Previous Index Home


CHƯƠNG 2 :   KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM

  1. SỰ CẦN THIẾT TÌM HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

  2. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ TÌM HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN DÂN TỘC THIỂU SỐ

  3. GIỚI THIỆU MẤY NÉT ĐẶC SẮC CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

SỬ THI "ĐAM SAN"

TRUYỆN THƠ "TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU"

SÂN KHẤU DÂN GIAN CHÈO


I.  SỰ CẦN THIẾT TÌM HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

TOP

            Sự thống nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng bao gồm nhiều dân tộc. Bên cạnh dân tộc Việt là dân tộc chủ thể, còn có các dân tộc thiểu số khác sống rải rác trên mọi miền đất nước. Thành phần các dân tộc có khác nhau, nhưng đều chung nguồn gốc Bách Việt. Từ buổi đầu dựng nước đến nay, các dân tộc thiểu số đã có sự tham gia tích cực trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng những truyền thống lịch sử, văn hóa của đại gia đình dân tộc Việt Nam.

            Nền văn học dân gian thống nhất và đa dạng.

Văn học dân gian các dân tộc thiểu số có những thành tựu độc đáo với những sắc thái riêng biệt. Ðặc biệt, căn cứ vào quy luật phát triển của sáng tác dân gian và thực tiễn sự tồn tại những mảnh vụn thần thoại, các nhà nghiên cứuu văn học dân gian Việt Nam đã nói đến sự tồn tại của các thể loại sử thi, và thực tế đã sưu tầm, phát hiện được. Diện mạo của nền văn học dân gian Việt Nam được nhìn nhận đầy đủ, chính xác hơn trên mối quan hệ tổng thể văn học dân gian các dân tộc. Ðó là một nền văn học dân gian thống nhất, đa dạng.

Văn học dân gian dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số có mối quan hệ gắn bó, mật thiết, có sự giao lưu và chuyển hóa lẫn nhau đến mức có những trường hợp không thể tách rời. Việc nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số là rất cần thiết.

Việc tìm hiểu văn học dân gian các dân tộc thiểu số còn thể hiện đường lối dân tộc và đường lối văn hóa văn nghệ của Ðảng ta, đó là bình đẳng dân tộc, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, nhằm góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa văn nghệ Việt Nam thống nhất và mang tính chất dân tộc phong phú.

Do nhiều hạn chế, việc trình bày văn học dân gian các dân tộc thiểu số chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát.

II.  MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ TÌM HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN DÂN TỘC THIỂU SỐ

TOP

Trình độ phát triển xã hội của mỗi dân tộc có sự khác biệt, không đồng nhất, cần có sự xác định cụ thể.

Văn hóa xã hội mỗi dân tộc cũng có những nét khác biệt nhau, biểu hiện ở phong tục tập quán, tín ngưỡng, chế độ hôn nhân gia đình, những nét sinh hoạt trong đời sống thực... đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong văn học dân gian. Khi tìm hiểu văn học dân gian các dân tộc thiểu số, cần nắm được những đặc điểm cơ bản để làm cơ sở cho sự phân tích, lý giải.

III.  GIỚI THIỆU MẤY NÉT ĐẶC SẮC CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN DÂN TỘC THIỂU SỐ

TOP

Thần thoại bảo tồn được một số nét cổ hơn so với thần thoại người Việt.

Kho thần thoại giải thích tự nhiên rất dồi dào.

Sử thi đậm đà chất thần thoại nổi bật hình tượng người anh hùng dũng sĩ.

            Khối lượng thơ ca dân gian lớn, có sắc thái trữ tình đậm.

SỬ THI ÐAM SAN

TOP

I. Giới thuyết chung về sử thi

Thuật ngữ và khái niệm

Tên gọi trong giới nghiên cứu: truyền thuyết, anh hùng ca, trường ca, sử thi anh hùng, sử thi ...

Người Tây Nguyên: Êđê gọi Khan; Bana gọi Hơmon...

Ðây là một thể loại tự sự dân gian về thời kỳ lịch sử khi loài người bước vào xã hội văn minh, kể về những kỳ tích, sự nghiệp anh hùng có tầm vóc lớn.

Sử thi là những sáng tác tự sự có qui mô tương đối lớn, bằng văn vần hay thứ văn xuôi giàu chất thơ. Nội dung bao quát cả đời sống toàn dân trong suốt một thời kỳ lịch sử dài mà trung tâm là những sự kiện có ý nghĩa trọng đại trong đời sống cộng đồng.

