Index Next Home


Chương 1

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900 - 1930

  1. NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ XĂ HỘI, TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA, THẨM MĨ TRONG GIAI ĐOẠN 1900 - 1930

    1. Lịch sử xă hội Việt Nam giai đoạn 1900 - 1930 

    2. Vấn đề tư tưởng, văn hoá, thẩm mĩ      

  2. T̀NH TRẠNG PHÂN HÓA TRONG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1900 - 1930

    1. Lực lượng sáng tác

    2. Quan niệm sáng tác

    3. Phương pháp sáng tác

    4. Công chúng 

  3. ĐẦU THẾ KỈ VĂN HỌC VIỆT NAM ĐI VÀO CON ĐƯỜNG HIỆN ĐẠI HÓA:

    1. Khái niệm về văn học hiện đạ i

    2. Vấn đề hiện đại hoá của văn học

    3. Vấn đề hiện đại hoá của văn học Việt Nam ở đầu thế kỉ XX

  4. CÁC D̉NG VĂN HỌC

    1. Văn học yêu nước và cách mạng 

    2. Văn học hợp pháp  

  5. KẾT LUẬN CHUNG


Chương 1

KHÁI QUÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900 - 1930

I. NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ XĂ HỘI, TƯ TƯỞNG,VĂN HÓA, THẨM MĨ TRONG GIAI ĐOẠN 1900 - 1930:

1- Lịch sử xă hội Việt Nam giai đoạn 1900 - 1930 :  

TOP

             1.1- T́nh h́nh chính trị :         

          Đầu thế kỉ XX Pháp cơ bản đă thực hiện xong công cuộc b́nh định trên đất nước ta và chuyển sang khai thác thuộc địa, xây dựng trật tự mới. Đây là thời điểm Pháp cảm thấy có thể yên tâm và phấn khởi trước cảnh thái b́nh mà chúng hằng mong đợi. Nhưng đối với ta, đây là những ngày tháng đau thương, bi đát nhất của lịch sử.         

          Kể từ sau cái chết của Phan Đ́nh Phùng (1896), xem như phong trào chống Pháp theo ngọn cờ Cần Vương đă thất bại hoàn toàn . Thôn xóm, làng mạc Việt Nam tiêu điều xơ xác do kẻ thù tàn phá, nhân dân phải xiêu tán lưu lạc khắp nơi. Những người tham gia khởi nghĩa trước kia  bị giết, bị tù đày hoặc phải trốn tránh không dám trở về. Trong khi đó, cột sống của chế độ phong kiến cũng bị sụp đổ. Hàng ngũ giai cấp thống trị tan ră. Cả bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến từ triều đ́nh đến tỉnh , huyện , làng, xă đều trở thành tay sai cho bọn xâm lược. Mọi quyền hành đều nằm trong tay Pháp . Tầng lớp trí thức thời phong kiến lúc bấy giờ cũng lâm vào t́nh trạng sống dở, chết dở. Những người đă từng tham gia vào phong trào chống Pháp kẻ th́ bị giết chết, người bị tù đày hoặc trốn tránh, có khi phải chạy ra nước ngoài. Có người không chịu được thử thách cuối cùng phải ra đầu thú, sống nơm nớp trong cảnh tù treo của thực dân. Có người không tham gia chống Pháp nhưng  c̣n chút liêm sĩ th́ lui về sống ẩn dật, bất đắc chí. Họ thường phải cam chịu, bất lực và đành phải an phận. Cá biệt có một số người ham cuộc sống giàu sang phú quư nên đă cởi bỏ lớp nho phong , sĩ khí để ra phục vụ cho ông chủ mới... 

          Thế là bộ máy cai trị của Pháp được tổ chức lại theo lối hiện đại hơn, chặt chẽ hơn, có quyền lực hơn và phá dần cái thế tự triü làng xă ngày trước. Để che dấu bộ mặt thật cướp nước, để tuyên truyền văn minh nước Pháp, bọn thực dân đă đưa ra Hội đồng tư vấn , bày tṛ dân chủ giả hiệu. Chúng c̣n lập Viện Hàn lâm Bắc Ḱ để dựng lên cái gọi là bảo vệ và phát triển văn hoá .

          Trong bối cảnh chính trị phức tạp và đen tối như thế , thanh niên Việt Nam cảm thấy bi quan tuyệt vọng vô cùng. Họ cũng hết sức chán nản lối học cũ, bởi v́ ai cũng nhận ra một điều rất rơ ràng : 

Ông nghè ông cống cũng nằm co

Sao bằng đi học làm ông phán

Sáng rượu sâm banh , tối sữa ḅ

                                                ( Chữ Nho - Trần Tế Xương ) 

          Họ quyết định bỏ lối học từ chương, đi t́m đến những tri thức hiện đại mà họ biết được qua sách vở và báo chí nước ngoài được bí mật đưa vào Việt nam lúc này. Trong số đó tiêu biểu là tân thư, tân văn. Cũng từ sách vở nước ngoài, họ được tiếp xúc với các luồng tư tưởng tiến bộ, hiểu được t́nh h́nh cách mạng trên thế giới từ đó chọn cho ḿnh một con đường cứu nưóc khác trước. Năm 1900, Phan Bội Châu đậu giải nguyên. Tên tuổi, danh tiếng, khí phách của ông đă được nhiều người biết đến và hết ḷng ái mộ, nhất là tầng lớp thanh niên. Họ cảm thấy rằng: Con người đó là hiện thân của tinh thần bài Pháp, của phong trào ái quốc, phong trào vận động cách mạng lúc này. 

          Phong trào yêu nước lại được diễn ra sôi nổi trong những năm 1905 đến 1908, dưới sự lănh đạo của các nhà chí sĩ yêu nước đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản. Mặc dù chia làm hai phái, kịch liệt và ôn hoà, nhưng những tổ chức yêu nước này đều nhằm mục đích chung là cứu nước, khôi phục nền độc lập cho dân tộc. Hoạt động của các tổ chức Duy Tân ở Bắc, Trung và Minh Tân ở Nam, cùng với nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục đă đưa phong trào cách mạng ở những năm này lên đến đỉnh cao. Thực dân Pháp lo sợ và t́m cách đối phó.  Một cuộc đàn áp dă man những người yêu nước đă diễn ra. Nhiều chiến sĩ cách mạng bị giết, bị tù đày hoặc phải bỏ trốn ra nước ngoài. Lực lượng cách mạng bị tan ră. Thực dân Pháp không chỉ khủng bố điên cuồng bằng biện pháp chính trị, quân sự mà c̣n chủ trương áp dụng những chính sách văn hoá thực dân để tạo ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc. 

           Thế nhưng, những người yêu nước vẫn không chịu khuất phục. Họ vẫn tiếp tục hoạt động và t́m cơ hội để gây dựng lại phong trào. Việt Nam Quang Phục Hội ra đời năm 1912 và t́m cách bắt rễ về trong nước. Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, đặc biệt từ khoảng năm 1922 , cách mạng Việt Nam lại chuyển biến mạnh mẽ. Xu hướng cách mạng tư sản cũ trước khi chấm dứt với cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lănh đạo thất bại, cũng đă có những cố gắng, vừa công khai, vừa bí mật hoạt động. Cách mạng Việt Nam đă đến lúc phải bước vào phạm trù cách mạng dân chủ mới. Ngày 03- 02- 1930 , Đảng Cộng sản Đông Dương chính thức được thành lập, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lănh đạo. 

            1.2- T́nh h́nh kinh tế :

          Đầu thế kỉ XX , kinh tế nước ta vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế thực dân ( bán hàng hoá, khai thác nguyên liệu, cho vay nặng lăi, công nghiệp chỉ phát triển trong giới hạn không hại đến công nghiệp chính quốc, đóng khung trong phạm vi cung cấp cho chính quốc những nguyên liệu hay những sản vật mà chúng thiếu, tăng cường bóc lột , sưu thuế ), từ đó làm phá sản nông dân và thợ thủ công, tạo ra nguồn nhân công rẻ mạt , phục vụ cho các công tŕnh khai thác của chúng. Kết quả của chính sách nói trên đă kéo nước ta vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản nhưng không được công nghiệp hoá mà lại biến thành thị trường tiêu thụ cho Pháp. 

          Giao thông buôn bán mở mang, kinh tế hàng hoá phát triển đă tạo ra một thị trường thống nhất từ Nam đến Bắc. Khách quan đă tạo cơ sở để củng cố sự thống nhất của dân tộc đă h́nh thành từ lâu nhưng chưa thật vững. Sự phát triển của giao thông và buôn bán làm mọc lên nhiều thành thị, các hải cảng được xây dựng, nhiều người từ nông thôn kéo ra thành thị. Nhưng thành thị chủ yếu là trung tâm thương nghiệp và tiêu thụ, không có tác dụng tích cực đẩy mạnh kinh tế nước ta theo hướng tư sản hoá. 

            1.3- T́nh h́nh xă hội :

          Xă hội nước ta trước khi Pháp xâm lược là một xă hội phong kiến phương Đông. Chính quyền thuộc về một ḍng họ, đứng đầu có vua, trong xă hội có tứ dân. Nông dân giữ vai tṛ quan trọng về kinh tế nhưng bị khinh rẻ, bị áp bức bóc lột. Kẻ sĩ được xem như một đẳng cấp đặc biệt, tự nhận và được xă hội thừa nhận như người cầm chính đạo truyền bá giáo hoá triều đ́nh cho nông dân nhất là giai đoạn đầu thế kỉ XX . 

          Khi có mặt thực dân Pháp trên đất nước ta th́ mọi cái đă thay đổi. Kinh tế hàng hoá kích thích sự phát triển của công thương nghiệp làm cho thành thị phát triển, làm xuất hiện nhiều nhu cầu mới, phát triển nhiều nghề mới, tầng lớp thị dân phát triển. Tầng lớp thị dân trong các thành phố nhượng địa được xem là lớp người ngoài tứ dân . Họ có ít nhiều tự do trong đời sống thành thị tư sản. Đối với họ th́ họ hàng, làng xă, đẳng cấp không c̣n nhiều ư nghĩa nữa. Giai cấp tư sản từ các tầng lớp thị dân phát triển dần lên. 

          Giai cấp tư sản Việt Nam h́nh thành trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt nên có những đặc trưng riêng. Điều đó cũng ảnh hưởng đến ư thức của giai cấp này. Giai cấp tư sản Việt Nam không sinh ra và trưởng thành từ cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến Việt Nam mà lại do thực dân Pháp đẻ ra. Pháp đẻ ra rồi cũng chính chúng chèn ép. Giai cấp tư sản Việt Nam nhiều tính chất mại bản, nặng thương nghiệp hơn công nghiệp, không ĺa bỏ được lối bóc lột phong kiến. Tầng lớp tư sản Việt Nam thời bấy giờ cũng không có một tinh thần dân tộc v́ họ không có một cơ sở kinh tế hùng hậu, không có kinh nghiệm đấu tranh và không có ư thức giai cấp rơ rệt. 

          Sự phát triển các đô thị dẫn đến sự phá sản nông nghiệp, làm cho nông thôn tiêu điều xơ xác. Nông dân kéo ra thành thị ngày càng đông. Một tầng lớp tiểu tư sản nghèo ngày càng phát triển , sống bấp bênh ở thành thị.

          Ở đầu thế kỉ XX , giai cấp công nhân Việt Nam đă h́nh thành. Do quá tŕnh bần cùng hoá và phá sản của nông dân , thợ thủ công , giai cấp công nhân có điều kiện để hiểu được nông dân, liên minh được chặt chẽ với nông dân. Và ngược lại, cũng trên điều kiện hiểu biết ấy , do vị trí lịch sử của giai cấp vô sản mà nông dân đi theo nó làm cách mạng, bền bỉ và lâu dài. 

          Trong t́nh h́nh xă hội đầy phức tạp và có nhiều đổi mới như thế th́ giai cấp phong kiến , vốïn đă h́nh thành lâu đời trong xă hội Việt Nam cũng lung lay đến tận gốc. Để bảo vệ quyền lợi ích kỉ cho giai cấp ḿnh, giai cấp phong kiến đă quỳ gối đầu hàng giặc, làm tay sai cho giặc. Hơn thế nữa, họ c̣n cấu kết với giặc để quay trở lại đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta. Tuy nhiên , trong số họ cũng c̣n có những người yêu nước, tự tách ḿnh ra khỏi hàng ngũ đó để đi làm cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản. 

          Nh́n chung, xă hội Việt Nam đầu thế kỉ XX có nhiều biến động. Cơ cấu xă hội thay đổi hoàn toàn.          

  2- Vấn đề tư tưởng , văn hoá , thẩm mĩ :

TOP

              2.1- Xă hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là một xă hội phong kiến chuyên chế tập quyền cao độ. Nhà Nguyễn khi lên ngôi đă duy tŕ Nho giáo, xem Nho giáo như là quốc giáo, dùng tư tưởng Nho giáo để thống trị xă hội. Nho giáo đă ràng buộc con người vào tư tưởng mệnh trời. Nho giáo dùng luân thường đạo lí để giáo dục xă hội, lấy bổn phận tu thân , tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ làm kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử. Mục đích của Nho giáo muốn biến con người trở thành những phần tử đắc lực phụng sự cho nhà nước phong kiến. Đến khi có sự hiện diện của thực dân Pháp, t́nh h́nh chính trị xă hội đă có nhiều biến đổi nhưng mọi vấn đề nêu trên vẫn được tồn tại. Kẻ thù muốn duy tŕ tư tưởng phong kiến lạc hậu để ḱm hăm sự phát triển của ta, nhằm tạo thuận lợi cho việc cai trị của chúng. 

