Previous Index Next Home


Chương 2

PHAN BỘI CHÂU

  1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

    1. Cuộc đời

    2. Sự nghiệp thơ văn       

  2. NỘI DUNG THƠ VĂN PHAN BỘI CHÂU

    1. Thơ văn Phan Bội Châu thể hiện tư tưởng yêu nước tiến bộ

    2. Chủ trương đoàn kết rộng răi  

    3. Lí tưởng mới và chủ nghĩa anh hùng tiến bộ

  3. NGHỆ THUẬT THƠ VĂN PHAN BỘI CHÂU

  4. KẾT LUẬN


Chương 2

PHAN BỘI CHÂU

­

I.- CUỘC ĐỜI VÀG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC:

1. Cuộc đời :

TOP

            

Phan Bội Châu trước đó tên là Phan Văn San, sau v́ trùng tên với Vua Duy Tân (Vĩnh San) mới đổi thành Phan Bội Châu (Bội : đeo; Châu : Ngọc Châu). Phan Bội Châu có biệt hiệu là Sào Nam (lấy từ câu Việt Điểu Sào Nam Chi"), tỏ ư luôn thiết tha với quê hương đất nước. Ông c̣n có một tên hiệu khác là Thị Hán, ngụ ư là hảo hán, một đấng nam nhi lỗi lạc ở đời. Khi viết bài "Pháp Việt đề huề chính kiến thủ" ông lại kư tên là Độc Tỉnh Tử.

 

Ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867, tại Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An. Thân sinh của ông là ông Phan Văn Phổ, một bậc thâm nho, thông hiểu kinh truyện nhưng không đỗ đạt ǵ cả, suốt đời đeo đuổi nghề dạy học. Mẹ của ông là Bà Nguyễn Thị Nhàn, cũng xuất thân từ một gia đ́nh thuộc ḍng dơi nho học. Bà là một người phúc hậu, thường hay giúp đỡ những người nghèo khổ.

 

Phan Bội Châu đă theo học chữ nho, ông đậu giải Nguyên kỳ thi hương năm Canh Tư (1900). Khác với các nho sĩ thời phong kiến, Phan Bội Châu không xem việc thi cử đỗ đạt là một phương tiện để tiến thân mà ông chỉ coi đó là một cơ hội thuận lợi cho hoạt động chính trị. Cho nên sau khi thi đậu, Phan Bội Châu đă thoát ly gia đ́nh, lao hẳn vào con đường hoạt động cách mạng. Ông là người đă gây dựng phong trào cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản ở đầu thế kỉ XX. Và ông cũng là người có ư thức dùng văn chương để phục vụ cho hoạt động chính trị.

 

Đầu năm 1904,  Phan Bội Châu cùng với Cường Để và hơn 20 đồng chí nữa họp tại nhà riêng của ông Nguyễn Hàm, bí mật lập ra một tổ chức yêu nước, theo kiểu hội kín, sau này gọi là Duy Tân hội. Cường Để được cử làm Hội chủ. Đầu năm 1905, theo kế hoạch của Duy Tân hội, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật. Ông nhận trách nhiệm tổ chức phong trào Đông Du. Đây là giai đoạn đắc ư nhất của ông. Thời gian này ông cũng sáng tác được nhiều tác phẩm gửi về nước. Lời văn thống thiết, khích lệ của tác giả  đă thức tỉnh được ḷng yêu nước của nhiều người dân lúc bấy giờ. Nhiều người dân đă tích cực ủng hộ phong trào Đông Du bằng nhiều h́nh thức khác nhau. Do dă tâm của đế quốc Nhật và âm mưu thâm độc của thực dân Pháp, tháng 3 năm 1909 tổ chức Đông Du bị giải tán, ông bị trục xuất khỏi nước Nhật, phải chạy trốn sang Trung Quốc, rồi Thái Lan.

Về sau ông đă đứng ra thành lập "Việt Nam quang phục hội". Ngày 24 tháng 12 năm 1913, ông bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam, đến năm 1917 mới được ra tù. Tổ chức yêu nước do Phan Bội Châu đứng ra lănh đạo càng về sau càng gặp nhiều khó khăn, tổn thất. Mặc dù ḷng yêu nước rất sâu và nhiệt t́nh cứu nước rất cao nhưng Phan Bội Châu không làm cách ǵ để thay đổi được t́nh thế. Ông đă cải tổ "Việt Nam quang phục hội", thành lập "Việt Nam quốc dân Đảng" nhưng chưa kịp thực hiện những mong ước lớn th́ ông đă bị bắt vào năm 1925. Kẻ thù định thủ tiêu ông nhưng việc bị bại lộ. Chúng buộc phải tha ông do gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của dân ta. Chính quyền thực dân bắt ông phải về sống ở Huế. Từ năm 1926 về sau, Phan Bội Châu sống trong cảnh "cá chậu chim lồng", mật thám luôn ŕnh rập, theo dơi ông. Kể từ đó xem như ông đă bị đoạn tuyệt hẳn với hoạt động chính trị. Thời gian này công việc duy nhất của ông là sáng tác. Nhiều tác phẩm được ra đời vào những năm cuối đời của Phan Bội Châu. Phan Bội Châu mất ngày 20 tháng 10 năm 1940.

