VỀ đặc điểm nghệ thuật đăng đối trong thơ Kiều

        Xưa nay các thế hệ độc giả Việt Nam yêu thích truyện Kiều và dường như ai cũng thấy một điều là thơ Kiều, thơ lục bát truyện Kiều khác biệt hẳn với thơ lục bát ca dao dân ca, lại càng khác biệt với thơ lục bát của các nhà thơ Việt khác. Có lẽ vì thế chăng mà người Việt từ xa xưa, từ sau khi truyện thơ theo phong cách thơ Kiều. Một trong những đặc điểm ngôn ngữ thơ Kiều là nghệ thuật đăng đối. Ðã có nhà phê bình văn học thống kê trong 3.254 câu thơ Kiều, có đến 862 câu mang nghệ thuật đăng đối.

        Ðây là một đặc điểm nghệ thuật nổi trội và phong phú của thơ Kiều và nhiều nhà phê bình văn học, ngôn ngữ học đã nhìn từ nhiều góc độ để phân tích. Có người xếp thơ Kiều có sự đối chọi, ví như trong câu thơ "Mai cốt cách, tuyết tinh thần" nói về tài sắc của chị em Kiều thì thấy rất rõ: "mai cốt cách" đối chọi với "tuyết tinh thần". Có người chỉ ra đặc điểm đối trong câu, ví như câu "ngựa xe như nước, áo quần như nen" thì "ngựa xe như nước" đối với "áo quần như nen" - câu thơ sáu chữ chia hai nửa đăng đối nhau. Có khi đăng đối ở cuối câu thơ, ví dụ "trải bao thỏ lặn ác tà" thì "thỏ lặn" đối với "ác tà". Cũng có khi đối ở giữa câu thơ Kiều ví như "nghĩ người ăn gió nằm mưa khóc thầm" thì "ăn gió" đối với "nằm mưa". Người ta còn tìm thấy thơ Kiều đối ở hai đầu câu ví như các câu: "Lời vàng vâng lĩnh ý cao", "lời vàng" đối với "ý cao"; "đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi" thì "đời phồn hoa" đối với "đời bỏ đi". Hay câu "Ðào tiên đã bén tay phàm" thì "đào tiên" đối với "tay phàm".

        Có khi trong một câu thơ tám chữ có hai cặp đối, ví như:

Sinh càng như dại như ngây
Giọt dài giọt ngắn chén đầy chén vơi.

        Trong câu này "giọt dài" đối với "giọt ngắn"; "chén đầy" đối với "chén vơi". Lại cũng có trường hợp "đối ý" câu sáu câu tám chữ hoàn chỉnh, ví như:

Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

        "Người về" đối với "kẻ đi"; còn "chiếc bóng năm canh" sự cô đơn tương tự "một mình xa xôi". Tương tự là câu:

Hoa tàn mà lại thêm tươi
TRĂNG TÀN MÀ LẠI HƠN MƯỜI RẰM XƯA.

        ở đây "hoa tàn" đối với "trăng tàn", còn cái sự "lãng mạn hoá" hoa tàn, trăng tàn cũng đối nhau "thêm tươi" và sáng "hơn mười rằm năm xưa".

        Ðặc điểm nghệ thuật đăng đối trong thơ Kiều làm nên phong cách thơ lục bát tuyệt diệu của cụ Nguyễn Du. Người đời sau không ai xa lạ gì với thơ lục bát thuần Việt nhưng vẫn cứ phải "tập Kiều", dụng công mong có được những câu thơ mang dáng dấp hồn thơ tuyệt vời của đại thi hào dân tộc./.

Hoài Việt

[Kỳ trước][Trang chủ][Kỳ sau]

Chuyên mục này được cập nhật vào thứ Tư hàng tuần

Scrolll.gif (2603 bytes)


Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng Netcodo
Ðiện thoại: (54)847247 - Email Intranet: quantri@netcodo.vnn.vn

Email Internet: netcodo@hue.vnn.vn