          Đến đầu thế kỉ XX , giai cấp phong kiến đă tỏ ra bạc nhược, ươn hèn, cúi đầu làm tay sai cho giặc. Hàng ngũ giai cấp thống trị tan ră hoàn toàn. Ư thức phong kiến cũng ngày càng thể hiện tính chất lạc hậu, cổ hủ. Với cách nh́n của các nhà nho tiến bộ thời này, nó là sức mạnh cản trở sự phát triển của xă hội. Cho nên , các nhà chí sĩ Đông Kinh Nghia Thục đă chủ trương chốïng lại tư tưởng phục cổ, sùng bái cổ nhân, giáo điều, có tác hại ḱm hăm sự phát triển của trí tuệ. Họ chủ trương làm cho con người phải từ bỏ tư tưởng sống định mệnh, trở nên can đảm, làm chủ cuộc đời ḿnh, có khả năng hiểu biết vũ trụ, phất cao ngọn cờ khoa học . 

          Mặc dù ư thức phong kiến đă tỏ ra thoái hoá, nhưng trong thực tế , ở giai đoaün 1900 - 1930 , nó vẫn c̣n cơ sở tồn tại. Ở nông thôn, gốc rễ của nó vẫn c̣n rất sâu. Ở thành thị th́ nó bắt đầu va chạm với ư thức tư sản vừa mới xuất hiện. Tuy nhiên, phạm vi c̣n rất nhỏ hẹp , chỉ giới hạn trong quan hệ đạo đức gia đ́nh và t́nh cảm cá nhân. 

           Vào đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản đă ra đời, tư tưởng tư sản cũng xuất hiện. Nó được đưa từ nước ngoài vào, thông qua các sĩ phu tiến bộ. Ư thức tư sản c̣n giới hạn trong phạm vi các thành thị và tỏ ra c̣n nhiều yếu ớt. Ư thức tư sản trong giai đoạn này c̣n chịu khuất phục ư thức phong kiến. Sự xung đột cũng chỉ xảy ra trong phạm vi cá nhân, gia đ́nh là chủ yếu. Vị trí lịch sử của nó không cho phép nó xung đột với ư thức phong kiến trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị.Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề ảnh hưởng của ư thức hệ tư sản Việt Nam đối với sự phát triển của văn học, cũng cần phải lưu ư rằng: Mặc dù giai cấp tư sản Việt Nam ở giai đoạn này, bản chất là ốm yếu, phát triển què quặt nhưng đó là sự ốm yếu, què quặt về kinh tế, chính trị, văn hoá. Đối với công cuộc hiện đại hoá văn chương Việt Nam, ư thức hệ tư sản đă có một vai tṛ xúc tác tích cực. Và, theo quan điểm của Mác : Ư thức hệ thống trị thời đại là ư thức hệ của giai cấp thống trị. Giai cấp nào thống trị xă hội về mặt vật chất cũng thống trị xă hội về mặt tinh thần, nhưng trong khi chi phối xă hội th́ đồng thời nó cũng là của xă hội và chịu sự chi phối trở lại của xă hội. Qua đó, chúng ta càng thấy rơ vai tṛ của ư thức hệ tư sản trong tiến tŕnh hiện đại hoá văn chương ở giai đoaün đầu thế kỉ XX . Ở đây, khi xem xét vấn đề , chúng ta cũng phải lưu ư một điều là không thể đồng nhất hoàn toàn chính trị với văn học, nhất là bàn đến ư thức hệ tư sản của giai đoạn này. Giữa chúng có liên quan mật thiết với nhau nhưng vẫn có quy luật riêng. Và, bằng chứng là khi cách mạng tư sản đă thất bại hoàn toàn, với cuộc khởi ngĩa Yên Bái, sau năm 1930 văn học chịu ảnh hưởng của ư thức hệ tư sản đă phát triển mạnh mẽ, mặc dù nó c̣n mang nhiều hạn chế. 

          Nh́n chung, đầu thế kỉ XX, trong xă hội Việt Nam đă có những chuyển biến mạnh mẽ từ ư thức hệ phong kiến sang ư thức hệ tư sản. Ở giai đoaün 30 năm đầu của thế kỉ, ư thức hệ tư sản chưa đủ sức làm thay đổi nền văn hoá phong kiến Việt Nam nhưng trong một mức độ nhất định nó đă góp phần tạo ra những nhân tố thúc đẩy cho sự đổi mới hoàn toàn ở giai đoạn sau, giai đoaün 1930 - 1945 . 

          Vào những thập niên 20, 30, ư thức vô sản đă bắt đầu xuất hiện. Nó có mặt do hai điều kiện: Aính hưởng của Cách mạng tháng Mười  Nga và cách mạng Trung Quốc thông qua sách báo, đặc biệt là vai tṛ của Nguyễn Aïi Quốc và một số trí thức tiến bộ đương thời; và sự ra đời của giai cấp vô sản Việt Nam. Nhưng ảnh hưởng của ư thức hệ vô sản chủ yếu mới chỉ là trên đời sống tư tưởng chính trị. Đối với văn học, nhất là văn học giai đoạn này, dĩ nhiên nó có ảnh hưởng, hơn nữa c̣n tạo ra những thành tựu đáng kể nhưng chưa có điều kiện để phát triển. 

            2.2- Trước thế kỉ XX, nền văn hoá nước ta là nền văn hoá phong kiến mang đậm bản sắc Đông Nam Á. Về đời sống vật chất, Việt Nam có nghề trồng lúa nước cho nên thức ăn là cơm, thức uống th́ có rượu cũng được chế tạo từ gạo. Khí hậu ở Việt Nam nóng cho nên cách ăn mặc của người Việt thường giản dị, thoáng mát, làm từ chất liệu thực vật ( tơ tầm , bông vải , đay gai ) . Việc ở cũng rất cẩn thận, người Việt có thói quen chọn hướng làm nhà, chú ư vai tṛ phong thủy. Đất Việt là vùng sông nước, cho nên phương tiện đi lại cần phải dùng thuyền. Trồng lúa nước th́ có tính thời vụ cao, v́ thế người Việt cần phải sống có sự liên kết chặt chẽ với nhau, h́nh thành tính cộng đồng và tính tự trị trong tổ chức xă hội. Lối tổ chức này tạo nên tính dân chủ và tính tôn ti, tinh thần đoà́n kết và tính tập thể. Khi tiếp thu những luồng tư tưởng nước ngoài, người Việt Nam đă có sự tiếp biến chứ không có t́nh trạng xung đột hoặc độc tôn . 

          Nh́n chung, nền văn hoá Việt Nam được thai nghén và trưởng thành trong cái nôi văn hoá Đông Nam Á. Tư tưởng phương Đông đă ăn sâu vào phong tục, tập quán và tâm khảm của con người. Lối sống theo làng xă, họ tộc đă tạo nên thế tự trị lâu đời cho người Việt Nam. Con người Việt Nam có nếp sống chuẩn mực từ trong cách ăn mặc cho đến việc ứng xử. Thế mà đến đầu thế kỉ XX, sự du nhập của văn hoá phương Tây vào Việt Nam đă làm thay đổi những giá trị cổ truyền của dân tộc. Văn hoá Việt Nam chuyển dần sang nền văn hoá hiện đại chịu ảnh hưởng của văn hoá phương  Tây. 

          Trên b́nh diện văn hoá vật chất, ảnh hưởng đáng kể nhất là trong phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông- các lĩnh vực mà phương Tây vốn mạnh. 

          Về mặt văn hoá tinh thần: Trước kia ở Việt Nam tồn tại ba tôn giáo được du nhập từ nước ngoài. Đó là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Kitô giáo vốn đă xuất hiện ở Việt Nam từ các thế kỉ trước (XVI ,XVII) , đến giai đoạn 1900- 1930 đă có nhiều ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người Việt Nam. Ngoài ra, c̣n có những đổi mới trong việc giáo dục, trong lĩnh vực văn tự - ngôn ngữ, báo chí, văn học nghệ thuật. 

          Về giáo dục : Đi đôi với những đổi thay về kinh tế, chính trị, xă hội, giáo dục ở giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều yếu tố mới. Thực hiện chính sách cai trị thuộc địa, Pháp đă tỏ ra rất khôn khéo trong vấn đề này. Khi đă b́nh định xong toàn cơi Việt Nam, chúng chưa bỏ ngay việc học và thi cử bằng chữ Hán mà tiến hành theo từng bước. Đầu tiên là bổ sung những bài thi mới vào những ḱ thi vốn có từ trước. Cho nên Tú Xương đă mỉa mai : 

                             Bốn ḱ trọn vẹn thêm ḱ nữa

                     Á , ớ , u , Âu ngọn bút ch́

                                    ( Đi thi )

          Măi đến năm 1919, nhà Nguyễn c̣n cho tổ chức ḱ thi Hội cuối cùng. Nhưng các ông nghè, ông cử, ông cống thời đó chỉ có danh hiệu mà thôi, chứ không được bổ dụng vào các ngạch quan lại như trước nữa. Dần dần, các trường dạy chữ Nho bị đóng cửa. Các giáo chức đều bị băi bỏ. Thay thế vào đó Pháp đă ban bố học chính tổng quy ( 1918 ). Bắt đầu từ lúc đó, chính quyền thực dân kiểm soát tất cả công việc về giáo dục. Tiếng Pháp được dạy trong nhà trường ngày càng phổ biến rộng hơn. Từ năm thứ hai, thứ ba học sinh phải học tiếng Pháp. 

          Mục đích của Pháp là hướng tới việc đào tạo lớp người làm tay sai cho chúng. Pháp không hề đặt ra nhiệm vụ phát triển tŕnh độ dân trí. Và, những đổi thay về giáo dục ấy đă dẫn đến kết quả là tỉ lệ người đi học so với dân số c̣n rất ít. Hầu hết học sinh là con em của tầng lớp giàu có hoặc con em của người dân thành thị có điều kiện thuận lợi trong việc học tập. 

          Chữ quốc ngữ : Chữ quốc ngữ ra đời từ thế kỉ XVII, là thành quả tập thể của nhiều giáo sĩ Bồ Đào Nha, Ư, Pháp ... trong đó công lao lớn nhất thuộc về linh mục Alexandre de Rhodes. Cuối thế kỉ XIX, chữ quốc ngữ đă được người Pháp mang ra phổ biến nhưng bị sự phản ứng quyết liệt của các nhà nho, cũng như những người yêu nước Việt Nam. Nó bị xem là thứ chữ của quân xâm lược. Sang đầu thế kỉ XX, những sĩ phu yêu nước trong phong trào Duy Tân nhận thấy những ưu điểm của chữ quốc ngữ đă cổ động sử dụng chữ quốc ngữ. Tác giả Văn minh tân đọc sách viết : Phàm người trong nước đi học nên lấy chữ quốc ngữ làm phương tiện đầu tiên, để cho trong thời gian vài ba tháng đàn bà, trẻ con đều biết chữ... Đó thực là là bước đầu tiên trong việc mở mang trí khôn vậy [ 43/ 76]. Nhưng đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, khi Hán học mất địa vị chính thống và trong xă hội đă h́nh thành những yêu cầu mới, những thành phần công chúng mới th́ chữ quốc ngữ mới được xem là thứ chữ của dân tộc. Việc đổi mới chữ viết đă mang nhiều ư nghĩa lớn, nó không chỉ tạo điều kiện  dễ dàng trong việc học, viết , đọc mà c̣n cung cấp phương tiện hiện đại cho nền văn học mới. 

          Về văn học : Việc phổ biến sử dụng chữ quốc ngữ cũng góp phần thúc đẩy việc xây dựng và phát triển nền văn xuôi Việt Nam.. Nền văn học trung đại Việt Nam chưa chú ư phát triển văn xuôi. Ở giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đă có xuất hiện những sáng tác văn xuôi bằng chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Kí và Huỳnh Tịnh Của . Nhưng đây chỉ là những ṃ mẫm ban đầu, những thí nghiệm lẻ loi chưa có tính chất phổ biến. Sang đầu thế kỉ XX , văn xuôi Việt Nam mới thể hiện những tiến bộ rơ rệt. Bên cạnh đó, do có sự tiếp xúc với văn học phương Tây mà nền văn học Việt Nam giai đoạn này đă xuất hiện thể loại mới: Thể loại tiểu thuyết hiện đại, vốn là đặc thù của văn hoá phương Tây. Khởi đầu là quyển tiểu thuyết in bằng chữ quốc ngữ, xuất hiện ở Nam ḱ năm 1887 với tựa đề Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản. Nhưng đến giai đoạn 1900-1930 th́ thể loại tiểu thuyết hiện đại mới phát triển trong phạm vi cả nước. Những tên tuổi tiêu biểu là Hồ Biểu Chánh, Trần Thiên Trung, Trương Duy Toản, Hoàng Ngọc Phách, Trọng Khiêm, Nguyễn Trọng Thuật... Chất văn xuôi, tính cách cá nhân phương Tây c̣n ảnh hưởng đến cả lĩnh vực sáng tác lâu đời trong văn học Việt Nam, đó là thơ. Thơ Tản Đà, thơ Trần Tuấn Khải trong giai đoạn này đă mang những giai điệu mới. 

          Nghệ thuật sân khấu thời này cũng xuất hiện các h́nh thức mới: Kịch, cải lương. Kịch nói ra đời do có sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Lúc đầu xuất hiện những vở kịch dịch từ tiếng Pháp, dần dần về sau các nhà viết kịch đă tự sáng tác và h́nh thành nên một phong trào sáng tác kịch. Thời này có nhiểu vở kịch đă tạo nên tiếng vang trong xă hội: Chén thuốc độc ( Vũ Đ́nh Long ) ; Ông Tây An Nam (Nam Xương ) , Hoàng Mộng Điệp ( Vi Huyền Đắc ) ,... 