Phân loại

Sử thi thần thoại (sử thi mo).

Là những tác phẩm hình thành trên cơ sở hệ thống hóa các truyện thần thoại, phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của các dân tộc, thuật lại lịch sử kỳ vĩ của sự hình thành đất nước, dân tộc trên những điều thần thoại, truyền thuyết. Ðề cập đến vấn đề nguồn gốc vũ trụ, cộng đồng người, sự tạo lập bản mường, những thành tựu về sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần... trên một không khí có tính chất huyền thoại.

Ðẻ đất đẻ nước (Mường).

Sử thi anh hùng (sử thi khan)

Là loại sử thi nói đến sự hình thành cộng đồng thị tộc, bộ lạc, những kỳ tích trong công cuộc xây dựng đời sống cộng đồng, chinh phục tự nhiên, chiến đấu chống kẻ thù bên ngoài, ca ngợi, cổ vũ lý tưởng cao đẹp của một thời đại là xây dựng và bảo vệ cộng đồng yên vui.

Ðam San (Ê Ðê), Xing Nhã (Gia Rai) ...

II. Sử thi Ðam San

Tình hình văn bản

- Văn bản của Sabachier, một bản dịch tiếng Pháp (La chan son de Dam San), Xb tại Paris 1929. Ðến 1933, tạp chí của học viện Viễn Ðông bác cổ tại Hà Nội in lại dưới hình thức song ngữ Êđê - Pháp.

- 1957, Ðào Tử Chí giới thiệu Ðăm Săn bằng tiếng Việt trên tạp chí Văn nghệ số 1 /1957 - 1959, Nxb Văn hóa Hà Nội ấn hành tác phẩm Bài ca chàng Ðam Săn.

- Công trình văn học dân gian  Êđê do Ðinh Thế Lệ chủ biên và Ngô Ðức Thịnh cùng tham gia biên soạn từ các đợt điền dã từ 1985 - 1987.

- Ðam Săn, Nguyễn Văn Hoàn, Nxb KHXH, 1988.

Tóm tắt

Bài ca Ðam San bản do Ðào Tử Chí dịch gồm 7 chương khúc

1. Chị em Hơ Nhí, Bhí theo luật tục của xã hội mẫu quyền  (tục chuê nuê) lấy Ðam San làm chồng, Ðam San tỏ ý không thuận.

2. Ðam San bỏ vê nhà chị Hơ Âng, đến khi bị trời (đu & điê) làm chết đi sống lại 7 lần & cứu được Hnhí bị voi nhà nổi điên tha vào rừng, Ðam San mới thuận.

3. Ðam San đánh tù trưởng Mtao Grư (kên kên) giành lại Hnhí, bắt tù binh, đoạt của cải.

4. Ðam San đi phát rẫy, lên rừng săn thú, xuống suối bắt tôm cá, đánh thắng tù trưởng Mtao Mxây (sắt)

5. Ðam San chặt cây thần Smuk, cây đổ, chị em Hnhí, Bhí chết, Ðam San lên trời toan chặt đầu trời, được trời giúp cho vợ sống lại.

6. Ðam San đi bắt nữ thần mặt trời để trở thành người tù trưởng giàu có, đâu cũng khâm phục, bị từ chối, Ðam San trở về chết chìm dưới đất nhão trong rừng Sáp đen.

7. Vía Ðam San hóa ruồi bay vào miệng Hơ Âng. Ðam San cháu ra đời thừa kế của cải, quyền lực cậu và tiếp tục nối dây.

Nội dung

Bài ca Ðam San - bài ca cuộc sống tràn đầy khát vọng hào hùng

            Ðam San là một sử thi anh hùng. Sử thi anh hùng của các dân tộc chứa đụng những nội dung xã hội rộng lớn của thời kỳ quá khứ của các dân tộc Tây Nguyên. 2 chủ đề lớn của sử thi:

            Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh hùng đã có công bảo vệ cộng đồng, đồng thời qua đó khẳng định một cách đầy tự hào sự tồn tại và phát triển của xã hội cộng đồng.

            Sự vận động chuyển biến của xã hội, đi từ công xã mẫu hệ, dần dần phát triển thành xã hội cộng đồng rộng lớn hơn trên đường tiến lên hình thành dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

Bằng hình tượng nghệ thuật, sử thi Ðam San phản ánh trực tiếp khát vọng hào hùng của lịch sử buổi đầu hình thành các dân tộc Tây Nguyên.

