Không ai khó ba đời
"Không ai
giàu ba họ, không ai khó ba đời". Chàng thư sinh họ Phan nghĩ mà ức cái
câu tục ngữ ấy chẳng đúng tí nào. Chàng lẩm bẩm: "Khối người giàu
chẳng phải ba họ mà đến năm, bảy họ ấy chứ, người này dắt díu người
khác... Nhưng thôi, mặc xác bọn họ". Còn "Không ai khó ba đời"
mới kỳ cục. Nhà chàng, đến chàng là đời thứ ba, nghèo xơ nghèo xác; ông
bà chàng suốt cuộc đời lam lũ, đói khổ, cha mẹ chàng phải tha hương cầu
thực nửa đời người rồi về làng chết trong túp lều rách nát. Ðến đời
chàng là ba đời khốn khó, tuy chàng cố gắng hết sức, ngày cày thuê, gặt
mướn, tối về miệt mài học chữ, mong đổi thay số phận, song "cái
khó" không chịu bỏ túp lều của Phan Sinh. Phen này, phải đi hỏi trời cho
ra lẽ mới được. Dân trong vùng đồn rằng Ngọc Hoàng thường xuống nghỉ ở
một hòn đảo ngoài biển Ðông. Chàng quyết tâm đi. Nhà còn vài đấu gạo,
chàng rang làm lương khô. Cứ hướng biển Ðông chàng đi mải miết. Ðược
mấy hôm, lương khô hết, chàng vào một ngôi nhà bên đường, nhà ngói cây
mít, song có vẻ buồn và lạnh lẽo. Ông chủ nhà ra tiếp chàng, được biết
chàng đi gặp Ngọc Hoàng, ông mừng rỡ mời chàng nghỉ lại ăn cơm. Ông kể:
"Chẳng giấu gì chàng, hai vợ chồng tôi sinh con một bề, có một con gái,
con bé mười sáu tuổi mà chẳng biết nói năng. Chàng hỏi Ngọc Hoàng giúp tôi
duyên cớ tại sao". Hôm sau, ông tiễn chàng ra cổng với một tay nải gạo,
chúc chàng mọi sự may mắn. Chàng lầm lũi đi trên con đường xa vời vợi. Hết
gạo, chàng vào một căn nhà, vườn cây sum suê. Ông chủ nhà mời chàng vào
nhà trong. Khi uống nước, chàng kể mục đích chuyến đi của mình. Ông chủ
mừng lắm, bảo người nhà làm cơm thết chàng. Hôm sau ông chúc chàng lên
đường may mắn và nhờ chàng hỏi Ngọc Hoàng tại sao vườn cam nhà ông
xanh tốt thế mà không ra quả. Ông tặng chàng đẫy oản xôi nếp.
Chàng trai lại
lên đường. Con đường xa lắc. Mười hôm sau, biển Ðông hiện ra xanh ngắt
một màu. Biết hòn đảo của Ngọc Hoàng ở đâu. Chàng ngồi xuống một hòn đá
miên man suy nghĩ. Một hôm, hai hôm, rồi ba hôm; ngày thứ tư, chàng thấy một
con rùa khổng lồ, mai rám nâu, loang lổ trắng, chắc nó già lắm rồi. Rùa đến
sát bờ hỏi chàng:
- Chàng ngồi ở đây làm gì mà buồn vậy?
Chàng Phan kể hết tình đầu cho rùa nghe. Rùa thấy vậy
rất vui vẻ:
- Thế thì tôi sẽ chở chàng đến hòn đảo của Ngọc
Hoàng. Chàng hỏi Ngọc Hoàng giúp tôi làm sao tôi phải làm kiếp rùa một
nghìn năm rồi mà chưa được hoá thành kiếp người.
Nói xong,
rùa ghé lưng vào bờ, chàng bước xuống ngồi lên lưng rùa. Rùa bơi như bay
trên sóng, gió vun vút bên tai chàng. Ba lần mặt trời lặn rồi mặt trời mọc,
chàng thấy hiện ra một hòn đảo sáng lung linh. Rùa dừng lại ở một bãi cát
trắng ngần. Rùa chúc chàng may mắn và lặn xuống nước. Phan Sinh nhằm ngọn
núi mà đi. Chàng leo lên núi nhẹ như bước trên mây, theo con đường lát
bằng vàng; đến một khoảng trống lấp lánh kim cương, chàng dừng lại. Dưới
một cây tùng, một cái ngai vàng lộng lẫy bỏ trống. Chàng chờ được hai ngày
thì bỗng từ trên trời một đám mây vàng hạ xuống, Ngọc Hoàng uy nghi hiện
ra, ngồi vào ngai vàng. Chàng quỳ trước Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng bảo chàng
đứng dậy và hỏi:
- Ngươi cầu xin ta việc gì mà lặn lội đến đây?