         

  2. Sự nghiệp thơ văn :

TOP

Có ba thời kỳ sáng tác :

- Thời kỳ đầu : Trước khi ra nước ngoài, Phan Bội Châu có viết một số tác phẩm, trong số đó có những tác phẩm tiêu biểu : Hịch B́nh Tây thu Bắc, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư, Song Tuất lục.

 

- Thời kỳ thứ hai : Thời gian hoạt động ở nước ngoài Phan Bội Châu sáng tác rất nhiều tác phẩm và gửi về nước, tiêu biểu như: Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, Tân Việt Nam, Khuyến quốc dân tu trợ du học văn.

 

- Thời kỳ thứ ba : Đây là thời kỳ ông bị giam lỏng ở Huế, số lượng tác phẩm ra đời trong giai đoạn này rất lớn nhưng lại không được đánh giá cao về chất lượng. Tác phẩm "Phan Bội Châu niên biểu" được xem là có giá trị nhất. Bên cạnh đó phải kể đến Nam Nữ quốc dân tu tri, Thuốc chữa dân nghèo, Cao đẳng quốc dân, Lời hỏi thanh niên, Luân lư vấn đáp và hơn 800 bài thơ Nôm các loại, mấy chục bài phú, văn tế, tạp văn.

 

II.- NỘI DUNG THƠ VĂN PHAN BỘI CHÂU:
            

1. Thơ văn Phan Bội Châu thể hiện tư tưởng yêu nước tiến bộ :

TOP

Do điều kiện thực tế của lịch sử ở Việt Nam, cuộc đấu tranh v́ con người trước hết là cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập, cho nên văn học Việt Nam luôn đề cập đến truyền thống yêu nước. Tùy theo từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, sự thể hiện truyền thống yêu nước có khác nhau. Khi chế độ thực dân nửa phong kiến h́nh thành, dân tộc ta đứng trước một t́nh h́nh mới: Muốn là yêu nước th́ phải đấu tranh giải phóng dân tộc, mà muốn giải phóng dân tộc th́ phải duy tân, chống phong kiến, dân chủ hoá đất nước, hiện đại hoá đất nước và cuối cùng ḥa vào cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới đấu tranh cho chủ nghĩa xă hội. Đầu thế kỉ XX nhiều nhà nho yêu nước đă bước đầu nhận ra con đường đó. Họ đưa tư tưởng yêu nước, duy tân vào văn chương tạo thành một phong trào văn học khác trước, phân biệt với văn chương yêu nước thời trung đại. Phan Bội Châu là người sáng tác nhiều nhất, trong thời gian liên tục và lâu nhất. Phan Bội Châu đă làm cho văn học yêu nước có nội dung dân tộc dân chủ cao hơn, có tính chiến đấu, tính nhân đạo cao hơn. Thơ văn yêu nước của Phan Bội Châu tiêu biểu cho một giai đoạn văn học mới, giai đoạn đầu của thời kỳ văn học hiện đại.

 

Yêu nước là một nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam. Kể từ khi h́nh thành nền văn học viết, nội dung ấy không ngừng phát triển và ngày càng mang nhiều sắc thái mới. Đến với thơ văn yêu nước của Phan Bội Châu, chúng ta sẽ được thấy rơ điều đó.