Các sự kiện và biến cố:

Ðam San thực hiện tục chuê nuê.

Sự kiện chặt cây thần Smuk.

Sự kiện chiến đấu giành lại vợ.

Sự kiện Ðam San đi bắt nữ thần mặt trời.

Hình ảnh tái sinh.

Sử thi Ðam San kể về cuộc đời ngang tàng đầy chiến công của người anh hùng lý tưởng Ðam San. Nổi bật lên là những kỳ tích trong lao động chế ngự lực lượng tự nhiên, những chiến công trong chiến trận chống kẻ thù, sự vươn lên chống lại những trở lực ràng buộc, cái cái chết đầy tính chất bi hùng của con người quyết vươn tới ham muốn tột đỉnh của mình ...

Tác phẩm khắc họa những tính cách đẹp đẽ, những hành động anh hùng của tù trưởng Ðam San. Qua người anh hùng lý tưởng Ðam San, tác phẩm phản ánh và ca ngợi công cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển xã hội cộng đồng rộng lớn của dân tộc Ê Ðê.

Ðặc điểm nghệ thuật

Nghệ thuật tự sự

- Kết cấu chương khúc: một chương khúc kể một sự việc, một biến cố trọn vẹn xoay quanh một nhân vật trung tâm.

-         Phương pháp nghệ thuật tương phản

            Tác phẩm được cấu tạo theo thủ pháp cặp đôi đối xứng trên nhiều mặt: tên nhân vật, hành động nhân vật, tính cách nhân vật, những tình huống tác phẩm ...

Hình ảnh những trận chiến sôi sục trên hình ảnh sinh hoạt tươi vui, thanh bình, người dịu dàng, đẽp đẽ, với lối cư xử cực kỳ hiếu khách, đàn bà đẹp như bầu trời đầy ánh sao lấp lánh ...

- Lối dùng điệp khúc, điệp ngữ, điệp từ

Kết cấu sử thi được cấu tạo theo thủ pháp trùng lặp, nhiều đoạn gần như là những điệp khúc, tạo nên âm hưởng tầng lớp. Những thủ pháp này có liên quan đến việc làm nổi rõ chủ đề tư tưởng của sử thi.

Người tù trưởng đầu đội khăn kép, vai mang túi da.

- Kiến trúc câu văn

Cân đối và có nhịp điệu, dài.

-Tôi nghỉ mười ngày, ngủ năm đêm, đi một năm.

- Ngôn ngữ

Ngôn ngữ cụ thể tràn đầy hình ảnh:

Ðông như kiến, mối; trắng như hoa ê pang; dài như tiếng chiêng, như sợi chỉ; thở như ngựa đương chạy; giọng nói như tiếng ve sầu; lông chân mượt như chuôi dao ...

- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh

Nổi rõ lên hệ thống các hình tượng đầy chất mỹ lệ.

Tả người: mặt Ðam Săn đỏ như hơi men, cười miệng đỏ như dưa gang, môi mỏng như lá tỏi, cổ trơn như cà chín.

Tả cảnh: ánh sáng của chiếc khiên chói lọi như đèn đuốc. Vải sợi nặng trĩu làm cong các sào phơi, thịt treo tối cả nhà.

Tả việc: áo sắt rơi xuống. Mtao Mxây bỏ chạy. Chạy trốn chung quanh chuồng lợn. Ðăm Săn phá tan chuồng lợn; trâu ...

 

TRUYỆN THƠ TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU

TOP

1. Giới thuyết chung về truyện thơ

Khái niệm

Trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số tồn tại nhiều truyện thơ được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Truyện thơ là tập đại thành của dân ca, một hiện tượng đặc biệt trong văn học.

Truyện thơ là những truyện kể bằng thơ, biểu hiện cảm nghĩ bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc, chứa đựng vấn đề xã hội. Có sư kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình, dung lượng lớn, mang tính chất cố sự của truyện kể dân gian, biểu hiện dưới hình thức thơ ca với màu sắc trữ tình đậm.

Phân loại

            1. Truyện thơ phát triển đề tài của tự sự xã hội

            Vượt biển (Khảm hải):

Ðây là bức tranh hiện thực nghiệt ngã vẽ nên một thế giới những linh hồn cực nhọc thảm sầu. Cái thế giới có vẻ hư ảo ấy chính là phiên bản về một xã hội thực của người Tày - Nùng với những nỗi oan trái của những kiếp người thấp cổ bé họng cất lên tiếng khóc đau thương.