Chàng hỏi hộ rùa vì sao chưa được hoá kiếp. Ngọc
Hoàng bảo:
- Tại vì rùa có hòn ngọc trong cổ, rùa nhả ngọc ra
sẽ thành một mỹ nhân.
Chàng lại hỏi hộ ông chủ nhà trồng cam, cam không ra
quả. Ngọc Hoàng bảo:
- Ở DƯỚI GỐC CÂY CAM GIÀ CÓ CHĨNHH VÀNG, CAM KHÔNG THỂ RA QUẢ.
Chàng lại hỏi hộ ông chủ nhà có cô con gái không
nói được. Ngọc Hoàng bảo:
- Bao giờ gặp Trạng, cô gái sẽ nói được.
Chàng vừa
định hỏi tại sao nhà chàng đến đời thứ ba mà còn khốn khó thì Ngọc Hoàng
đã biến mất. Chàng không hay rằng Ngọc Hoàng chỉ cho biết ba điều bí mất
của trời đất mà thôi. Chàng buồn bã ra về. Ðến bờ biển, rùa đã chực
sẵn. Chàng nói bí mật Ngọc Hoàng đã cho chàng biết. Rùa cõng chàng qua biển
TRỞ VỀ NHÀ VÀ NHẢ VIÊN NGỌC TẶNG CHÀNG. ÍT LÂU SAU, RÙA ĐƯỢC HOÁ KIẾP ĐẦU THAI THÀNH CÔ GÁI TUYỆT
đẹp. Chàng theo đường cũ trở về nhà. Ðến nhà có vườn cam, chàng bảo
phải đào hũ vàng dưới gốc thì cam mới có quả. Ông chủ đào gốc cây cam
già, quả nhiên đào được một chĩnh vàng. Ông chia cho chàng Phan một phần.
Tiếp tục đi, chàng đến Kinh đô vừa lúc vua mở khoa thi kén Trạng nguyên.
Vốn ham học, chàng ở lại, thấy háo hức muốn học hành, thi cử, chàng đổi
một thỏi vàng lấy một bộ sách mười tám tập gồm Kinh thư, sử và giấy mực.
Chàng quyết định thi. Chàng chọn một nhà trọ vắng vẻ, giở sách học. Kỳ
diệu làm sao, nhờ có viên ngọc do rùa tặng, tâm chàng như rực sáng, đọc
sách đến đâu, chàng nhớ đến đấy. Dưới ánh ngọc xanh tỏa sáng, chàng
đọc sách thâu đêm. Ðến ngày thi, chàng đến trường thi từ gà gáy tinh mơ.
Chàng đỗ Trạng nguyên.
Trên đường về
quê bái tổ, chàng không quên ghé qua nhà ông lão có cô con gái câm. Ông
chủ nhà ngơ ngác trước vị tân khoa. Chàng xuống ngựa; vừa lúc đó, thiếu
nữ chạy ra sân kêu lên: "Cha ơi! Cha ơi! Con đã đợi chàng từ trên
mười sáu năm, hôm nay, chàng đã đến".
Nàng đẹp vô
ngần, nàng đi đến đâu, nơi đó phảng phất hương thơm và ánh sáng. Chàng
hẹn ngày trở lại cưới cô thiếu nữ đẹp rồi sẽ lên Kinh đô nhậm chức.
Về đến quê,
chàng phân phát vàng cho bà con xóm làng. Chàng nghĩ thầm: "Không ai khó
ba đời".
"Không ai khó ba đời" là lời tiên tri bí ẩn,
đồng thời nó muốn nhắc đến ý chí, nghị lực, công sức của con người và
xã hội. Ðó cũng là khát vọng đổi thay, vươn tới của mỗi người: mong cho
xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng Netcodo
Ðiện thoại: (54)847247 - Email Intranet: quantri@netcodo.vnn.vn
Email Internet: netcodo@hue.vnn.vn