Bác Hồ kính yêu
   

Trang chủ

Cuộc đời hoạt động

Thời thơ ấu và thanh niên

Tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lê nin và khẳng định con đường cách mạng Việt Nam

Đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa

Sáng lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam

Tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp

Lãnh đạo Cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hồ Chí Minh-con người và phong cách

Những mẩu chuyện về Bác

Bác Hồ với nhân dân ta

Thực hiện di chúc của Bác

Thơ chúc tết của Bác

Những vần thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh tên người sống mãi

Những hình ảnh về Bác

Bảo tàng Hồ Chí Minh

 

 


CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 
VÀ KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1911-1920)

Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam
do Nguyễn A'i Quốc gửi đến 
Hội nghị Véc-xây (Versailles)

Ngày 5 tháng 6 nǎm 1911, với bí danh Vǎn Ba, Nguyễn Tất Thành(1) nhận làm phụ bếp cho tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville) của hãng Nǎm sao, rời Sài Gòn đi Mác-xây (Marseille) Pháp, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Từ nǎm 1911 đến nǎm 1920, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước ở châu Âu, châu Phi , châu Mỹ, nghiên cứu và học hỏi để quyết định con đường Cứu nước.

Cuối nǎm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. ở đây anh được biết ở nước Nga V.I Lênin đã lãnh đạo cách mạng thành công, sáng lập Nhà nước công nông đầu tiên trên thếgiới, bảo vệ quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động. Tin vui ấy đã cổ vũ lòng hǎng hái của Nguyễn Tất Thành.

Nǎm 1918, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Nǎm 1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Véc-xây (Versailles). Nhân dịp này thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn A'i Quốc (tên mới của Nguyễn Tất Thành) đã gửi tới Hội nghị bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam.

Tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L'Humanité) Pháp, Nguyễn A'i Quốc được đọc Luận cương của V.I Lê nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Sau này nhớ lại niềm sung sướng khi đọc Luận cương của V. I Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Luận cương của V. I Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên nhu đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ.! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta. 

Nguyễn A'i Quốc phát biểu tại 
Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháp
họp tại thành phố Tours nǎm 1920

Nguyễn A'i Quốc là đại biểu duy nhất của nhân dân Đông Dương tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tua (Tours). Tại Đại hội này Anh đã cùng với những nhà hoạt động chính trị và vǎn hoá nổi tiếng của Pháp như: Macxen Casanh (Marcel Cachin), Pôn Vayǎng Cutưyariê (Paul Vaillant Couturier)... bảo vệ chủ nghĩa Mác, chống lại những người cơ hội. Trên diễn đàn của Đại hội, Nguyễn A'i Quốc đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương, kêu gọi giai cấp công nhân và nhân dân Pháp ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và nhân dân các thuộc địa khác. Người đề nghị: "Đảng xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp bức ... Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa. Chúng tôi thấyrằng việc Đảng xã hội gia nhập Quốc tế thứ ba có nghĩa là Đảng hứa một cách cụ thể là từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa". Cũng tại Đại hội này Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Sau Đại hội Tua, người cộng sản Việt Nam đầu tiên Nguyễn A'i Quốc bắt tay ngay vào hoạt động nhằm đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân các thuộc địa đấu tranh chống áp bức, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người.

(1) Tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nǎm 1901.