            Chim sáo, Nàng Kim Quế (Tày Nùng) ...

2. Truyện thơ phát triển đề tài của dân ca trữ tình về tình yêu và hôn nhân

Nàng Nga Hai Mối (Mường). Nàng Ớm chàng Bồng Hương (Mường). Uït Lót Hồ Liêu (Mường).Tiếng hát làm dâu (HMông). Nam Kim Thị Ðan (Tày). Khun Lú Nàng Uía (Thái) ...

2. Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao)

Tình hình văn bản:

- Ðã được cố định hóa vào vô số những văn bản chép tay.

- Bản 1957, Nxb Hội nhà văn, 1631 câu thơ, có đủ các đoạn chính.

- Bản 1958, Sở văn hóa khu tự trị Thái Mèo

- Bản 1960, Mạc Phi sưu tầm, dịch, khảo dị, chú thích, 1846 câu thơ.

Tóm tắt tác phẩm

Truyện kể về hai nhân vật Anh yêu và Em yêu từ khi còn là hai bào thai. Họ được sinh ra gần như cùng một giờ, một ngày, một bản. Từ thuở bé thơ, họ đã cùng chơi đùa nghịch đất, nghịch cát, vầy cá trên mâm.

Ðến tuổi hoa niên, đôi trẻ cùng ở sàn hoa (hạn khuống) tận khi gà gáy đeo mộng về nhà lúc xế vầng trăng.

Sự biến bắt đầu khi bà mẹ lấy áo chàng trai ra bói, quẻ bói không nói được điều gì chắc chắn. Song Anh yêu & Em yêu đều tâm niệm quyết lấy được nhau. Anh yêu tìm cách thoát khỏi cảnh nghèo bằng cách Ði kiếm cá ngoài sông... Ði Tà Bú mua đĩa. Ði Tà Hè mua tơ. Ði Tà Sại mua cau để sắm sanh lễ vật nhờ mai mồi chuyển sang dạm người yêu ... Song

Anh đã tính mà tính không đủ.

Anh đã lo mà lo không tròn.

Cha mẹ Em yêu cự tuyệt. Họ quyết gả Em yêu cho một gã con trai nhà giàu nhưng xấu xí. Mẹ chưa ưng gã khi em còn trên nương, khi em đang ngoài ruộng. Trước tình thế đã rồi Em yêu đau khổ. Em yêu đành nhận người ta về ở rể ngoài trong tâm trạng buồn khổ song vẫn hy vọng Anh yêu sẽ có cách đổi thay số phận. Trước tình cảnh đó Anh yêu quyết chí đi buôn đến tận Lào để tìm sự giàu sang mong trở về chuộc lại Em yêu.

Nhưng thật éo le, đã  bảy mùa cá lũ trôi xuôi em yêu trông chờ đã hết hạn người kia làm rể trong, rể ngoài, Anh yêu vẫn biệt tăm. Em yêu đã tìm mọi cách để lùi ngày về nhà chồng từ tháng hai đến tháng chạp, nhưng cuối cùng ngày ấy cũng đến, Em yêu phải làm theo ý mẹ cha. Khi Anh yêu đã phong lưu băng băng trở về tìm đến nhà Em yêu thì sự đã rồi:

Khi anh ra đi cải chia cánh bướm

Khi anh trở về cải già đơn hoa.

Mặc cho phép cả có gốc tùng, phép thiêng có gốc quế, bất chấp hiểm nguy, Anh yêu chạy theo em yêu. Cuộc tiễn dặn của đôi bạn tình diễn ra. Anh trở về nhà, nhớ người bạn tình. Trong suy tưởng, anh thấy hiện lên cảnh tượng chiến đấu giành lại Em yêu quyết liệt.

Tình cảnh Em yêu ở nhà chồng thật thê thảm. Người ta còn xui con trai xuống đòn. Hắn trợn mắt ra tay ... vụt tới tấp. Sau một thời gian, Em yêu bị nhà chồng đuổi về vì trong tình cảnh éo le này, nàng không thể làm vừa lòng nhà người ta. Cha mẹ lại bán đứt nàng cho một nhà quan. Nàng càng bi phẫn như người ngẩn ngơ, vụng dại. Họ không muốn tốn cơm đem nàng ra chợ bán rao. Giá Em yêu ngày nào đáng vàng thoi bạc nén,  bây giờ chỉ bằng một cuộn lá dong.