          Cải lương là một h́nh thức văn nghệ dân gian ở Nam ḱ. Nó là sự kết hợp giữa loại h́nh kịch nói với các h́nh thức ca hát tài tử của dân gian. Đây là thể loại mới xuất hiện từ khi có sự giao lưu với văn hoá phương Tây . 

           Đầu thế kỉ XX , công tác dịch thuật, biên khảo, nghiên cứu phê b́nh văn học bắt đầu phát triển mạnh theo một chiều hướng tiến bộ, đă để lại nhiều công tŕnh đáng trân trọng làm cho văn học Việt Nam tiếp xúc rộng răi với văn học thế giới, giới thiệu với công chúng Việt Nam nhiều thể loại mới, làm phong phú vốn từ ngữ và trau dồi câu văn Việt Nam. 

          Ở giai đoạn này đă có diễn ra một cuộc tranh luận về văn học rất sôi nổi, tiêu biểu là cuộc tranh luận về Truyện Kiều của Phạm Quỳnh với Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng. Nội dung tư tưởng của văn học giai đoạn này (trừ văn học nô dịch) nổi bật ba xu hướng: Xu hướng yêu nước, xu hướng lăng mạn, xu hướng hiện thực . Xu hướng văn học yêu nước có sự thăng trầm theo diễn biến của các phong trào Cách mạng. Khi phong trào cách mạng dân chủ tư sản lên cao, văn thơ yêu nước thuộc các tổ chức này là những lời tố cáo tội ác kẻ thù rất đanh thép. Nó là bức tranh phản ánh thời sự của xă hội đương thời; là những lời động viên kêu gọi toàn dân chống giặc cứu nước. Đến lúc phong trào cách mạng theo xu hướng tư sản bắt đầu thất bại th́ tiếng nói yêu nước lại bộc lộ bằng những h́nh thức khác nhau: Lối nói bóng gió, lối gởi gắm kín đáo, lối dùng h́nh ảnh tượng trưng hoặc mượn lời nhân vật lịch sử để thổ lộ tâm t́nh rất phổ biến. 

          Xu hướng hiện thực mới được manh nha trong giai đoạn này qua một số tác phẩm của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Hồ Biểu Chánh, Vũ Đ́nh Long,... Các tác giả đă phanh phui những xấu xa của xă hội thực dân nửa phong kiến, phơi bày cảnh khổ của nhân dân.

          Xu hướng lăng mạn được khơi nguồn từ các tác phẩm của Đông Hồ, Tương Phố, Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách. Đấy là những sáng tác đă gợi lên tiếng ḷng sâu kín, những nỗi buồn đau và những mơ ước hảo huyền của lớp người đang bi quan, chán nản trước cuộc sống. Sự xung đột giữa lễ giáo phong kiến cũ và chủ nghĩa cá nhân bắt đầu xuất hiện. 

          Văn chương hiện thực và lăng mạn giai đoạn này như khúc nhạc dạo đầu chuẩn bị cho buổi hoà tấu sẽ được diễn ra vào giai đoạn 1930 - 1945. Vào thập niên thứ ba của thế kỉ đă xuất hiện các sáng tác của Nguyễn Aïi Quốc được gởi từ nước ngoài về như: Con rồng tre, Nhật kí ch́m tàu, Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Cách mạng ... Nguyễn Aïi Quốc đă khai sinh cho ḍng văn học của giai cấp vô sản của nước ta. 

          So với văn học và sân khấu th́ các ngành nghệ thuật: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc ... biến đổi chậm hơn. Lực lượng chuyên nghiệp về mĩ thuật lúc này chủ yếu vẫn là những nghệ sĩ dân gian. Bên cạnh đó cũng có sự xuất hiện những thế loại vay mượn từ phương Tây như tranh sơn dầu, tranh bột màu với bút pháp tả thực. Nói chung về nội dung, h́nh thức tính chất dân tộc và đại chúng vẫn c̣n được duy tŕ mạnh  ở lĩnh vực này. 

          Báo chí: Một sự kiện rất quan trọng không chỉ ảnh hưởng trong đời sống xă hội mà c̣n tác động đến sự phát triển của văn học giai đoạn này là sự ra đời và phát triển của báo chí. Báo chí đă xuất hiện ở Nam ḱ từ cuối thế kỉ XIX với tờ Gia Định báo (1865 ). Nhưng đến đầu thế kỉ XX, báo chí mới phát triển trong phạm vi toàn quốc và có những đóng góp đáng kể cho văn học. Báo chí giai đoạn này không chỉ là công cụ để thông báo tin tức, tuyên truyền mệnh lệnh mà c̣n là nơi để công bố những tác phẩm văn chương mới, nơi để nhà văn thử nghiệm ng̣i bút của ḿnh. Báo chí cũng là một phương tiện đặc biệt cho công chúng học tập chữ quốc ngữ. Những bài viết đăng trên báo cũng là những bài tập đọc cho những người theo học chữ quốc ngữ thời này. Năm 1913, Đông Dương tạp chí ra đời. Năm 1917, Nam Phong tạp chí được thành lập. Đây là hai tờ báo đă có những đóng góp cho văn học giai đoạn này.  Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, một số báo chí cách mạng, báo chí tiến bộ hoặc có xu hướng tiến bộ lần lượt xuất hiện như : Hữu Thanh , Tiếng Dân, Đông Pháp thời báo, Phụ nữ tân văn,... kể cả các tờ báo bí mật của Thanh niên Tân Việt và báo tiếng Pháp như : Chuông Rạng, An Nam ở Sài G̣n, Người cùng khổ ở Pháp cũng được phát hành trong giai đoạn này. 

          2.3- Vấn đề thẩm mĩ :

          Cũng như mọi dân tộc khác, người Việt Nam ta có ư thức thẩm  mĩ riêng của ḿnh. Ư thức thẩm mĩ của người Việt Nam cũng vận động và phát triển qua các chặng đường lịch sử từ thời dựng  nước đến nay. Ư thức ấy nói chung là phát sinh từ cuộc sống. Nó luôn luôn nằm trong sự biến đổi, gạn lọc để đi lên nhưng nó lại có chất bền vững để chịu đựng với thử thách của thời gian và không gian. Những nhân tố nào đă tạo nên môi trường thẩm mĩ để cho con người nảy sinh ư thức thẩm mĩ ? Đó chính là  thiên nhiên là vị trí địa lí , vị trí văn hoá, là cộng đồng làng xă, là vận mệnh đất nước, vận mệnh nhân dân [63 /107 ]. Ở giai đoạn 1900 - 1930, t́nh h́nh chính trị xă hội có nhiều biến  động lớn lao như đă tŕnh bày, cho nên môi trường thẩm mĩ không c̣n như trước nữa. Lối sống tư sản  đă tấn công quyết liệt vào xă hội phong kiến Việt Nam, cùng với nó là sự du nhập ồ ạt của nền văn hoá phương Tây. Tất cả đă làm thay đổi hẳn bộ mặt trang nghiêm của xă hội phong kiến vốn tồn tại vững chắc hơn 10 thế kỉ qua. Kẻ thù mang vào đất nước chúng ta nhiều cái mới. Sự phát triển  của đô thị tư sản  đă phá dần thế tự trị làng xă ngày trước. Lối sống sôi động, gấp rút theo cường độ của xă hội hiện đại đánh mất những sinh hoạt gia đ́nh, họ tộc, làng xă, vốn là một phương diện tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp của con người được h́nh thành rất lâu. Đứng trước những đổi thay của con người và xă hội; đối diện với những cái xấu xa, hợm hĩnh do thực dân Pháp đưa đến, con người Việt Nam đă phản ứng quyết liệt trong buổi đầu. Họ tỏ ra bực tức, căm giận, không thể chấp nhận nổi, lắm lúc phải hét to lên trong sự bất lực :

Muốn mù , trời chẳng cho mù nhỉ ,

Giương mắt trông chi buổi bạc t́nh

                                                 ( Trần Tế Xương ) 

          Nhưng dù căm tức, dù bực bội đến đâu họ vẫn phải sống với nó, phải thích nghi với nó; dần dần lại b́nh thường hoá trước cái xấu, cái lố lăng của phương Tây, của xă hội tư sản. Cuối cùng , chính những người nệ cổ nhất, những nhà nho bảo thủ nhất cũng phải chạy theo cuộc sống mới, phải học lối sống mới. Trạng thái tâm lí của con người đă thay đổi trước những  biến động trong xă hội, cho nên ư thức thẩm mĩ của con người tất yếu cũng đổi thay. Quan niệm về cái đẹp của cuộc sống, của con người khác trước.  Và cũng chính v́ thế quan niệm về cái đẹp trong nghệ thuật không giống như xưa nữa. Thử nh́n lại trong lĩnh vực sinh hoạt đời sống thường ngày như ăn, ở, mặc và trong lĩnh vực nghệ thuật, ư thức ấy có những biểu hiện mới nào?

          Trước hết chúng ta bàn đến lĩnh vực sinh hoạt. Biểu hiện  rơ nhất qua cái mặc . Người Việt Nam vốn chuộng sự đoan trang và kín đáo trong cách mặc. Áo dài  của người phụ nữ Việt Nam  với nét đẹp truyền thống thể hiện sự mềm mại, uyển chuyển, thướt tha, êm dịu, không khoe khoang mà lộng lẫy nay phải ở vào thế bị cạnh tranh với chiếc váy đầm, với quần Âu. Lẽ dĩ nhiên, cái mới vẫn c̣n ở trong thế bị xem là hợm hĩnh nên không ít người lúc bấy giờ đă mỉa mai:

                  Váy lĩnh cô kia quét sạch hè

                                                ( Trần Tế Xương )

          Bộ đồ Âu phục , đôi giày Tây cũng làm cho người đàn ông phải đắn đo cân nhắc  với   Áo hàng Tàu, khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh . 

          Trong cách ở của người Việt Nam thời này cũng có những thay đổi. Chen lẫn với kết cấu nhà theo kiểu truyền thống là những h́nh thức trang trí mới được học tập từ  phương Tây. Cạnh những câu đối, hoành phi, những hương án bàn thờ, trong gian nhà khách lại xuất hiện thêm những bộ xa lông, những tủ chè không chạm tùng, hạc, mai, lộc, bát tiên, tứ quư nữa mà chạm cành nho, con sóc. Cái đồng hồ quả lắc được chiếm một phần ở vách nhà trên... Cái đẹp lúc bấy giờ không chỉ là sự trang nghiêm cổ kính mà phải có phần lộng lẫy, mới lạ và có chút ǵ đó xa hoa. Cuộc sống sôi động, chen chúc phức tạp đ̣i hỏi người ta phải nhanh chóng , gọn ghẽ, luôn luôn động [33/ 17 ]. Cái đẹp cũng phải thích ứng với cuộc sống như thế. Cuộc sống trong xă hội phong kiến vốïn mang tính ổn định, trầm lặng. Con người trong xă hội thời đó thường hướng nội. Cái đẹp cũng được h́nh thành từ tính cách và đặc điểm đó của con người và xă hội. Trước kia, người ta chuộng hàm răng đen rưng rức, người ta quư cái môi trầu cắn chỉ và thấy tất cả sự duyên dáng ở chiếc nón quai thao. Nhưng bây giờ, để thích nghi với cuộc sống mới, cái đẹp lại được thể hiện với hàm răng trắng như ngà. Người ta không c̣n ca ngợi mái tóc dài mà lại thích rẽ tóc lệch ... Nói chung, quan niệm cái đẹp được quy định lại theo những đổi thay của cuộc sống và trạng thái tâm lí con người. 

          Trong lĩnh vực nghệ thuật chúng ta càng thấy rơ điều này hơn. Ví dụ như lĩnh vực hội hoạ. Ngày trước, con người phát hiện ra nét đẹp từ những bức tranh dân gian sinh động như tranh làng Hồ qua nét vẽ gợi cảm, gợi ư, tập trung vào đề tài cuộc sống và con người lao động... Xem tranh đó ta không bao giờ thấy buồn, thấy chán ngán. Vẻ đẹp của nó chính là sự kết hợp giữa t́nh cảm chân thật với phong thái của dân tộc. Giờ đây, người ta lại hướng đến những bức tranh sơn dầu theo kiểu phương Tây.

          Đối với sáng tác văn chương, ngày trước người ta quan niệm cái đẹp toát lên từ sự hài hoà cân đối của một bài thơ Đường luật, từ sự hoàn chỉnh của phép đối, của cách gieo vần... Giờ đây, những yếu tố đó đang chịu sự lấn át dần bởi chất phóng khoáng , tự do vừa t́m thấy được từ văn học phương Tây. 

          Theo quan niệm ngày xưa, ư thức thẩm mĩ được biểu hiện qua lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của con người, đồng thời cách ứng xử của người Việt cũng thể hiện ư thức thẩm mĩ.Tạo được sự hài hoà trong cuộc sống về đạo lí ở lĩnh vực gia đ́nh, họ tộc, cộng đồng làng xă cũng là một góc thẩm mĩ không nhỏ. Đến giai đọan này những quan niệm ấy vẫn được duy tŕ. Hơn nữa, vào những năm này, đối với con người, thiên nhiên vẫn c̣n là một nét thẩm mĩ lớn. Sự sống không thể thiếu thiên nhiên, sự sống dựa vào thiên nhiên , thiên nhiên làm đẹp sự sống. Thiên nhiên vẫn c̣n tạo nên nguồn cảm hứng sáng tác của văn thi sĩ. Nói chung, nó vẫn c̣n gắn bó với con người như trước . 