 

- Tinh thần yêu nước trong thơ văn Phan Bội Châu được thể hiện một cách cụ thể, gần gũi : 

Khi nói về đất nước các nhà nho xưa thường có những lúng túng do họ c̣n bị câu nệ bởi những quan niệm cũ, quan niệm "Xă tắc" siêu h́nh. Phan Bội Châu tuy c̣n chịu ảnh hưởng ít nhiều của quan niệm phong kiến nhưng ông đă biết phá bỏ những cái lạc hậu. T́nh yêu quê hương đất nước ở ông được thể hiện bằng những t́nh cảm b́nh thường, gần gũi nhưng rất sâu sắc. Đó là :

+ T́nh cảm của con người trước cái đẹp của quê hương đất nước :

"Nay ta hát một thiên ái quốc

Yêu ǵ hơn yêu nước nhà ta

Trang nghiêm bốn mặt sơn hà

Ông cha để lại cho ta lọ vàng

Trải mấy lớp tiền vương dựng mở

Bốn ngàn năm dăi gió dầm mưa

Biết bao công của người xưa

Gang sông tấc núi dạ dưa ruột tằm"

                                                (Ái quốc ca) 

 

   + Ḷng căm thù giặc :

Xuất phát từ ḷng yêu nước thiết tha, Phan Bội Châu đă ư thức được trách nhiệm đối với tổ quốc. Ông căm thù những kẻ giày xéo quê hương làng mạc. Ông đă chỉ ra cho mọi người thấy kẻ thù của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ là thực dân Pháp và bè lũ tay sai bán nước và ḷng căm thù của ông cũng hướng vào hai đối tượng này. Ghét Pháp, ông ghét tất cả những ǵ có liên quan đến chúng, kể cả những vật vô tri vô giác (lá cờ, ổ bánh ḿ, tờ lịch). Ông cương quyết không chấp nhận sự hiện diện của Pháp ở Việt Nam, ông đă mỉa mai, chỉ trích sự có mặt một cách vô lư của thực dân Pháp trên đất nước ta (Tu hú tranh tổ cà cưỡng).

Đối với bọn tay sai bán nước ông tỏ thái độ khinh miệt, xem thường. Dưới mắt ông, bọn quan lại là những kẻ vô dụng, hèn hạ, chỉ biết bảo vệ cá nhân ḿnh, sẵn sàng khom lưng qú gối trước kẻ thù.

 

   + Vạch trần tội ác của kẻ thù :

 

Dùng văn học làm vũ khí để vạch trần tội ác của thực dân Pháp, ḍng văn học yêu nước chống Pháp đă xem đó là nhiệm vụ hàng đầu. Nhưng đến thơ văn Phan Bội Châu th́ bộ mặt của tên thực dân cướp nước mới được nhận thức cụ thể. Ông đă nói đến chính sách thuế khóa nặng nề, ông chỉ rơ sự thâm độc của chính sách khai thác thuộc địa và ông cũng cho mọi người thấy được sự thật của vấn đề khai hoá. Ông báo trước cho mọi người thấy rồi đây nước ta sẽ nghèo, sẽ hèn, sẽ yếu, sẽ ngu, dân tộc ta đang đứng trước nguy cơ diệt chủng. Mặc dù lời lẽ phân tích của ông chưa sâu sắc nhưng qua tác phẩm người đọc cũng cảm thấy rùn ḿnh, khiếp sợ trước kẻ thù nguy hiểm của dân tộc.

 

   + T́nh yêu nước của Phan Bội Châu c̣n được thể hiện qua nỗi xót xa, sự thông cảm đối với người dân nghèo khổ. Ông vô cùng đau xót trước cảnh đói rét lầm than của người dân vô tội. Ông rất thông cảm cho kiếp đời nô lệ của những người dân mất nước phải sống cuộc đời lam lũ giành giật từng miếng cơm, manh áo. H́nh ảnh những anh phu xe dưới trời mưa băo, g̣ lưng kéo chiếc xe nặng chở một tên thực dân béo mập, hay những đứa bé bán bánh vào đêm mưa đă lần lượt xuất hiện trong thơ ông (Phu xe than trời mưa, Đêm mưa thương người bán bánh rao)

 

+ Phan Bội Châu không chỉ bộc lộ tấm ḷng yêu nước, mà c̣n nêu lên một tinh thần sẵn sàng chống giặc cứu nước. Ngay cả thời kỳ bị giam lỏng ở Huế, sống trong hoàn cảnh nguy hiểm, luôn bị uy hiếp, đe dọa, thơ văn ông vẫn c̣n khí thế hừng hực như khi mới xuất dương :

 

"Đúc gan sắt để dời non lấp bể

Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ"

                                       (Bài ca chúc tết thanh niên)

 

Ḷng yêu nước của Phan Bội Châu sâu sắc, giàu sức chiến đấu nhưng bước vào giai đoạn mới của cách mạng những lời kêu gọi của ông không đi vào quần chúng với sức mạnh băo táp như xưa. Thời đại đă tiến lên phía trước và nội dung thơ văn ông không theo kịp. Ông không giải đáp được những vấn đề mà quần chúng đă bắt đầu quan tâm, đ̣i hỏi

 