Người đổi được nàng chính là người yêu cũ. Bây giờ Anh yêu đã có cửa nhà, vợ con. Em yêu bây giờ cũng đổi khác đến mức Anh yêu không còn nhận ra. Một ngày kia, nàng than thân trách phận đem chiếc đàn môi kỷ niệm ra gảy. Anh nghe:

Sao ngân rung như tiếng đàn người cũ,

Sao thoảng chừng như giọng nhớ người thương.

Họ nhận ra nhau. Anh yêu giã vợ trong tình thương mến cảm thông trong cảnh Trời xa mưa rơi núi trám, trời chớp nhoáng đồi dong.

Nội dung

Tiễn dặn người yêu nói đến thảm kịch tình yêu trong xã hội phong kiến Thái khắc nghiệt là lời tố cáo xã hội chà đạp tình yêu con người, là một bức tranh về hiện thực lay động lòng người.

-Cúi mặt nước mắt rõ,

Ngẩng lên hàng lệ rưng ...

Tiễn dặn người yêu còn là bài ca ca ngợi tình yêu chung thủy bất diệt của con người vượt lên bao trở lực, thành kiến xã hội tàn bạo, khắc nghiệt. Tác phẩm mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

-Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.

Nghệ thuật

-         Kết cấu độc đáo, tràn đầy kịch tính.

-         Yếu tố truyện trong thơ và thơ trong truyện.

Tiễn dặn người yêu  là truyện trong thơ, có yếu tố tự sự, các sự kiện, chi tiết, hành động ... được khắc họa đậm nét. Tác phẩm còn là thơ trong truyện. Ngôn ngữ kể chuyện được gọt giũa thành lời thơ, những câu thơ gợi cảm, nhiều hình ảnh.

 

SÂN KHẤU DÂN GIAN CHÈO

TOP

I. Giới thuyết chung về chèo

Chèo, tuồng, múa rối là các loại nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống rất lâu đời của dân tộc. Múa rối nước được xác định ra đời khoảng thế kỷ X, XI ở đồng bằng Bắc Bộ gắn với mặt nước hồ ao đồng ruộng. Các trò diễn của rối nước khá phong phú, nhân vật chú Tểu rất quen thuộc với người xem. Tuồng sớm đi vào cuộc sống cung đình và chuyên nghiệp hóa, thế kỷ XIX là thời hoàng kim của nghệ thuật tuồng. Chèo phát sinh và phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ, là hình thức sân khấu dân gian truyền thống phát triển cao, giàu tính dân tộc hơn cả.

Nghệ thuật sân khấu là một nghệ thuật tổng hợp, chèo đã sử dụng một cách tổng hợp kho tàng văn học dân gian và nghệ thuật dân gian: sự tích chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ, lời thơ chủ yếu là thơ dân gian ...

Sân khấu chèo dân gian đơn giản, những danh từ chèo sân đình, chiếu chèo cũng phát khởi từ đó. Diễn viên nói chung là những người không chuyên, hợp nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường chèo hay phường trò... Từ thế kỷ XVI đến XVIII - XIX, chèo phát triển mạnh ở vùng nông thôn, đã có những vở nổi tiếng như Quan âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nhan, Trương Viên ... Ðến thế kỷ XIX, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng ... Ðầu thể kỷ XX, chèo sân đình, chèo dân gian truyền thống được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Ðộ Mai ... Ngày nay, ngoài sân khấu chuyên nghiệp, chèo vẫn sống trong nhân dân nhất là ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của nhân dân, những người yêu thích nền văn hóa truyền thống.

II  Nội dung xã hội của chèo dân gian

            Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, chèo lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, nội dung của các vở chèo là nội dung cốt lõi và tiêu biểu của những truyện cổ tích, truyện Nôm được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng rất sâu sắc.

1.      Chèo là tấm gương phản ánh xã hội Việt Nam thời phong kiến

Nội dung chèo xoay quanh đời sống người nông dân trong quan hệ gia đình và xã hội. Xã hội trong chèo là xã hội có những kẻ thống trị, áp bức và những con người với những nỗi oan khuất, thiệt thòi.

Giai cấp thống trị phong kiến áp đặt trong xã hội nhiều giềng mối, nhưng vua, quan trên chiếu chèo mờ nhạt, không thể hiện vai trò đối với cuộc sống.

-Trời sinh thánh ế.