          Nh́n chung , ư thức thẩm mĩ của người Việt Nam ở giai đoạn 1900 - 1930 có những thay đổi. Sự thay đổi đó do hoàn cảnh chính trị, xă hội chi phối. Chúng ta phải thấy một điều : Nó cũng đang đứng trước sự gạn lọc, biến đổi. Và, chính cái chất vững bền đă  giúp nó vượt qua mọi thử thách để giữ lấy những ǵ thuộc về truyền thống của dân tộc Việt Nam , không bị mất gốc , lai căng bởi ảnh hưởng tư tưởng văn hoá nước ngoài.

II.- T́nh trạng phân hóa trong văn học giai đoạn 1900 - 1930 :

1. Lực lượng sáng tác :

TOP

            Trong thời kỳ trung đại, nền văn học của ta có sự hiện diện của cả hai lực lượng sáng tác: Lực lượng nhà nho và lực lượng nông dân. Mỗi bên có công chúng, đề tài, đời sống, phương thức truyền đạt riêng, lư tưởng thẩm mĩ và các thể loại thường dùng cũng khác nhau.  

          Lực lượng sáng tác của văn học viết thời trung đại chủ yếu là nhà nho, những trí thức phong kiến. Nhà nho thời phong kiến có một địa vị đặc biệt trong xă hội. Họ chỉ đeo đuổi việc học chữ Hán. Họ rất am hiểu lời dạy của thánh hiền, thông suốt các tín điều của nho giáo. Kiến thức của nhà nho không vượt khỏi phạm vi sách vở của thánh hiền. Lẽ tất nhiên họ cũng am hiểu tường tận các chủ trương của Lăo - Trang, thấm nhuần tư tưởng Phật giáo. Có thể nói rằng việc học hành của nhà nho theo tinh thần tam giáo đồng nguyên.  

          Nhà nho là những người thích "hành đạo". Họ bước vào đời với ḥai băo "phải có danh ǵ với núi sông". Họ học thật chăm chỉ để thi đỗ đạt, mong t́m chút danh phận rồi từ đó đem sức lực cống hiến cho đời (dĩ nhiên đó là những nhà nho chân chính) nhưng khi xă hội phong kiến suy vi, nhà nho lại bất b́nh chán nản. Lúc ấy họ tâm đắc với giáo điều của Lăo - Trang. Họ thường t́m đến cuộc sống ẩn dật. Nhưng họ cũng khó có thể quên đời được, lại ray rức, trằn trọc, lương tâm bị dằn xé như trường hợp của Nguyễn Khuyến:

"Cờ đương giở cuộc không c̣n nước

Bạc chửa thâu canh đă chạy làng "

                                                                            (Tự trào)

Có thể thấy một điều đặc biệt ở nhà nho là họ thường hay băn khoăn về vấn đề xuất xử và ở vào những giai đoạn xă hội phong kiến suy vong th́ lối sống ẩn dật là lối sống phổ biến của những nhà nho có khí tiết. Thời kỳ ẩn dật cũng là thời kỳ nhà nho sáng tác nhiều nhất.  

Đầu thế kỷ XX, giai đoạn lịch sử đầy biến động, có sự chi phối mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, của văn học phương Tây, lực lượng nhà nho không tách rời sự phân hóa:  

* Có những nhà nho v́ yêu nước thương dân, không cam tâm làm nô lệ đă tiếp tục đứng lên chống Pháp (Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng...) họ được tiếp nhận và phát triển luồng tư tưởng cách mạng từ châu Âu đưa đến. Họ vừa họat động chính trị vừa sáng tác văn chương. Buổi đầu khi phong trào cách mạng lên cao, các nhà nho có nhu cầu đưa những vấn đề mới của xă hội vào văn học nên họ sáng tác say sưa. Bằng những cách tân nghệ thuật họ nhiệt t́nh thể hiện những vấn đề mới của xă hội, cuộc sống và con người. Tác phẩm của họ thường phong phú về số lượng, đa dạng về đề tài và có những tác động mạnh mẽ đối với xă hội, làm "dậy sóng" phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Ư thức hệ phong kiến không c̣n chi phối tư tưởng của họ một cách nặng nề như trước nữa. Họ không c̣n muốn nói đến đạo lư thánh hiền và cũng chẳng hề g̣ câu đẽo chữ để tạo sự bóng bẩy cho bài thơ, bài văn. Họ chỉ hướng đến một mục đích duy nhất : giải phóng đất nước, xây dựng quốc gia hùng cường.  

Đến giai đoạn thoái trào của phong trào cách mạng, sau nhiều lần thất bại, công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước theo con đường cách mạng dân chủ tư sản không thành công, nhà nho cảm thấy buồn chán, bi quan. Họ lại trở về với bản chất của nhà nho trước kia: sống hướng nội, thích bộc bạch tâm sự, hoài cổ, hay làm thơ thuật hoài. Văn chương của họ lúc này trở về với đặc điểm văn chương ở thế kỷ trước. Nói chung, lực lượng nhà nho tiến bộ này tuy đă được tắm gội trong các phong trào cách mạng tư sản, được hít thở không khí hiện đại từ các sách tân thư, tân văn nhưng cái cốt cách nhà nho của họ không thể nào biến dạng được. Lực lượng nhà nho nêu trên khá đông đảo, thơ văn của họ như một ḍng chảy không ngừng, dù đă lạc hậu lỗi thời nhưng vẫn tiếp tục duy tŕ cho đến những năm ở thập niên thứ ba của thế kỷ này.  

* Bên cạnh những nhà nho cấp tiến ấy, một số nhà nho khác "vẫn tự hào về thơ phú, chữ nghĩa đạo lư thánh hiền, vẫn làm thơ phú" . Nhưng xă hội Việt Nam đầu thế kỷ XX đang trên con đường tư sản hóa không dành chỗ cho cuộc sống ẩn dật của nhà nho bất đắc chí cho nên h́nh tượng người ẩn sĩ cũng mất dần trong văn học.  

* Vào giai đoạn này có xuất hiện một số trường hợp nhà nho rời nông thôn ra thành phố sinh sống bằng nghề viết văn. Sống ở thành thị, giữa những người dân thành thị dần dần bản thân họ cũng bị thành thị hóa. Họ dùng những thể thức văn học cũ để gởi gắm những cảm xúc cá nhân, những cảnh vật và không khí thành thị. Họ đă khai thác tất cả những kinh nghiệm sáng tác trong văn học dân gian và các truyện nôm của các nhà nho tài tử trước kia. Họ là những người có đóng góp đáng kể cho tiến tŕnh hiện đại hóa văn chương Việt Nam.  

Đến đầu thế kỉ XX, nhà nho không c̣n là lực lượng sáng tác chính. Bên cạnh họ đă có xuất hiện một lực lượng sáng tác mới. Đó là lực lượng trí thức tân học. Đây là những người vừa mới được đào tạo từ các trường Pháp - Việt. Phần lớn trong số họ bắt đầu từ công việc làm báo, có những nhà cựu học viết bằng chữ Hán. Dần dần, theo con đường dịch thuật, phỏng tác... họ chuyển từ viết báo sang viết truyện ngắn, kịch, nhanh chóng đáp ứng được đ̣i hỏi của công chúng thành thị. Họ khác với các nhà nho cấp tiến, chú trọng đến văn hóa hơn là chính trị. Nh́n chung, họ là những người mạnh dạn đến với cái mới. Tuy nhiên ở họ không tránh khỏi những dằn dặt, trăn trở khi chọn cho ḿnh một hướng đi để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Họ đến với cái mới v́ ước nguyện dung ḥa hai nền văn hóa Âu - Á.               

2. Quan niệm sáng tác :

TOP

Quan niệm sáng tác của văn học trung đại là quan niệm của nhà nho, chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng nho giáo, đến giai đoạn này người sáng tác không theo duy nhất một quan niệm như trước nữa.  

- "Văn dĩ tải đạo", "Thi ngôn chí" đó là quan niệm chủ yếu và phổ biến của nhà nho trong thời kỳ trung đại. Quan niệm đó vẫn tồn tại trong giai đoạn 1900 - 1930. Phan Bội Châu, một người có nhiều tư tưởng tiến bộ nhưng vẫn vướng víu với quan niệm cổ hủ này, khi cho rằng sáng tác văn chương là để "lập công" "lập chí", "lập ngôn". Tản Đà, người đă mạnh dạn cách tân phương pháp sáng tác cũ, tiến hành một cuộc cách mạng trong nghệ thuật thơ ca nhưng vẫn có tư tưởng phân biệt loại văn "vị đời" và "văn chơi".

- Vào giai đoạn này đă xuất hiện quan niệm sáng tác mới, thể hiện ở nhiều phương diện :

   + Quan niệm văn học phục vụ chính trị : chính v́ ư thức được văn học phục vụ chính trị- sáng tác văn chương nhằm tuyên truyền vận động cứu nước- đă khiến nhà văn phải quan tâm đến đối tượng công chúng là toàn thể nhân dân, trong đó có cả quần chúng lao động. Người sáng tác phải t́m mọi cách để lưu truyền phổ biến tác phẩm của ḿnh. Cho nên văn học không c̣n tính chất b́nh kín trong một nhóm người nhỏ hẹp, mà nó đă được công bố rộng răi bằng nhiều h́nh thức. Giờ đây người ta t́m cách in ấn và sử dụng in ấn để xuất bản tác phẩm văn học. Khi đă có xuất bản th́ văn chương không c̣n là của riêng ai hay của một giai cấp nào, mà được xem là những giá trị văn hóa của toàn xă hội.  

   + Quan niệm về thể loại cũng khác trước, tiểu thuyết và kịch được công nhận là một thể loại văn học, không c̣n bị khinh rẻ. Nho sĩ ngày trước chuộng thơ, gởi gắm tâm hồn của ḿnh trong thơ, bộc bạch tâm sự chí khí bằng thơ. Lớp nghệ sĩ mới hôm nay lại say mê văn xuôi, hướng về văn xuôi nhiều hơn. Họ nhận thấy văn xuôi có nhiều khả năng phản ánh chân thật, cụ thể đa dạng cuộc sống tư sản hóa đầy những cảnh đời phức tạp, bon chen. Đối với các nhà nho, vấn đề mô tả hiện thực cuộc sống không phải là điều mà họ quan tâm đến. Ngược lại các tư tưởng của nền văn học mới để hết tâm sức vào vấn đề phản ánh hiện thực. Mặc dù vấn đề phản ánh hiện thực khách quan trong văn học ở giai đoạn này c̣n bị chi phối bởi quan niệm đạo đức nhưng vẫn thể hiện được sự nâng cao vai tṛ nhận thức của văn học đối với cuộc sống ở họ so với trước.  

   + Văn học trung đại sùng cổ nhân, trọng quá khứ, nhân vật lư tưởng của nó là những trang tài tử giai nhân hoặc anh hùng cái thế. Nhưng nhân vật của văn học mới là những con người rất b́nh thường, bao gồm đủ mọi thành phần trong xă hội. Nói chung nhân vật trong văn học mới rất đa dạng, vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp của văn học phong kiến. Chính thái độ tư tưởng thẩm mĩ mới của các nhà văn đối với cuộc sống và con người trong giai đoạn này đă dẫn đến sự h́nh thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lăng mạn trong giai đoạn sau.  

+ Đây cũng là một giai đoạn xuất hiện quan niệm mới, xem việc sáng tác văn chương là một nghề kiếm sống, "nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng" (Tản Đà).  

Nh́n chung, sự phân hóa trong quan niệm sáng tác "t́m thấy trong toàn bộ đời sống của nền văn học mới, trong loại tác giả này và loại tác giả khác, tuy cùng thời nhưng khác nhau về quan điểm tư tưởng - thẩm mĩ, về nguồn gốc xuất thân và học vấn, tài năng, tuy hai b́nh diện đối lập nhau của một thể thống nhất của một tác giả" và "đó là một quá tŕnh lâu dài, chồng chéo lên nhau, giằng co, tranh chấp giữa cái cũ và cái mới" ("Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời", Trần Đ́nh Hựu và Lê Trí Dũng, tr 318).

3. Phương pháp sáng tác :  

TOP

  Văn chương thời trung đại là sản phẩm của những cá nhân riêng lẽ nhưng vẫn mang một đặc trưng chung, bởi nó được tạo nên bằng một phương pháp sáng tác chung, thể hiện qua một số yếu tố : ngôn ngữ, thể loại, kết cấu, nhân vật...

Đầu thế kỉ XX, người sáng tác không c̣n tuân thủ theo một hệ thống phương pháp sáng tác duy nhất ấy nữa. Hoàn cảnh khách quan và nhân tố chủ quan đă đẩy người sáng tác đến sự lựa chọn khá gay go và phức tạp: Bám lấy phương pháp sáng tác cũ hay đi t́m phương pháp sáng tác mới. T́nh h́nh đó đă tạo ra t́nh trạng phân hóa không thể tránh khỏi trong phương pháp sáng tác.  

+ Một số nhà nho đă chọn con đường cách tân nghệ thuật sáng tác của nhà nho. Họ vẫn theo phương pháp sáng tác cũ nhưng có những đổi mới đáng kể.

   + Một số người thuộc lực lượng trí thức tân học th́ chọn con đường học theo phương Tây để sáng tác. Họ bắt đầu từ công việc dịch thuật, qua phỏng tác và cuối cùng là sáng tác.  

Trong lịch sử văn học Việt Nam đây là giai đoạn duy nhất có hiện tượng đan xen hai yếu tố cũ và mới thể hiện trong sáng tác của một tác giả, có khi trong cùng một tác phẩm. Hai yếu tố cũ và mới được kết hợp nhuần nhuyễn và phổ biến trên khắp các thể loại tạo ra những giá trị đặc biệt, không thể xếp vào kho tàng văn học trung đại, mà cũng chưa thể công nhận đó là một tác phẩm của nền văn học hiện đại.               

