theo lệnh này, lệnh nọ, nên chúng không nghe, không phục. Hồi ở chiến khu, đi đâu Bác thường đi ngựa, con ngựa của Bác có tên là Ba Đen, nó nhỏ nhất đàn nhưng nhanh nhẹn và rất khôn; nó ít nghe theo người cưỡi nó, lên yên là nó phóng bạt tử, khi gặp suối nó vùng phi qua, có khi người cưỡi nó rơi xuống suối. Nhưng Bác đến vỗ về âu yếm, nó đứng yên như chờ lệnh. Mỗi lần khi lên xuống yên Bác đều làm động tác vuốt ve âu yếm tỏ thái độ biết ơn chân tình, có lẽ từ tình cảm đó mà giữa Bác và Ba Đen có sự đồng cảm, nó tuân thủ, ngoan ngoãn khi Bác ở trên lưng, nó hiểu ý Bác khi đi chậm, nhanh hoặc nghỉ hoặc đứng yên. Là Chủ tịch nước, nhưng mỗi lần có dịp gợi lại chuyện xưa, Bác vẫn nhớ những kỷ niệm, những con người Bác đã từng gặp, từng quen, nhiều ký ức không phai mờ trong tâm trí Người. Có lần nhà điện ảnh Hà Lan Giôrít Ivan sang làm phim về Việt Nam, được gặp Bác, trong câu chuyện, nhớ lại ngày xưa, Bác nói: "Bây giờ chú mới biết tôi chứ tôi đã biết chú từ đầu những nǎm hai mươi", lvan rất cảm động và ngạc nhiên, Bác kể tiếp: "Khi đó chú vừa hoàn thành tác phẩm xuất sắc "Tư bản và tôn giáo" cuốn phim tố cáo bọn tư bản lợi dụng tôn giáo lừa bịp nhân dân. Vua Hà Lan và bọn tư sản rất cǎm tức chú, chúng ra lệnh trục xuất chú ra khỏi Hà Lan, lúc đó tôi viết bài đǎng báo "Nhân đạo" bênh vực cuốn phim và vạch trần luận điệu vu cáo của chúng". Ivan rất cảm kích trước những lời của một vị Chủ tịch nước nói về mình. Nhớ lần Bác đến thǎm triển lãm ở Hà Nội, Bác đứng ngắm bức tường của Tiêu Tam (Trung Quốc), Bác bảo: "Bác biết đồng chí ấy, đồng chí ấy là bạn của Bác". Khi Tiêu Tam sang Việt Nam, Bác mời vào nhà sàn chơi, hai người nhắc lại những kỷ niệm xưa. Hai người đàm luận về thơ vǎn Trung Quốc. Tiêu Tam vừa đi thǎm Vịnh Hạ Long về có bài "Phú Vịnh Hạ Long" Bác vừa ngâm vừa gật gù khen. Đến câu "Thuỷ liên thuỷ, sơn liên sơn" Bác bảo câu này không ổn, xin sửa lại là "Sơn liên thuỷ, thuỷ liên sơn" , Tiêu Tam mừng rỡ tiếp thu. Nǎm 1961, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh sang thǎm Việt Nam, chương trình đón tiếp đưa đến Bác, Bác đọc và nói:"Hồi trước Bác và đồng chí Diệp Kiếm Anh cùng làm việc với nhau, đồng chí là đội trưởng, Bác là bí thư chi bộ, nay đồng chí ấy sang đây mà Bác lại đợi đồng chí ấy đến chào là không nên, Bác sẽ ra đón và mời cơm thân mật, nhưng không công bố trên báo chí vì không tiện về mặt lễ tân". Một lần Thượng tướng Culicốp sang ta cùng chuyến hàng viện trợ, đồng chí yêu cầu gặp Bác. Các đồng chí trong Bộ Quốc phòng đề nghị chỉ nên tiếp ở cấp tương đương, Bác phê bình và bảo "Các chú chỉ biết một mà không biết hai, các chú chỉ nghĩ đến việc có tương xứng hay không mà không nghĩ đến tình cảm khách dành cho ta, khách quý lãnh tụ là quý dân tộc ta, Bác đã gặp các đoàn vǎn công, gặp đội bóng đá thì tại sao