(đế)                 -Thánh đế chứ ?

-Ai chẳng biết đế với vương, nhưng không ai hỏi đến thì chẳng ế sưng ra à ?

-Trị nước ngang lưng.

(đế)                 - Trị nuớc lên ngôi chứ ?

-Nước lên ngôi thì ngồi mà chết à ? (Phù thủy xưng danh)

Quan lại trong chèo bộc lộ bản chất một bộ máy thống trị, áp bức.

-Quan đã ra, ai có gà thì nhốt lại.

(Từ Thức).

Những vị chức sắc trong làng xã hiện ra trên một chiếu chèo:

Trương Tuần: -Cướp đến làng tôi bỏ chạy xa,

Cướp chạy xa tôi vào vơ vét.

Xã trưởng:              -Tôi đứng đầu trong xã,

Làng ta đây lệnh nghiêm phép cấm,

Sao còn giữ thói dâm hoang.

(nhìn sang Mẹ Ðốp)

Nhuận sắc gớm nhỉ. Mấy cháu rồi ?... Hôm nào mát giời tao sang ...

                                                                                          (Quan âm Thị Kính)

Thêm vào đó là những bộ mặt đại diện cho bộ máy thống trị ở xã thôn, những Thầy mù, Hương câm, Ðồ điếc...

            Những hoạt cảnh xã hội được đưa lên sân khấu cho thấy thực trạng xã hội: cảnh bắt lính, cảnh loạn lạc chiến tranh, cảnh bắt khoán, cảnh nhà quan hạch sách, cảnh tiểu phá giới ...

            Bên cạnh đó là thực trạng cuộc sống người lao động nghèo khổ với những nỗi khốn cùng, oan khuất. Cũng như những nhân vật của truyện dân gian, họ là những người lương thiện, nhưng dưới xã hội bất công đó, họ phải chịu nhiều thống khổ, trở thành nạn nhân của sự áp bức, bóc lột: bị hãm hại, loạn lạc, đói khổ, thân phận long đong, tủi nhục ...

- Trách lòng ai nỡ phụ lòng,

Dang tay nỡ bẻ phiếm đồn làm đôi.

-Giời ơi oan con lắm mẹ ơi ! ...

Con ơi dù oan dù nhẫn chẳng oan,

Xa xôi cha biết nhẽ con nhường nào !

(Quan âm Thị Kính).

2. Chèo thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân

Khi phản ánh hiện thực xã hội, chèo thể hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức, tiếng nói đòi quyền sống cho con người. Bên cạnh đó, chèo thể hiện lòng yêu thương, trân trọng đối với những con người bị áp bức, cùng khổ, những con người có đức tính, phẩm hạnh tốt đẹp mà trải qua những thử thách cam go, những phẩm chất ấy càng toả sáng. Ðó là tấm lòng bác ái, đức hy sinh, lòng hiếu thảo, sự trung trinh, phẩm chất trong sạch, lòng dũng cảm ... Ðặc biệt, những người phụ nữ có số phận đau khổ nhất chính là những tấm gương sáng về đạo đức, phẩm hạnh.

-Về cùng cha, có trở về như vậy,

Cũng không sao tránh được tiếng mỉa mai.

Không ! Không ! Phải sống ở đời mới tỏ rõ là người đoan chính.

                                                                                    (Quan âm Thị Kính).

                        -Có sinh có đẻ cho cam,

Nàng dâu nuôi mẹ thế gian mấy người.

(Trương Viên).

III Ðặc điểm nghệ thuật

Chèo là một loại nghệ thuật tổng hợp nhưng căn bản là một loại kịch hát mang tính chất diễn tích. Nhân dân gọi diễn chèo là hát chèo, xem chèo là xem hát. Trên phương diện văn học, có thể đề cập một số yếu tố nhất định.

1.      Yếu tố kịch tính

Chèo là lối kể chuyện bằng sân khấu, tính tự sự là đặc điểm cơ bản của chèo. Nhưng quá trình tự sự bằng sân khấu, sự phát triển của tình tiết cũng làm nảy sinh kịch tính, những cái nút của vở chèo.

Trong vở Quan âm Thị Kính có 2 nút kịch: nỗi oan hại chồng và nỗi oan tư thông. Trong vở Thạch Sanh: nút kịch trong gia đình, trong tình duyên, trong tình huống giặc ngoại xâm.

2. Phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật

Chèo là một môn nghệ thuật độc đáo của dân tộc, nhân vật chèo có phong cách thể hiện đặc sắc.

Lối nhân vật tự giới thiệu:

-Ðạo làm con ở cho phải nghĩa,

Ở làm sao cho cha mẹ bằng lòng,

Nhất hiếu lập nhi vạn thiện tòng,

Con có hiếu bằng lòng mẹ cha.

-Tôi Thị Mầu con gái phú ông ...

Tôi muốn cho một tháng đôi rằm,

Trước vào lễ phật sao thăm vãi già.

(Quan âm Thị Kính).

-Tôi Trần Phương quê ở Ðông Ngàn,

Nhà cự phú lừng miền tỉnh Bắc.

Giầu trọc phú ai mà dám địch,

Lợi có rồi lại muốn cầu danh.

(Kim Nhan)

            Lối biểu hiện tính cách nhân vật bằng hành động:

Trong vở Lưu Bình Dương Lễ: hành động của Dương Lễ và Châu Long.

Trong vở Quan âm Thị Kính: đoạn cắt râu chồng.

Tính cách nhân vật còn được biểu hiện trong diễn xuất bằng các điệu hát, múa đặc biệt của các nhân vật: điệu hát con gà rừng, múa Vân dại, múa Thị Mầu ...

Lối biểu hiện tính cách nhân vật bằng các loại vai:

Nhân vật trong chèo gồm các vai: chín, lệch.

Thị Phương, Châu Long, Thị Mầu, Xúy Vân ...

3. Tính chất ước lệ và cách điệu

Ước lệ, cách điệu là đặc trưng của nghệ thuật chèo.

Hóa trang ước lệ.

Các địa danh quen thuộc mang tính ước lệ: Kinh Bắc, Xuân Trường, Kiếp Bạc, Bồ Ðề ...

Ngôn ngữ đối thoại ước lệ:

-Em ơi ! đây đã về tới quê nhà,

Nhà tứ bích nhất bần như tẩy.

-Cha nuôi con tính đã ba thu,

Mừng con đã u ơ biết nói.

(Quan âm Thị Kính)

4. Ngôn ngữ

Do đặc điểm sáng tác và diễn xướng, ngôn ngữ chèo có những đoạn là những câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc những câu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ.

- Một con dao bé sắc thay,

Chuôi sừng bịt bạc về tay ai cầm. 

(Chu Mãi Thần).

- Gió xuân đánh thốc cái yếm đào

Sao anh trông thấy oản, anh chẳng vào thắp hương ?

(Quan âm Thị Kính).

-Mối này, mối ơi,

Miếng giầu là đầu câu chuyện.

Mỗi câu chuyện ta lại nghiện một miếng trầu mối nhỉ !

(Trần Tử Lệ)

Các biến cách tu từ trong chèo: hoán dụ, tỉ dụ, khoa trương ...

-Thuở hàn vi hai sách một đèn.

Sách có chữ rằng bần tiện bất năng di,

Âu ta phải dùi mài đăng hỏa.

-Gái bất nghì phó giả mẹ cha,

Ngựa bất kham phó về Bồng Báo.

-Tiếc công tôi rút trống bưng bồng,

Bồng không được vỗ cực lòng tôi thay.

(Tuần Ty Ðào Huế).

-Phật bà ban cho tôi 360 tay quyết ấn,

Thầy Ðường Tăng cho tôi 90 pho kinh,

Núi Tôn Ngô tôi nhắm mắt bước qua.

-Tôi Thị Mầu con gái phú ông,

Thầy mẹ tôi tôn kính một lòng,

Tiền cúng gạo lên chùa tiến cúng.

Bạch nhà sư trong chùa, cho chú tiểu ra nhận lễ cho tôi còn về nào.

                        Thầy tiểu ơi ! Thầy như táo rụng sân đình ...

                                                            (Quan âm Thị Kính)

-Thương ơi ! Ngày hôm qua ra đường gặp gái

Tôi đi không lại trở về không.

Ngày hôm nay tang tảng rạng đông

Vào hầu sớm kẻo quan ngài đi vắng ...

(Lưu Bình Dương Lễ).

Ngôn ngữ nhân vật:

Mỗi nhân vật có giọng điệu riêng.

-Trình lạy cha,

Sinh con là gái,

Con giữ đạo tam tòng,

Riêng con e một cõi linh thông,

Muộn mằn chửa nảy chồi đan quế.