4. Công chúng :    

TOP

Đối với văn học trung đại, lực lượng sáng tác nhà nho cũng chính là lực lượng công chúng của nền văn học đó. Nhà nho khi sáng tác không hề nghĩ đến công chúng và cũng không cần phải có công chúng. Người thưởng thức văn thi phẩm của họ là chính bản thân họ hay người tri kỷ của họ. Vào đầu thế kỷ XX, lực lượng sáng tác nhà nho vẫn c̣n, văn thơ của nhà nho vẫn hiện diện trên văn đàn. Công chúng say mê văn chương chữ Hán, chữ Nôm tất nhiên vẫn c̣n. Mặc dù đă mất hết hào hứng của thời kỳ trước, c̣n chăng chỉ là những h́nh ảnh của "Sĩ khí rụt rè gà phải cáo" hay "Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi". Lực lượng công chúng này đang thu hẹp dần. Sự tồn tại của họ chứng minh cái t́nh nghĩa sâu nặng đối với Hán học của một số người trí thức phong kiến. Đứng trước những đổi thay của thời cuộc, những con người này không muốn, có thể chưa muốn chạy theo cái mới khi mà trong suy nghĩ của họ vẫn c̣n quan niệm rằng những thứ đó do giặc ngoại xâm mang đến, những thứ đó là phi đạo đức, là trái với thánh hiền.  

Giữa lúc văn học của nhà nho và lực lượng công chúng của nền văn học đó đang suy yếu dần th́ một lực lượng công chúng mới bắt đầu xuất hiện. Công chúng mới (bao gồm nhiều loại người khác nhau, đang sống trong các đô thị thời đó, có các nhà nho từ nông thôn ra có những người học vấn Tây học và cả những người không học vấn) không thấy hấp dẫn trước món ăn tinh thần của nhà nho. Cuộc sống hiện đại là cuộc sống sôi động, gấp rút. Văn chương của nhà nho không phù hợp với cuộc sống hiện đại.  

Thế là ở hai địa bàn khác nhau, nông thôn và thành thị có sự hiện hữu của hai loại công chúng khác nhau. Lớp công chúng cũ vẫn trung thành với nền văn chương cũ. Lớp công chúng mới, chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, của cuộc sống mới, có nhu cầu thị hiếu mới, đ̣i hỏi sự đổi mới của văn học; đặt ra cho người sáng tác nhiệm vụ phải thay đổi quan niệm sáng tác, phương pháp sáng tác nhằm tạo cho họ những món ăn tinh thần thú vị hơn, phù hợp với thời đại mới. Hai loại công chúng này mang trạng thái tâm lư khác nhau, sống trong hai điều kiện khác nhau, lại tồn tại song song trong xă hội thực dân nửa phong kiến đầu thế kỷ XX. Lớp công chúng mới ngày càng phát triển. Hơn nữa, khi lớp thanh niên lớn lên, nhiều người đi học chữ Pháp, được đào tạo theo nền giáo dục mới sẽ quên dần thứ chữ truyền thống của cha ông, văn chương truyền thống cũng trở thành xa lạ đối với họ. Trong khi đó, lớp nhà Nho và những người theo họ vẫn chỉ thừa nhận thứ văn chương là thơ, phú, lục. Nhưng liệu họ có thể bám măi với ngôi nhà cổ kính, ngày càng vắng khách lui tới của nền văn chương chữ Hán này không ? Bởi v́, càng ngày người ta càng tỏ ra thích thú say mê nhiều hơn với những tác phẩm văn học phương Tây, thơ Lamartin, kịch Molie, Cornây vẫn hấp dẫn, lôi cuốn độc giả hơn thơ Nguyễn Trăi hay văn của Trương Hán Siêu. Điều muốn nhấn mạnh ở đây là sự tồn tại song song của hai loại công chúng khác nhau, trong cái thế một bên đă ít nhưng chưa mất hẳn; một bên dù mới xuất hiện nhưng rất mạnh và có điều kiện để phát triển nhanh. Đây là một hiện tượng chỉ xảy ra trong văn học giai đoạn giao thời của lịch sử văn học Việt Nam.

III.- Đầu thế kỉ XX văn học Việt Nam đi vào con đường hiện đại hóa.              

1. Khái niệm về văn học hiện đại :  

TOP

Văn chương hiện đại là nền văn chương mới về nội dung tư tưởng cũng như h́nh thức nghệ thuật mà theo chúng tôi đă có mầm mống từ đầu thế kỉ XIX song h́nh thành và phát triển chủ yếu trong phạm vi thế kỉ XX (chuyên đề "Sự chuyển biến của văn học Việt Nam sang thời kỳ hiện đại") (Trần Thanh Đạm, trang 25).  

2. Vấn đề hiện đại hoá của văn học :

TOP

            2.1 Thế nào là hiện đại hóa của văn học ?

- Giáo sư Trần Thanh Đạm có viết : "V́ tính chất hiện đại của nó không được h́nh thành trong một ngày, một tháng, một năm cho nên mới đặt vấn đề : Hiện đại hóa và tiến tŕnh hiện đại hóa" (Tài liệu đă dẫn).

- Giáo sư Trần Đ́nh Hươûu đă giải thích cụ thể hơn : "Quá tŕnh hiện đại hóa văn học là quá tŕnh xóa bỏ quan niệm xă hội luân thường với con người đạo đức và chức năng h́nh thành quan niệm xă hội, quan niệm con người, quan niệm cuộc sống chi phối việc thay đổi đề tài văn học. Người sáng tác phải chú ư đến người, đến việc và phải quan tâm đến cốt truyện, đến nhân vật, phải quan tâm đến nhận thức, đến xây dựng. Đó là quá tŕnh biến dạng, tha hóa ba mẫu nhân vật : Nho gia, người ẩn sĩ và người tài tử tồn tại mấy trăm năm trong văn học bác học. Đó là cụ thể hóa, đa dạng hóa các nhân vật của xă hội cũ : Vua, quan Tuần, quan Huyện, quan Nghè, Thầy Đồ, ông Lư, người nông dân. Đó là quá tŕnh xuất hiện ngày càng nhiều những nhân vật thành thị : Thầy Thông, Thầy Kư, ông Thầu Khoán, cậu học tṛ, người dân lao động, người công nhân, cô tiểu thư và cô gái mới. Cuộc sống trong văn học cũng dần dần phức tạp, đa dạng, nhiều màu sắc như cuộc sống thực và để thể hiện nó, thể loại, phương pháp sáng tác, tiêu chuẩn thẩm mĩ cũng kịp thời thay đổi theo" (Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, trang 25)

2.2-V́ sao có yêu cầu hiện đại của văn học Việt Nam ở đầu thế kỉ XX ?

  + Khách quan : hoàn cảnh xă hội, sự thay đổi trong tư tưởng, văn hóa đă tạo cơ sở cho việc hiện đại hóa của nền văn học Việt Nam ở đầu thế kỉ XX.  

- Xă hội : Sự thay đổi về h́nh thái xă hội là một yếu tố quan trọng đă ảnh hưởng đến sự thay đổi của nền văn học Việt Nam. Đó là sự thay đổi từ xă hội phong kiến sang xă hội thực dân nửa phong kiến. Đặc trưng của xă hội thực dân nửa phong kiến là có sự hiện diện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mang h́nh thức thuộc địa, đă gây biến đổi lớn trong cơ cấu xă hội, làm ảnh hưởng đến tâm lư sống, điệu sống, cách sống, nhịp sống của toàn xă hội, trước hết là ở thành thị. Nhà văn sống trong xă hội có những biến đổi lớn lao như thế cũng bị chi phối cách sống, cách nghĩ, cách cảm.

- Xă hội thực dân nửa phong kiến, thành thị, đă phát triển nhanh tạo nên lối sống thành thị hiện đại, sôi động, khẩn trương. Từ điều kiện của văn minh thành thị sự giao lưu mọi mặt trong nước và ngoài nước cũng được thay đổi, không c̣n bị giới hạn trong phạm vi khu vực mà vươn tới phạm vi ṭan cầu.  

- Tư tưởng, văn hóa :

Từ đầu thế kỉ XX, trong phạm vi cả nước, đời sống văn hóa tư tưởng của người Việt Nam đă bắt đầu thay đổi. Có sự chuyển biến từ ư thức hệ phong kiến sang ư thức hệ tư sản. Ư thức hệ phong kiến vẫn c̣n tồn tại nhưng mất địa vị độc tôn, độc quyền. Ư thức hệ tư sản mới được h́nh thành và bắt đầu mâu thuẫn với ư thức hệ phong kiến, đang từng bước chiếm dần vị trí trong xă hội. 

Đầu thế kỉ XX nền văn hóa phương Tây đă được du nhập vào Việt Nam ồ ạt, trong phạm vi cả nước. Cuộc giao lưu văn hóa lần này có nhiều mới mẻ  so với trước kia, mà nổi bật là vượt ra khỏi phạm vi khu vực để vươn đến toàn cầu.  

   + Chủ quan : sự vận động và phát triển của văn học là một nhu cầu tất yếu.        

 3. Vấn đề hiện đại hóa của văn học Việt Nam ở 30 năm đầu thế kỉ XX :  

TOP

- Vấn đề hiện đại hóa của văn học Việt Nam ở đầu thế kỉ XX đă diễn ra theo hai bước :  

    + Bước 1 -Từ năm 1900 đến 1920:  Ở giai đoạn này văn học đă đổi mới về nội dung. Các vấn đề thuộc về ư thức hệ, lư tưởng chính trị xă hội, t́nh cảm cụ thể... là những vấn đề mà chúng ta có thể nhận thấy dễ dàng. Ví dụ : về ư thức hệ, văn học  ra đời trong giai đoạn này phần lớn chiûu sự chi phối bởi ư thức hệ tư sản, trong khi các sáng tác ở thời trung đại chịu sự chi phối của ư thức hệ phong kiến; về lư tưởng chính trị xă hội, chủ nghĩa yêu nước đă gắn với lư tưởng cách mạng dân chủ tư sản, khác với văn học  trung đại chủ nghĩa yêu nước không thể tách rời lư tưởng tôn quân...  

Về mặt nghệ thuật, văn học giai đoạn 1900 - 1920, trong phạm vi cả nước, chưa có những đổi mới đáng kể. Các tác giả chỉ dừng lại ở mức độ cách tân nghệ thuật sáng tác của nhà nho trước kia. Tiêu biểu nhất là thơ văn yêu nước và cách mạng. C̣n nhiều tác phẩm thể hiện những vấn đề mới của cách mạng bằng h́nh thức nghệ thuật cũ. Các tác giả c̣n ít dùng chữ  Quốc ngữ để sáng tác ,chưa bỏ được lối văn  biền ngẫu, thơ vẫn là một thể loại được ưa chuộng,  ngôn ngữ vẫn c̣n mang tính chất cầu kỳ, bóng bẩy... Trường hợp những bài thơ bị pha trộn một vài câu hoặc một đoạn thơ chữ Hán cầu kỳ, khó hiểu khá phổ  biến trong giai đoạn này. Ví dụ : "Bài hát khuyên nhà nho" - (Khuyết danh) là một minh chứng cụ thể:

"Chữ duy tân gác để ngoài tai

Những tấp tễnh đua tài nô lệ

Đăn ngôn vũ trụ giai ngô sự

Khẳng hứa sơn hà thuộc bỉ cường

Khuyên ai mà có chí cải lương

Nên phải biết tự cường mới được"          

+ Bước 2 - Từ năm 1920 - 1930: Văn học ở giai đoạn này không chỉ đổi mới về nội dung mà cả nghệ thuật cũng đă khác trước rất nhiều. Văn học đă mang tính hiện đại rơ rệt nhưng  yếu tố trung đại vẫn c̣n tồn tại xen kẽ, khá phổ biến từ nội dung đến h́nh thức. Ví dụ : "Tố Tâm" - Hoàng Ngọc Phách, các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, thơ Tản Đà đều có mang đặc điểm nói trên.  

Đề cập đến công cuộc hiện đại hóa văn học ở giai đoạn này, chúng ta thấy vai tṛ của văn học hợp pháp được thể hiện rất rơ. Ở bộ phận văn học này, tất nhiên không thể tránh được hạn chế do hoàn cảnh hoạt động văn học trong ṿng luật pháp của chính quyền thực dân.  

- Kết quả của quá tŕnh hiện đại hóa văn học ở giai đoạn 1900 - 1930 : Mặc dù đây chỉ là chặng đường đầu của tiến tŕnh hiện đại hóa văn học Việt Nam nhưng nó cũng gặt hái được những kết quả đáng kể, tạo cơ sở vững chắc cho chặng đường tiếp theo. Trước hết, nó đă đóng góp tích cực vào công cuộc hiện đại hóa văn học bằng sự thay đổi hệ ư thức trong văn học theo hướng tiên tiến. Nó cũng có vai tṛ trong việc đổi mới thi pháp văn học. Mặt khác, công cuộc hiện đại hóa văn chương ở giai đoạn này đă đưa nền văn học nước ta đi vào quỹ đạo của nền văn học thế giới.