- Yêu nước gắn liền với vấn đề cách mạng :

Mặt tiến bộ trong tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu chính là sự đổi mới trong quan niệm về yêu nước và đường lối cứu nước. Là một người từng xuất thân từ cửa Khổng sân Tŕnh nhưng Phan Bội Châu đă có một thái độ rất dứt khoát đối với chế độ phong kiến. Với ông, yêu nước không nhất thiết phải yêu vua, đất nước này càng không phải là của vua. V́ thế chống giặc cứu nước là v́ ṇi giống, dân tộc Việt Nam chứ không v́ một triều đại hay một ḍng họ nào cả. Ông đă đưa ra chủ trương chống phong kiến triệt để. Khác với các nho sĩ yêu nước ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX, Phan Bội Châu đứng lên chống Pháp là để giành lại độc lập và tiến tới xây dựng xă hội mới, không cần có vua.

 

Tiến bộ hơn một số nho sĩ cùng thời như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu đă đặt ra  nhiệm vụ giải phóng đất nước bằng con đường bạo động cách mạng. Ông từng nêu rơ "Thù dân tộc không lấy máu rửa không sạch". Thơ văn ông tràn trề tinh thần quyết chiến đấu, ngùn ngụt như lửa, ồ ạt như lũ : "Lắng xuống mà suy nghỉ rồi hăng hái vùng lên vung tay mà hô lớn : kẻ thù, kẻ thù, ta thề phải tiêu diệt hết rồi mới ăn cơm sáng".

 

Theo quan niệm của Phan Bội Châu nhiệm vụ cứu nước là rất quan trọng và cấp bách trong hoàn cảnh hiện tại. Tuy nhiên, vấn đề cải cách xă hội, tiến lên xây dựng một chế độ mới, chế độ dân chủ tư sản, theo gương Nhật Bản cũng là rất cần thiết, phải thực hiện ngay trong thời điểm bấy giờ. Với ông tất cả những việc làm trên là yêu nước, là đóng góp lớn cho xă hội, là cứu nguy cho giống ṇi.

 

- Yêu nước gắn liền với vấn đề dân chủ :

 

Phan Bội Châu đă đưa ra quan niệm tiến bộ về người dân trong xă hội. Ông đă đi đến khẳng định đất nước là của dân, đấu tranh chống giặc cứu nước là để bảo vệ ṇi giống, đồng bào Việt Nam. Ông đă lấy tư tưởng dân chủ làm động lực đấu tranh giành độc lập.

Hơn nữa, Phan Bội Châu đă xác lập vai tṛ làm chủ xă hội của người dân. Ông đă nói về quyền làm chủ của người dân, cho nên trong trách nhiệm để mất nước tội của người dân cũng không nhỏ.

 

Sơ kết: Với Phan Bội Châu yêu nước không c̣n là t́nh cảm cao quư chỉ có ở một số ít người mà là phẩm chất phổ biến của mọi người. Yêu nước không thể chỉ là yêu thương chung chung mà là ghét xâm lược, không chịu làm nô lệ, biểu hiện thành hành động hy sinh cứu nước. Tinh thần yêu nước ở Phan Bội Châu cũng là tinh thần quyết chiến chống xâm lược. Trong t́nh thế lúc đó, theo Phan Bội Châu duy tân là để mở mang dân trí, nâng cao dân khí để có thêm sức mạnh đánh Pháp.

           

2. Chủ trương đoàn kết rộng răi :

TOP

 

Phan Bội Châu đă thấy được điều tai hại của việc mất đoàn kết, việc chia rẽ dân tộc. Ông cho rằng một trong những nguyên nhân giúp Pháp chiếm được đất nước ta và đặt được ách đô hộ lên đất nước ta một cách vững vàng là do nhân dân ta "Xung khắc bất ḥa":

"Nỗi ngu dại nói không kể xiết

Lại ngờ nhau chẳng biết tim nhau

Coi nhau như thể quân thù

Thù mong nhau hại ghét cầu nhau hư

Bụng có hợp th́ nhà mới hợp

Ḷng đă tan th́ nước cũng tan"

                                                          (Hải ngoại huyết thư)

 

Từ đó ông đă đi đến khẳng định sức mạnh của đoàn kết. Và ông cũng đă đưa ra một chủ trương đoàn kết rộng răi, không phân biệt giai cấp, đẳng cấp, tôn giáo, thể hiện một niềm tin vững chắc vào sức mạnh của đoàn kết. Tuy nhiên, ông chưa thấy rơ lực lượng tiên tiến nhất của xă hội có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ cứu nước, chưa nhận thức được đầy đủ về vai tṛ của người nông dân để nh́n về họ như một lực lượng ṇng cốt của phong trào cách mạng. 