không gặp một thượng tướng mang vũ khí sang tặng ta, các chú phải nên nhớ rằng: phải làm sao mỗi người dân Xô Viết đến Việt Nam là gần với Việt Nam thêm một Chút". Nǎm 1966, Bác tiếp nhà báo Mỹ Đêvít Đenlinhgiơ, Bác có nói: "Khi trở về Mỹ ông có thể nói rằng tôi đã đi ở cho người ta ở Bruklin vớl lương tháng 40 đôla, còn bây giờ làm Chủ tịch nước Việt Nam tôi được lĩnh 44 đôla hồi ấy không đến nỗi vất vả lắm, tôi dùng một số thời gian rỗi để học tập và đi thǎm một số nơi trong thành phố, tôi thường tới khu Háclem và rất cảm động trước nỗi khổ của người dân da đen". Là Chủ tịch nước, nhưng đối với người nhiều tuổi hơn, Bác luôn tỏ ra cung kính, hàng nǎm Bác thường gửi lụa tặng quà cho các cụ cao niên, khi tiếp các Cụ, Bác thường xưng hô cung kính "các cụ ông, cụ bà", có khi Bác nhận mình là em, là cháu đối với các Cụ. Nhớ lần Bác về thǎm Trà Cổ, gặp gỡ nói chuyện với nhân dân xứ đạo, Bác gặp và chúc thọ riêng Cụ Thiệm là người cao tuổi, Bác khen cụ đã già nhưng vẫn làm gương cho các cháu, chǎm lo thờ phụng Chúa, thực hiện giới rǎn, thi đua sản xuất công tác Bác nói: "Chúng ta nên kết nghĩa anh em, Cụ nhiều tuổi hơn xin cụ nhận là anh". Cụ Thiệm luống cuống xua tay. "Không dám, không dám. Cụ làm việc cho cả nước cả dân tộc, Cụ phải là anh, còn tôi chỉ quanh quẩn ở xã không dám nhận vinh dự đó, Cụ nhận tôi là em cũng là phúc lắm rồi". Bác nói chân tình: "Dẫu sao Cụ là lớp đàn anh đi trước, xin Cụ nhận cho". Nói rồi Bác thân ái tặng Cụ Thiệm vải và chǎn bông. Tháng 8-1948, tù chiến khu Việt Bắc, nhân danh Chủ tịch nước Bác gửi cho Cụ Phụng Lục, một hội viên hội phụ lão cứu quốc huyện Ư'ng Hoà, Hà Đông, nhân ngày thượng thọ 90 tuổi, một bức thư "Thưa cụ, những cụ thượng thọ như Cụ là của quý vô giá của dân tộc và nước nhà. Trong ngày chúc thọ Cụ lại miễn tế lễ, đám đình và đem số tiền 500 đồng quyên vào quỹ kháng chiến như vậy là Cụ nêu cái gương hǎng hái kháng chiến và cái gương sửa đổi cổ tục, thực hành đời sống mới cho toàn thể đồng bào noi theo. Cháu xin thay mặt Chính phủ cảm ơn Cụ và trân trọng chúc Cụ sống lâu và luôn luôn mạnh khoẻ để kêu gọi con cháu ra sức tham gia công việc kháng chiến kiến quốc. Cháu lại kính chúc Cụ lời chào thân ái và quyết thắng. Hồ Chí Minh" . Nǎm 1965, Bác về thǎm Côn Sơn, sau khi dâđang hương và thǎm cảnh quan chùa và đọc từng chữ trên bia đá, Bác yêu cầu đồng chí trong tỉnh dẫn Bác đến thǎm Thạch Bàn (nơi Nguyễn Trãi thường ngồi uống rượu ngâm thơ trên một tảng đá to phảng như một chiếc chiếu), động Thanh Hư rồi Ngũ Nhạc (tức 5 đỉnh cao nhất ở Côn Sơn). Đến nơi Bác nói chuvện thân mật với các cụ già ở đó. Bác nói "nhớ Nguyễn Trãi thì phải nhớ "Lệ chi viên" ở đâu?". Sau đó Bác đề nghị các cụ ở Chí Linh trồng một vườn vải ở khu Chùa để con cháu và khách thập phương đến đây để nhớ lại nỗi oan "Lệ chi viên". |