Thân Lão lai xưa người ví thể,

Ðem bố kinh thay đổi gọi là,

Chữ tòng phu con đã xuất gia,

Lấy ai để thừa hoan tất hạ ...

-Giống phượng giống công,

Con nhà bà giống phượng, giống công.

Liu điu lại nở ra dòng liu điu ...

-Giải kiếp giải kiếp,

Cả gan thật cả gan.

May con tao sực tỉnh giấc vàng,

Ðỉnh đình đinh nữa còn gì mà chẳng chết ...

                        (Quan âm Thị Kính).

--Ðiên điên dại dại,

Dại dại điên điên,

Roi này chi quất rẽ duyên cùng chàng !

(Kim Nhan)

-Ơïi anh ơi ! Anh ngồi xuống đây cho tôi than thở đôi lời.

Kể từ khi thiếp tới cửa chàng,

Lạng bạc phân vàng, một chữ bẻ làm đôi nỏ có ...

Tới cái cơn bây giờ:

Anh có phòng này anh khuây phòng nọ,

Anh bỏ mẹ con tôi bơ vơ góc bể, chân trời ...

(Tuần Ty - Ðào Huế)

4. Hề chèo

Hề chèo đã có lịch sử của mình. Chèo là nghệ thuật tổng hợp của nhiều hình thức trò, trong đó hề dựa vững chắc trên cơ sở trò nhại để mua vui. Hề là bộ phận hầu như thoát ly mạch truyện, về mặt biểu diễn, là hình thức ứng diễn. Ở hề chèo thường có tiếng đế thay cho sự giao lưu nhân vật. Những vai hề thường gặp: hề mồi, hề gậy, hề đồng.

-Ðây là cái ngũ nghè.

(đế)                  -Ngũ nghè là thế nào ?

-Ngũ nghè là năm miếu, là niêu mắm.

(Lưu Bình Dương Lễ).

-Mẹ Mõ:             Mời cụ ra ăn khoán cô Mầu. Cô ấy chửa ra.

-Ðồ điếc:             Ồ, nó chửa ra thì ta hẳng về đã hử !

Nhà sư:            -Trình lạy làng dẹp trận lôi đình ...

Cụ Thầy:            -Này chú sư kia, chú định lôi cái đình làng tôi đi đâu hử ?

(Quan âm Thị Kính)).

-Tôi gặp  hai ba chị con gái, chị em thấy tôi, tất hữu ý tứ.

(đế)                 -Ý tứ làm sao ?

-Aïi chà, cô thì nấp, cô thì nom, cô thì quăng cái này, ném cái nọ.

(đế)                 -Quăng tiền quăng bạc à ?

-Làm gì có tiền bạc ? các cô ấy thích quá, cầm hòn đá ném toạc môi tôi ra .            .. Âúy thế mà các chị em phải lòng tôi...

(Cu Sứt).

IV. Các lớp chính vở chèo Quan âm Thị Kính

1.      Giáo đầu: giới thiệu tóm tắt nội dung tích truyện  và triết lý của vở diễn.

2.      Thiện Sĩ đến nhà Mãng ông để hỏi vợ.

3.      Thiện Sĩ ngồi học bên cạnh vợ đang ngồi khâu vá. Thị Kính cắt chiếc râu mọc ngược của Thiện Sĩ, bị Sùng bà kết tội giết chồng.

4.      Sùng bà bắt chồng là Sùng ông đi gọi Mãng ông đến trả Thị Kính và đuôíi Thị Kính ra khỏi nhà.

5.      Thị Kính cải dạng nam trang đi tu chùa Vân Tự với pháp danh là tiểu Kính Tâm.

6.      Thị Mầu lên chùa ve vãn tiểu Kính Tâm.

7.      Thị Mầu tư thông với anh Nô, người ở trong gia đình bị Phú ông bắt được tại nhà.

8.      Họp làng bắt khoán xử án hoang thai. Thị Mầu khai cho tiểu Kính Tâm. Tiểu Kính Tâm bị đánh một roi và nhà chùa phải nộp tiền khoán cho làng.

9.      Thị Mầu mang đứa con hoang đến cửa Tam quan giao cho Tiểu Kính. Tiểu Kính đi giáo sữa nuôi con.

10. Tiểu Kính kiệt sức viết thư buộc vào tràng áo con và chết. Nhà chùa và dân biết rõ sự thật, lập đàn làm lễ cầu siêu, giải oan cho Thị Kính.


Top Previous Index Home