VI.- Các ḍng văn học:

1. Văn học yêu nước và cách mạng :  

TOP

                1.1- Lực lượng sáng tác : Lực lượng sáng tác chủ yếu của ḍng văn học yêu nước và cách mạng giai đoạn 1900 - 1930 là các nhà Nho. Nhưng đây là những nhà nho có tư tưởng tiến bộ. Họ là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các phong trào cách mạng lúc bấy giờ. Họ cũng từng là những "chí đồ đệ" của Khổng Tử nhưng lập trường tư tưởng của họ khác với lớp nhà nho trước kia. Họ đă được tiếp nhận các luồng tư tưởng tiến bộ từ nước ngoài truyền vào, thông qua sách báo, mà tiêu biểu là tân thư và tân văn. Họ quan niệm văn chương cũng là một loại vũ khí đánh giặc cứu nước, cho nên họ đă sáng tác văn chương để phục vụ cho hoạt động chính trị. Đó là những người như Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Quyền,.....  

Quần chúng lao động cũng là những người sáng tác tích cực của bộ phận văn học yêu nước và cách mạng ở giai đoạn này.  

Ngoài ra c̣n có một lực lượng không nhỏ những tác giả mà chúng ta chưa được biết tên tuổi. Tác phẩm của họ có nội dung thể hiện tinh thần yêu nước thiết tha, ư chí đấu tranh chống giặc đến cùng, V́ muốn tránh sự theo dơi của mật thám, họ thường dấu tên họ và bí mật phổ biến tác phẩm của ḿnh.  

1.2- Những bước thăng trầm của văn học yêu nước và cách mạng giai đoạn 1900 - 1930 :  

- Từ năm 1905 đến 1908, thơ văn yêu nước và cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản phát triển cao. Có văn thơ của phong trào Đông Du, có văn thơ của Đông Kinh nghĩa thục, văn thơ chống thuế ở Trung Kỳ. Người sáng tác bao gồm cả sĩ phu và quần chúng lao động.  

Văn thơ Đông Du chủ yếu từ nước ngoài gửi về nên có điều kiện nói mạnh, nói trực tiếp những vấn đề muốn nói, nh́n chung thể hiện tinh thần lao động chống Pháp. Hai cây bút trụ cột của văn thơ Đông Du là Phan Bội Châu và Nguyễn Thượng Hiền.  

Văn thơ của phong trào Duy Tân, tiêu biểu là Đông kinh nghĩa thục thiên vào nội dung cải cách xă hội, thể hiện tinh thần yêu nước, nêu lên các quan niệm mới mẻ về đất nước, xă hội, nhân sinh... Đóng góp nhiều cho văn thơ của phong trào Duy Tân phải kể đến Phan Chu Trinh, Nguyễn Phan Lăng, Lê Đại, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế... Bên cạnh đó c̣n có một số tác giả không cho biết tên, như tác giả của các bài "Văn minh tân đọc sách", "Cáo hủ lậu văn", Bài ca Aï tế á"......  

Văn thơ của phong trào chống thuế ở Trung Kỳ phần lớn không rơ tên tác giả và dần dần nó đă ḥa nhập vào kho tàng văn học dân gian. Số văn thơ này như: Ca dao chống áp bức bóc lột, Bài vè sưu thuế lạm thu, Vè thuế nặng, Bài hát xin xâu.v.v... Đặc điểm nổi bật của bộ phận thơ văn chống thuế ở Trung Kỳ là phản ánh một cách sâu sắc nỗi khổ của nhân dân.  

Nh́n chung, trong khoảng thời gian này số người tham gia sáng tác thơ văn yêu nước rất đông, lượng tác phẩm ra đời cũng rất nhiều. Hơn nữa, vấn  đề lưu truyền phổ biến cũng khá rầm rộ. Người ta làm đủ mọi cách để các tác phẩm đến được với độc giả. Người ta dịch ra quốc âm, chép tay rồi chuyền cho nhau hoặc c̣n đưa vào chương tŕnh giảng dạy ở trường Đông Kinh nghĩa thục.v.v... Với nội dung yêu nước tiến bộ, hừng hực tinh thần  cách mạng, ư chí quyết tâm đánh giặc, thơ văn yêu nước ra đời trong giai đoạn này đă tạo ra những ảnh hưởng lớn, có lợi cho phong trào cách mạng.  

- Từ năm 1908 đến năm 1912, văn thơ yêu nước và cách mạng rơi vào t́nh trạng bế tắc. Cuối năm 1908, cách mạng bị khủng bố, chính lúc đó thơ văn yêu nước cũng bắt đầu lâm vào t́nh thế khó khăn. Số lượng tác phẩm ra đời rất ít, chất lượng cũng giảm sút rơ rệt.  

Các nhà nho tham gia phong trào Đông Du, trong cơn thất vọng nhất thời, không c̣n cảm hứng để sáng tác. Phan Bội Châu phải chạy trốn sang Thái Lan, nghiên mực tàu của ông dường như khô cạn.  

Các sĩ phu thuộc nhóm Đông kinh nghĩa thục th́ phần lớn bị bắt, bị đày ra Côn Đảo. Lúc đầu thơ văn yêu nước theo các chí sĩ vào nhà tù cũng được phát triển khá cao, nhưng dần dần về sau cũng giảm sút cả về số lượng lẫn chất lượng.  

- Năm 1912, Việt Nam quang phục hội ra đời, khí thế cách mạng có chiều hướng bùng lên sau những ngày tạm lắng. Một số thơ văn hiệu triệu cách mạng lại xuất hiện. Văn học yêu nước và cách mạng ra đời trong thời điểm này, tiếp tục thể hiện những nội dung cũ, nhưng đă bắt đầu mang âm điệu khác trước, tính chất cổ động, khích lệ  đấu tranh  có phần giảm sút, để rồi sau đó bộ phận văn học này trở về với t́nh trạng lơ thơ, khí thế sôi nổi, hừng hực tinh thần cách mạng mất dần.  

          Nh́n chung thơ văn cách mạng từ sau khủng bố của giặc Pháp, năm 1909 vẫn tồn tại, nhưng chất  lượng và số lượng không bằng những năm trước đây. Trong khi đó văn thơ châm biếm thời thế, đả kích bọn quan lại, tay sai, thổ lộ chút ḷng thương nước, thương dân, khóc những nhà cách mạng hy sinh trong các cuộc khủng bố của quân thù.... của những cây bút không tham gia cách mạng nhưng ít nhiều có tinh thần dân tộc vẫn tiếp tục ra đời, mặc dù không có những bài thật xuất sắc. Tuy nhiên, số tác phẩm nói trên chưa sưu tầm được đầy đủ, nói chung là chưa thể khôi phục lại đầy đủ bộ mặt văn học của quần chúng yêu nước hồi này. Nhưng có thể khẳng định ở chặng này cũng như các chặng khác, ḍng văn học dân gian tố cáo sự bóc lột của kẻ thù, phơi bày tội ác của quần chúng vẫn không vơi cạn.  

          - Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, phong trào ái quốc dân chủ lại sôi nổi trong cả nước nhưng chỉ giới hạn ở các đô thị. Văn thơ yêu nước lại phát triển cùng với phong trào cách mạng mang tính chất đ̣i tự do dân chủ theo xu hướng tư sản. Văn thơ cách mạng bấy giờ trở lại thời kỳ sôi nổi, rầm rộ, có thơ văn trong nước và cả thơ văn từ nước ngoài đưa về, có thơ văn phổ biến bí mật và cả thơ văn phổ biến công khai. Văn thơ công khai phần lớn xuất hiện trong phong trào ái quốc dân chủ 1925 - 1926, xoay quanh các sự kiện chính, đ̣i thả Phan Bội Châu, để tang Phan Chu Trinh, học sinh băi khóa, cùng với việc Khải Định đi Pháp và việc hắn làm lễ tứ tuần đại khánh. Ngoài ra, trên văn đàn công khai, Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng c̣n đả kích quyết liệt bọn bồi bút của Pháp. Mặc dù văn học cách mạng ở giai đoạn này có chiều hướng khởi sắc, phát triển về số lượng và chất lượng, mang nhiều sắc thái mới nhưng vẫn không sao sánh bằng giai đoạn 1905 - 1908.  

                    - Những năm cuối của thập niên thứ ba, văn học yêu nước và cách mạng theo xu hướng cách mạng tư sản dần dần xuống dốc. Trước khi mất hẳn, nó cũng góp phần sưởi ấm cho những tâm hồn buốt lạnh và là tiếng nói của dân tộc trong những ngày chờ đón luồng tư tưởng mới nhất của thời đại, tư tưởng cách mạng vô sản.  

          Cũng trong thời gian này, mầm mống của văn học cách mạng theo xu hướng vô sản đă được nảy nở. Đặc điểm của văn học này là c̣n ít tính chất văn nghệ, nhiều tính chất chính trị nhưng nội dung đă tiến bộ hơn hẳn ḍng văn học tư sản cùng giai đoạn.  

1.3- Nội dung của văn học yêu nước và cách mạng :

          * Thể hiện tư tưởng yêu nước tiến bộ: 

                    Văn học yêu nước và cách mạng đă nêu lên quan niệm mới về đất nước, về yêu nước. Các nhà nho yêu nước và cả nhân dân ta sống trong điều kiện ư thức hệ phong kiến thống trị không thể nào quan niệm có nước lại không có vua. Nước là của vua, yêu nước tất phải yêu vua, yêu vua là yêu nước. Vấn đề là cần có vua sáng để có tôi hiền. Sang đến đầu thế kỷ XX, chế độ thực dân nửa phong kiến đă ra đời và thay thế chế độ phong kiến, trạng thái ư thức của xă hội cũng chuyển biến theo. Sự có mặt của ư thức hệ tư sản là một nhân tố mới có vai tṛ quan trọng trong đời sống tinh thần của xă hội. Quan niệm của các tác giả văn thơ cách mạng về quốc gia đă khác trước. Nước không c̣n là của vua, vua và nước không c̣n là một. Có thể có nước mà không có vua. Yêu nước không nhất thiết phải yêu vua. "Trung quân ái quốc" hai cái tách rời nhau. Chủ nghĩa tôn quân đang dần dần bị loại trừ và như thế, nói đến nước sẽ là nói đến non sông, ṇi giống, nói đến dân tộc, đồng bào. Trước kia, nghĩa quân thần, đạo thần tử có thể là động lực kích thích tinh thần đấu tranh:

                                  Kiến nghĩa ninh cam bất dũng vi

                                   Toàn bằng trung hiếu tác nam nhi  

bắt đầu trở thành vô nghĩa. Văn thơ yêu nước đi t́m sức mạnh từ nhiều nguồn. Từ những truyền thuyết thần thoại đề cao ṇi giống, từ ḷng tha thiết với vẻ đẹp của non sông gấm vóc, từ thái độ trân trọng cái địa vị của đất nước, cơ nghiệp của cha ông đă nhiều thế hệ nối tiếp nhau xây dựng, đặc biệt là niềm tự hào về truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm.

Nọ thưở  trước đánh tàu mấy lớp

Cơi trời Nam cơ nghiệp mở mang

Sông Đằng lớp sóng Trần vương

Núi Lam rẽ khói mở đường nhà Lê

Quang Trung đế từ khi độc lập

Khí anh hùng đầy lấp giang san

 

Tự hào về đất nước các tác giả không c̣n ca ngợi các bậc thánh đế anh hùng xuất chúng, mà họ đă đi đến khẳng định vai tṛ của nhân dân, của "ức triệu anh hùng vô danh." Nh́n chung, văn thơ yêu nước đă khẳng định một vấn đề rất mới mẻ: Đất nước là của dân, yêu nước là phải yêu dân.

"Nước Việt Nam là của gia tài,

Cả quyền lợi với đất đai

Của dân nào phải riêng ai một nhà."

                             (Lời tuyên cáo của Việt Nam quang phục hội-  Hoàng Trọng Mậu).

Hoặc :

Nước có mạnh th́ dân mới mạnh

Dân có khôn th́ nước mới khôn

( Kinh đạo nam _ khuyết danh )  

Trong thơ văn yêu nước ở đầu thế kỷ XX, vấn đề yêu nước c̣n được gắn liền với vấn đề cách mạng. Chống giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước đó là chuyện chung của nhiều thời đại có ngoại xâm. Nhưng chống giặc để rồi không trở lại chế độ phong kiến mà tiến lên xây dựng chế độ dân chủ tư sản là một đổi mới trong lịch sử của dân tộc. Đó cũng là nội dung chủ yếu của văn thơ cách mạng giai đoạn 1900 - 1930. Điều này đă được khẳng định trong "Lời tuyên cáo của Việt Nam quang phục hội":

Muốn  cho ích nước lợi nhà

Muốn  cho ích nước lợi nhà (Hoàng Trọng Mậu)

nhưng chuẩn bị cho nó th́ đă từ văn thơ của phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục và phần nào cả văn thơ Đông Du.... Ở đây song song với nội dung kêu gọi chống Pháp, c̣n có nội dung cải cách xă hội nhằm làm cho nước giàu dân mạnh. Hai nhiệm vụ đó quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau.                   

Yêu nước bấy giờ được biểu hiện bằng hành động cụ thể là tham gia đánh giặc cứu nước và tiến hành cải cách xă hội.  

          Vào đầu thế kỷ XX ,vấn đề căi cách xă hội được đặt ra với mục đích làm cho dân giàu nước mạnh , được thực hiện song song với nhiệm vụ đánh Pháp  

Trong thơ văn yêu nước, đầu thế kỷ XX, yêu nước và vấn đề dân chủ gắn liền nhau. Xuất phát từ quan niệm mới về đất nước, yêu nước các tác giả đă đi đến khẳng định quyền làm chủ của người dân trong xă hội, đồng thời cũng khẳng định vai tṛ của người dân trong sự nghiệp cứu nước. Mục đích cứu nước lúc bấy giờ là v́ dân chứ không phải v́ vua. Phan Bội Châu đề cao địa vị của người dân trong công cuộc xây dựng nước nhà :

Ngh́n muôn ức triệu người chung góp

Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà.