           

3. Lư tưởng mới và chủ nghĩa anh hùng tiến bộ :

TOP

    3.1- Lư tưởng mới :

 

Thơ văn Phan Bội Châu, trong chừng mực nhất định, đă nêu lên được một lư tưởng mới cho cuộc sống và đă sáng tạo được mẫu người lư tưởng cho thời đại.

 

Lư tưởng đó là cứu nước. Ông cho rằng mục đích tốt đẹp nhất của đời người, lư tưởng tốt đẹp nhất của đời người là làm sao cứu được nước, v́ cứu nước cũng tức là cứu ḿnh. Lư tưởng ấy thật cao quư nhưng nó lại không chút ǵ cao xa cả, ai cũng có thể theo được.

 

Ông đă nêu lên mẫu người lư tưởng trong xă hội, đó là người yêu nước, có ḷng căm thù giặc, dám xả thân v́ đất nước. Ví dụ : các nhân vật anh hùng trong tác phẩm "Trùng quang tâm sử". 

 

             3.2- Chủ nghĩa anh hùng tiến bộ :

 

Người anh hùng xuất hiện trong sáng tác của Phan Bội Châu là những con người b́nh thường nhưng làm được việc phi thường. Với ông không có sự phân biệt nam nữ, đẳng cấp, tôn giáo, giàu nghèo... trong quan niệm về người anh hùng. Và có anh hùng hữu danh th́ cũng có anh hùng vô danh. Có anh hùng thành công th́ cũng có anh hùng thất bại. Mặt khác, Phan Bội Châu c̣n nói đến quan niệm về tập thể anh hùng. Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của dân tộc không chỉ có cá nhân anh hùng mà c̣n có cả tập thể anh hùng.

 

III.- NGHỆ THUẬT LÀM THƠ PHAN BỘI CHÂU

            1. Thể loại : Ông đă vận dụng hầu hết các thể loại văn học của thời kỳ trung đại và hiện đại. Các loại văn cử  tử như phú, đường luật, câu đối; h́nh thức cổ điển như kư, minh, cổ phong, từ, luận; các h́nh thức dân tộc như lục bát, song thất; các h́nh thức dân gian như vè, hát dặm, ca dao, chèo; các h́nh thức mới như nghị luận, truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp văn, báo chí, hồi kư.v.v... Phan Bội Châu đều sử dụng đến và sử dụng không phải là không thành thạo.

           

2. Ngôn ngữ : Ngôn ngữ trong sáng tác của Phan Bội Châu c̣n chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ trong văn học trung đại. Nhưng tác giả đă thể hiện sự cố gắng lớn khi tạo cho nó có tính chất giản dị, dễ hiểu. Tất cả không ngoài mục đích nhằm đạt hiệu quả tuyên truyền.

           

3. Nhân vật : Nhân vật trong tác phẩm của Phan Bội Châu đă đạt đến mức độ đa dạng, phong phú. Ông đă đề cập đến nhiều hạng người trong xă hội, tập trung thể hiện con người yêu nước. Các nhân vật của ông đă bớt dần tính ước lệ.

 

  4. Văn chữ Hán của Phan Bội Châu khác với văn chữ Hán thời trung đại. Nó không sao tránh khỏi một số nề nếp của văn cử tử nhưng nó đă nhẹ nhàng hơn, rành mạch hơn, thông tục hoá hơn, chú trọng nội dung hơn h́nh thức, nó có một phong cách riêng. Nhiều người cho rằng văn chữ Hán của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của loại văn Tân văn tùng báo và của Lương Khải Siêu.

           

5. Giọng văn của Phan Bội Châu hùng hồn thống thiết, bừng bừng nhiệt t́nh cách mạng.

         

  6. Phan Bội Châu đă cố gắng cách tân trong vấn đề xây dựng kết cấu tác phẩm, nhưng lối sáng tác cũ c̣n ảnh hưởng không nhỏ đối với ông.

  

IV.- KẾT LUẬN

- Về mặt nội dung, sáng tác của Phan Bội Châu đă thể hiện được nhiều vấn đề mới, có đóng góp đáng kể cho tiến tŕnh hiện đại hoá văn chương Việt Nam.

- Về nghệ thuật, Phan Bội Châu chỉ dừng lại ở mức độ cách tân nghệ thuật văn chương của nhà nho, những đổi mới đó chưa đáp ứng được yêu cầu mới của thời đại.


Previous Index Next Home