Người dân ta của dân ta,

Dân là dân nứơc , nước là nước dân

Và khẳng định :

Sông xứ Bắc ,bể phương Đông

Nếu không dân cũng là không có ǵ  

Người dân đứng lên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước là thực hiện bổn phận đồng thời thể hiện tinh thần làm chủ của ḿnh. Thơ văn yêu nước thường nhắc đến các khái niệm "đồng bào, đồng quốc" xác lập nên một chữ "nghĩa" - nghĩa đồng bào khác hẳn với chữ "nghĩa" trong văn học trung đại.  

* Thời sự chính trị trong văn chương đầu thế kỷ XX.

                    Xă hội Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX là một bầu trời đen kịt. Chính quyền phong kiến đương thời có thể làm ngơ, ngồi yên trên ngai vàng để hưởng thụ, nhưng nhân dân Việt Nam những người yêu nước Việt Nam th́ không thể nào nhắm mắt, khoanh tay. Ngọn cờ Cần vương vừa ngă xuống, thanh niên lại xông xáo đi t́m một hướng cứu nước mới. Phong trào yêu nước Duy Tân và cách mạng như một tia sáng bừng lên vào đầu thế kỷ XX. Tia sáng ấy dù mong manh, yếu ớt và sớm tắt đi nhưng cũng đủ xoa dịu những khó khăn, căng thẳng, đợi chờ của đồng bào Việt Nam sau nhiều năm dài chống giặc liên tiếp thất bại. Văn chương yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ đă phản ánh kịp thời và phát ngôn cho các phong trào cách mạng lúc bấy giờ. Đó là phong trào yêu nước dưới sự lănh đạo của các sĩ phu cấp tiến đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản.  

          Như những thước phim thời sự hấp dẫn, sinh động, văn chương yêu nước đầu thế kỷ XX đă ghi nhận kịp thời các diễn biến và tái hiện trọn vẹn gương mặt của xă hội Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX. Sau khi kết thúc công cuộc b́nh định ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Pháp đă bắt tay ngay vào việc khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Một chế độ cai trị và bóc lột hà khắc đă diễn ra. Người dân Việt Nam mất hết chủ quyền. Mọi thứ đều do người Pháp cai quản, giai cấp thống trị phong kiến đương thời chỉ giữ  nổi vai tṛ bù nh́n mà thôi. Để thực hiện chủ trương vơ vét, bóc lột ở các thuộc địa, thực dân Pháp đă thi hành chính sách thuế khóa rất nặng nề, hàng trăm thứ thuế cay nghiệt đă được áp dụng. Nó như những sợi dây tḥng lọng vô h́nh xiết chặt lấy người dân Việt Nam vô tội. (Hải ngoại huyết thư- Phan Bội Châu).  

          Thực dân Pháp c̣n t́m cách đẩy những người dân vô tội vào nơi ma thiêng nước độc để đào sông, đào mỏ, làm đường. Thân phận của người đi phu không khác ǵ anh tù khổ sai:

"Ông Tây áp trước

Cậu lính áp sau."

do bị vắt kiệt sức lao động, sống trong màn trời chiếu đất, "ăn cơm với muối, uống nước chè trâm."  

          Điều đáng sợ, làm cho con người kinh hăi là chính sách ngu dân bằng con đường "khai hóa" của thực dân. Song song với những lời lẽ mỵ dân thâm độc là hàng loạt chủ trương nham hiểm, xảo quyệt được thực hiện. Một mặt chúng tỏ ra như muốn bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc, nhưng mặt khác chúng lại ra sức xây dựng một nền giáo dục mới. Nội dung của chương tŕnh học mới tất nhiên là nhằm mục đích đào tạo những phần tử tay sai trung thành, phục vụ cho chế độ bảo hộ. Ngoài ra các cơ quan báo chí do Pháp thành lập lần lượt ra đời ở cả ba kỳ Nam, Trung, Bắc. Báo chí là cơ quan tuyên truyền của thực dân, nơi phổ biến đường lối, chính sách cai trị của chúng. Tất cả những việc làm của thực dân đă biến Việt Nam từ một quốc gia phong kiến tự chủ trở thành một thuộc địa của chủ nghĩa tư bản. Đó là tấn bi kịch của dân tộc Việt Nam khi bước vào thế kỷ XX.  

          Thế kỷ XX được mở đầu bằng trang sử đau thương mà rất hào hùng. Cao trào cách mạng đầu thế kỷ XX như một làn gió mạnh thổi khắp ba miền của đất nước. Các nhà nho ta trước kia chỉ biết nghiên cứu sách vở thánh hiền, "Chăm chăm theo lối học Tàu", không biết ǵ xa hơn ngoài văn minh Á Đông, tiêu biểu là Trung Quốc. Ngày nay, qua Tân thư, Tân văn, tầm nh́n của các cụ mở rộng ra tận năm châu bốn biển. Các cụ được biết đến khoa học kỹ thuật hiện đại. Các cụ đă thấy được một điều rất quan trọng: Cứu nước không chỉ là đánh đuổi giặc ngoại xâm mà c̣n là đánh đuổi nghèo nàn và lạc hậu, là xây dựng một xă hội cường thịnh bắt kịp đà tiến triển của văn minh Âu Mỹ. Cũng chính v́ vậy mà nếu như phong trào yêu nước ở cuối thế kỷ XIX kết hợp với tinh thần bài ngoại th́ tư tưởng Duy Tân ở giai đoạn đầu thế kỷ XX lại đi đôi với tinh thần vọng ngoại. Chủ nghĩa yêu nước thời này thắm đượm màu sắc duy tân. Tinh thần dân tộc được đi đôi với ư thức cách mạng. Duy tân và cách mạng là tinh thần của thời đại, và duy tân và cách mạng cũng là xu thế hiện đại của tư tưởng và văn hóa dân tộc. Thực tế đă được phản ánh trong văn chương giai đoạn này. Đó là một không khí cách mạng đầy hào hứng.

"Đội tiên phong đâu tá, gió duy tân từ Đông hải thổi vào

Gương ngoại quốc kia là, sóng cách mạng bởi Âu châu dồn tới."

                                                ("Văn tế Phan Chu Trinh" - Phan Bội Châu)          

Nh́n chung, thơ văn yêu nước giai đoạn đầu thế kỷ XX nổi bật nội dung khai sáng dân tộc đúng như nhận định của ông Trần Thanh Đạm: "Có người gọi rất đúng rằng văn học đầu thế kỷ XX có tính chất của một phong trào ánh sáng như ở Âu châu vào thế kỷ XVIII". (Chuyên đề "Sự chuyển biến của văn học Việt Nam sang thời kỳ hiện đại" trang 37).  

          Có thể khẳng định rằng thời sự là một đặc điểm của văn chương yêu nước và cách mạng giai đoạn này. Khi làn sóng cách mạng trong nước lên cao, thơ văn yêu nước được sống trong không khí chính trị sôi nổi, quyết liệt cho nên không ngừng phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Các sáng tác đó đă dơi theo hoạt động của các tổ chức yêu nước, cùng với Đông Kinh nghĩa thục, Đông Du, đến với mọi người qua những buổi diễn thuyết, b́nh văn hay hiện diện ngay trong bài học của các học sinh ở những trường học do các nhóm này tổ chức. Khi các tổ chức cách mạng lần lượt bị thất bại, những người tham gia bị cầm tù. Văn thơ yêu nước theo bước chân của người tù chính trị đi vào nhà giam. Văn thơ trong tù có thời điểm đă được phát triển về số lượng và chất lượng, nhưng rất tiếc là đến nay số lượng đó c̣n lại rất ít, chủ yếu là văn vần. Thơ văn trong tù đă góp phần không nhỏ cùng với thơ văn yêu nước và cách mạng ở giai đoạn này làm tái hiện lại lịch sử chính trị xă hội Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX. Đó là lịch sử của những phong trào chống Pháp theo ngọn cờ cách mạng dân chủ tư sản, có lúc sôi nổi quyết liệt nhưng cũng có hồi mất mát hy sinh, mặc dù đau thương vẫn hào hùng bất khuất.  

          Bức tranh thời sự đầu thế kỷ XX được các tác giả chấm phá bằng những nét sinh động, chân thực thể hiện được cái đa dạng của cuộc sống, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đầy gian khổ đau thương mà rất hào hùng. Các thi sĩ, văn gia thời này đâu chỉ nhằm tái hiện lịch sử. Họ c̣n dùng ng̣i bút để tuyên truyền vận động cứu nước, để giác ngộ "xă hội đang c̣n mê mẩn, đánh thức cả một làng nho c̣n ch́m đắm trong ṿng danh lợi."          

* Văn học yêu nước và cách mạng là lời tuyên truyền vận động cứu nước.

                    Sống trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, dân khổ nhục, nhà nho luôn có ư thức về trách nhiệm và rất mong muốn t́m ra con đường cứu nước và làm cho đất nước giàu mạnh, sánh kịp các nước châu Âu. Nhưng họ chỉ có trong tay một thứ vũ khí là văn chương, họ muốn biến nó thành công cụ vạn năng "vừa là trống vừa là chiêng thức tỉnh người mê ngủ, vừa là gươm là súng đánh đổ cường quyền." (Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX -Đặng Thai Mai, trang 20). Trong thời điểm này các nhà nho nhận thấy văn chương chân chính có một khả năng to lớn, một chức năng quan trọng: Tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, tập hợp lực lượng để chống giặc cứu nước.

Tuyên truyền những ǵ? Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền như thế nào? Đây là vấn đề cần bàn đến: Các nhà chí sĩ ái quốc thời này hướng đến lực lượng nhà nho là trước hết. V́ nhà nho là tiêu biểu cho tinh thần, văn hóa của dân tộc. Bởi nhà nho có nhiều mối thù sâu nặng với thực dân. Nhưng chủ trương khai dân trí, đoàn kết dân tộc khiến những người làm cách mạng lúc bấy giờ cần phải đưa tư tưởng mới đến đông đảo quần chúng. Nhưng xét cho cùng th́ tầng lớp trí thức phong kiến vẫn được xem là đối tượng chủ yếu. Không riêng ǵ Phan Bội Châu mà nhiều nhà cách mạng đương thời cũng đặt niềm tin và trách nhiệm lên đôi vai của nho sĩ. Điều này phản ánh đặc trưng của thời đại. Quần chúng nhân dân đă được chú ư nhưng cái nh́n toàn diện về họ, vị trí và vai tṛ của họ trong cuộc đấu tranh này c̣n bị nhiều hạn chế.  

  Khi đặt chân lên đất nước Việt Nam, thực dân Pháp không chỉ nhằm khai thác những tiềm lực về kinh tế mà c̣n ôm ấp ư đồ thống trị về mặt tinh thần nhân dân ta. Chúng muốn biến dân tộc Việt Nam trở thành nô lệ cho chúng. Sống trong chế độ chính trị và giáo dục của thực dân, người Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành những kẻ ích kỷ, đê hèn, tự ti, mất gốc, không biết ǵ đến Tổ quốc, dân tộc. Nhân dân Việt Nam đang say sưa trong giấc ngủ của đêm trường nô lệ. Nhiều người quên dần cái nhục mất nước, cứ ngỡ rằng việc khai hóa của thực dân là sự thật, là hảo ư của Pháp đối với Việt Nam. Nỗi đau mất nước đă lắng dần theo năm tháng, người ta lại c̣n cảm thấy dường như sự hiện diện của Pháp lại có lợi cho người Việt Nam, Pháp mang đến cho nhân dân Việt Nam bao nhiêu là tiện nghi vật chất mà họ chưa từng có được. Người Việt Nam đă thích nghi dần và bằng ḷng với cuộc sống hiện tại. Phải đánh thức đồng bào, "gọi hồn" dân tộc trở về, phải giáo dục tư tưởng mới cho nhân dân: Yêu nước giành độc lập và cải cách xă hội. Văn học yêu nước và cách mạng đă tích cực giác ngộ xă hội, đánh thức cả dân tộc c̣n mê mẩn. Loại văn thơ gọi hồn trở thành công cụ trong giai đoạn này. (Kêu hồn nước - Nguyễn Quyền, Tỉnh hồn ca - Phan Chu Trinh).         

Văn chương c̣n góp phần vào việc bồi dưỡng t́nh cảm cho con người, đánh đổ tinh thần tự ti, xây dựng t́nh cảm mới, nhắc nhở rằng nhục nô lệ chỉ có thể rửa sạch và được rửa sạch bằng tinh thần đấu tranh của toàn thể đồng bào. Phan Bội Châu đă cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng mất nước là do nhân dân ta xung khắc, bất ḥa đă ngờ nhau chẳng biết tin nhau, coi nhau như thể quân thù́ mà "bụng có hợp th́ nhà mới hợp" c̣n "ḷng đă tan th́ nước cũng tan."  

          Tiếp nối truyền thống văn học của các giai đoạn trước, văn học hướng tới sự phát triển vào con người cố gắng vươn lên khẳng định những giá trị chân chính của con người, đặt ra vấn đề quyền sống con người, trong đó có người phụ nữ. Đến giai đoạn này văn học đă phát triển thêm một bước: Nêu lên yêu cầu đấu tranh giải phóng phụ nữ và xem nó như một bộ phận của cách mạng dân tộc. Thanh niên cũng trở thành đối tượng được quan tâm nhiều. Các nhà nho đă thấy rơ vai tṛ, khả năng của họ cho nên rất chú ư giáo dục đối tượng này. Trong Bài ca chúc Tết thanh niên" Phan Bội Châu đă vạch kỹ con đường đi tới cho thanh niên, kêu gọi họ phải tỉnh táo và sáng suốt trong việc chọn cho ḿnh một lư tưởng sống. Phải biết: "Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan" để làm nên việc lớn.  

Tác giả của văn chương yêu nước giai đoạn đầu thế kỷ XX phần lớn là những nho sĩ cấp tiến. Tầm nh́n của họ được mở rộng, họ biết đến nhiều nước trên thế giới. Họ đă nhận ra ánh sáng của văn minh hiện đại. Đứng trước sự phát triển vượt bậc về khoa học kinh tế của các nước, nh́n lại xă hội Việt Nam c̣n quá nghèo nàn, lạc hậu, họ vừa kinh ngạc vừa lo sợ. V́ vậy khi tuyên truyền cứu nước tác giả này cũng đi từ chỗ ca ngợi nước người, chỉ ra cái yếu kém của nước ḿnh để khêu gợi ḷng tự ái, tự trọng của mọi người. Người Việt Nam phải biết nhục với t́nh cảnh mất nước, phải đau đớn, phải căm hờn, phải lo lắng, hoảng hốt trước nguy cơ diệt chủng... Nh́n chung, văn chương cổ động thời này chú trọng nhiều đến việc kích thích t́nh cảm.  

          Văn chương tuyên truyền ở giai đoạn đầu thế kỷ XX cũng nhắc nhở truyền thống nhưng chú ư đến hiện tại nhiều hơn. Các tác giả lấy hiện thực trước mắt để làm cơ sở thuyết phục, vận động cứu nước. Đó là hiện thực của xă hội thiếu dân chủ, của nền kinh tế lạc hậu thấp kém, của một hoàn cảnh chính trị rối ren, của cuộc sống khổ nhục, lầm than v́ ách thống trị hà khắc do thực dân Pháp gây ra. Chính v́ vậy mà tác dụng tuyên truyền rất cao đă khiến cho kẻ thù thấy đó là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự thống trị của chúng. Cho nên chúng đă t́m mọi cách để ngăn chặn. Ông Đặng Thai Mai có nhận xét: "Ư chí căm thù của của nhân dân là kho thuốc nổ, văn chương đầy nhiệt t́nh của các nhà chiến sĩ là mồi lửa làm cho kho thuốc nổ ấy bốc cháy." (Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, trang 100).  

          Sau biến cố năm 1908, phong trào cách mạng bị lắng xuống do sự đàn áp quá dă man của kẻ thù. Tổ chức cách mạng không c̣n cơ sở trong nội địa, vậy mà văn thơ tuyên truyền vẫn tiếp tục ra đời để triển khai những chủ trương lớn của hội duy tân ngày trước. Các sáng tác này do những ngựi yêu nước c̣n lại đang lẫn trốn hoặc chạy ra nước ngoài t́m cách hoạt động và sáng tác. Nội dung không có ǵ thay đổi,  có khác là ở chỗ khẳng định dứt khoát cái chính thể mà cuộc cách mạng ái quốc sẽ thành lập cho nước Việt Nam là chế độ dân chủ cộng ḥa theo quốc dân Đảng Trung Quốc; xác nhận quyền làm chủ của nhân dân. Chính chỗ này đă làm cho tư tưởng của nó có tác dụng rơ rệt đối với độc giả hiện đại. Phong trào cách mạng dân tộc dân chủ tư sản không giành được thắng lợi hoàn toàn nhưng thơ văn cổ xúy cho phong trào ấy cũng kèo dài thời gian tồn tại và phát triển đến khoảng hai mươi năm. Nó đă đóng góp không nhỏ cho hoạt động chính trị cứu nước thời bấy giờ.  

    1.4. Vấn đề cách tân nghệ thuật trong văn học yêu nước và cách mạng.

                    Lực lượng sáng tác văn chương đầu thế kỷ XX chủ yếu là các nhà nho, nhà khoa bảng. Đối với họ chữ Hán, chữ Nôm là phương tiện thông dụng nhất và quen thuộc đến thành nề nếp. Nhà Nho "cũng chỉ quen với văn, thơ, phú, lục... thứ văn học cao quí viết bằng thứ ngôn ngữ khó hiểu, rất khó nói chuyện thực tế, khó đi vào quần chúng đông đảo." (Văn học yêu nước và cách mạng - Đặng Thai Mai, trang 122). Trước yêu cầu mới của xă hội, người sáng tác phải đưa tác phẩm của ḿnh đến với phong trào cách mạng, dùng văn chương để tuyên truyền giáo dục tư tưởng mới cho quần chúng. T́nh h́nh mới lại có nhiều phức tạp: giữa lực lượng nhà nho và nhân dân chưa có sự thống nhất với nhau về h́nh thức nghệ thuật, ngôn ngữ văn học... vẫn c̣n tồn tại hai dạng công chúng khác nhau. Làm sao để tất cả nội dung cần tuyên truyền đều đến với mọi tầng lớp nhân dân? Đạt được điều này phải giải quyết nhiều vấn đề quan trọng và cấp thiết: Cải cách văn tự, cải cách ngôn ngữ, nghệ thuật của văn chương, việc vận dụng chữ quốc ngữ trong sáng tác văn chương giúp cho quần chúng dễ dàng đến với các tác phẩm văn chương nghệ thuật lúc  bấy giờ. Để đạt được hiệu quả tuyên truyền, các tác giả thời này vận dụng đủ mọi thể loại sáng tác. Các thể loại truyền thống như: Thơ (lục bát, song thất lục bát) ca trù, hát dặm... lẫn các h́nh thức mới phù hợp với mục đích tuyên truyền, cổ động (tiểu thuyết, h́nh thức diễn ca). Phan Bội Châu được mệnh danh là một người "có lẽ từ xưa đến nay trong văn học Việt Nam chưa có nhà văn nào đă chịu khó và có gan đem ng̣i bút ra thử thách trên nhiều loại văn khác nhau như Sào Nam" (Đặng Thai Mai). Người sáng tác thời này đă chú ư đến yếu tố hiện thực trong tác phẩm. Họ thường đi thẳng vào các vấn đề chính trị xă hội trước mắt để đưa ra lập luận nhằm mục đích giáo dục hay tuyên truyền vận động.  

Văn xuôi Nôm đến đầu thế kỷ XX vẫn c̣n rất ấu trĩ, lủng củng, nghèo nàn, mà nhà nho cũng quen dùng chữ Hán hơn chữ Nôm. V́ vậy việc cải cách văn xuôi trước hết tiến hành trong văn chữ Hán. Các nhà nho tiến bộ đă bỏ bớt âm hưởng biền ngẫu, cố gắng đưa tri thức mới, thuật ngữ mới vào trong sáng tác. Họ học cách viết của báo chí Trung Quốc lúc đó là tŕnh bày ư kiến rơ ràng, mạch lạc, chặt chẽ. Các nhà nho thời nay chịu ảnh hưởng của văn tân thư Trung Quốc đặc biệt là họ thường lấy văn của Lương Khải Siêu làm mẫu mực.  

          Do yêu cầu sáng tác để tuyên truyền nên các tác phẩm thời này thường chú ư đến việc nói cho dân nghe, viết cho dân hiểu. V́ vậy họ phải viết bằng tiếng nói, âm điệu mà nhân dân quen thuộc, ưa thích. Muốn cổ động có tác dụng họ phải chú ư tŕnh bày rành mạch, khúc chiết, phải mô tả thực tế, phải khêu gợi, phải lâm li, giàu t́nh cảm, phải có sức kích động. Bởi thế văn chương thời này cũng trút bỏ hết giọng uỷ miñ, yếu đuối, trở nên hùng tráng, đanh thép để cảm động, lôi cuốn.

"Dây! Dậy!

Bên án tiếng gà vừa gáy...

Đi cho êm! Đứng cho vững! Trụ cho gan!..."

(Bài ca Chúc Tết thanh niên).  

Văn vần vẫn là h́nh thức được ưa chuộng nhất trong thời này. Đầu thế kỷ XX phổ biến h́nh thức diễn ca. Có những văn bản chính luận đă được diễn ca nhằm mục đích đưa tư tưởng mới đến với quần chúng được dễ dàng. Đó là trường hợp của "Hải ngoại huyết thư" của Phan Bội Châu. Diễn ca được các nhà yêu nước dùng để thể hiện những nội dung tuyên truyền cứu nước rất phù hợp với điều kiện xă hội lúc bấy giờ. Người ta có thể đọc cho nhau nghe, nhớ lâu, dễ thuộc không cần phải in thành sách vở...  

Để đạt được hiệu quả trong tuyên truyền, các tác giả văn thơ yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX đă cách tân nghệ thuật sáng tác, tạo nên những đổi mới so với trước kia. Tuy nhiên văn phong của họ tỏ ra rất bề bộn, chữ Hán, chữ quốc ngữ pha tạp, các thể loại truyền thống và hiện đại đan xen. Tuy hô hào sử dụng chữ quốc ngữ nhưng đại đa số các nhà nho lại thích dùng chữ Nôm để sáng tác. Họ chưa bỏ được lối viết văn biền ngẫu, nhiều bài thơ thời này c̣n bị pha trộn một vài câu hoặc một đoạn thơ chữ Hán cầu kỳ khó hiểu ("Bài hát khuyên nhà nho", Hú hồn thanh niên). Nhiều từ ngữ xa lạ, tên đất, tên người thật đặc biệt được mang vào trong tác phẩm một cách tuỳ tiện, làm cho bài văn, bài thơ trở nên nặng nề tạo cảm giác khó chịu đối với người đọc (T́nh phu phụ - Khuyết danh). Có thể khẳng định đây là một đặc điểm chỉ t́m thấy ở văn học giai đoạn này.  

2. Văn học hợp pháp.  

TOP

    2.1. Lực lượng sáng tác:

                     Lực lượng sáng tác tiêu biểu của ḍng văn học hợp pháp là nhà nho và các bậc trí thức tân học. Dù là nhà nho hay trí thức tân học phần lớn họ là những người chú trọng đến văn hoá hơn chính trị. Việc đọc sách của họ là để hướng đến mục đích mở mang tầm nh́n cho người sáng tác, nhằm phát triển văn hoá nước nhà. Họ không chỉ đọc tân thư, tân văn mà c̣n đọc cả những sáng tác văn học phương Tây. Khách quan mà đánh giá th́ họ là những người mạnh dạn đến với cái mới, tuy ở họ không tránh khỏi những dằn vặt, trăn trở khi chọn cho ḿnh một hướng đi để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Nh́n chung, họ đă tỏ ra là người nhanh chóng vứt bỏ cái cũ phong kiến lạc hậu. Họ đến với cái mới không v́ muốn thỏa hiệp với Pháp mà v́ sự phát triển của nền văn hoá dân tộc, v́ ước nguyện muốn dung ḥa hai nền văn hoá Âu - Á.  

    2.2. Điều kiện ra đời và phát triển của văn học hợp pháp:

          Văn học công khai hợp pháp là một bộ phận văn học quan trọng của nền văn học dân tộc trong giai đoạn này. Văn học công khai hợp pháp phát triển trong lúc văn học yêu nước đang bị trấn áp mạnh. Văn học hợp pháp ở buổi đầu đă được phát động từ hai phía đối lập nhau, nhằm hai mục đích trái ngược nhau nhưng lại đạt cùng một kết quả: Phía Pháp muốn có một công cụ để tuyên truyền cho chúng, để phục vụ cho việc khai hoá, do đó mở báo chí xây dựng nhà in, thành lập một số trường dạy quốc ngữ và chữ Pháp, cho dịch các tác phẩm văn học Pháp; phía Việt Nam, người yêu nước muốn thực sự khai hoá cho dân để t́m cách giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, cho nên cổ động học chữ quốc ngữ, giới thiệu tân thư, dạy và khuyên học khoa học kinh tế hiện đại.... Lúc đầu việc làm của hai bên tuy ư đồ đối lập nhau nhưng công việc được tiến hành có những điểm gần nhau. Khi mục đích chính trị của các nhà yêu nước lộ rơ th́ Pháp đă t́m cách đối phó. Một đợt càn quét dă man được thực hiện đối với các nhà yêu nước. Các sĩ phu yêu nước rơi vào t́nh trạng tan tác, nhưng sức sống của dân tộc ta đă tiếp nhận những thành quả ban đầu và đẩy măi nó lên. Nhất là trong lĩnh vực văn học, chúng ta đă tiến những bước lớn. Văn học hợp pháp đă được phát triển trong những điều kiện thuận lợi lớn:  

- Chữ quốc ngữ, báo chí, dịch thuật:

   + Vấn đề chữ quốc ngữ:          

Chữ quốc ngữ đă có mặt ở Việt Nam từ các thế kỷ trước, nhưng đến đầu thế kỷ XX nó mới được đưa vào trong sáng tác văn học một cách phổ biến. Chữ quốc ngữ là một hệ thống ngôn ngữ - văn tự lư tưởng của văn học mới, v́ nó mô tả cuộc sống b́nh thường, nó có thể đến với bất cứ loại độc giả nào từ tầng lớp quí tộc đến b́nh dân.  

          Đi đôi với vấn đề sử dụng chữ quốc ngữ trong sáng tác là việc xây dựng văn xuôi quốc ngữ. Trong quá tŕnh h́nh thành và phát triển của nền văn học mới, các tác giả không tránh khỏi việc ghi chép khẩu ngữ. Mặt khác, do ảnh hưởng của cách viết văn cũ (văn biền ngẫu), văn xuôi quốc ngữ  trong giai đoạn này thường đối nhau. Ngoài ra c̣n có những trường hợp chịu ảnh hưởng của lối văn dịch, câu văn xuôi trở nên dài ḍng, nửa Tây nửa Tàu như văn xuôi của Phạm Quỳnh.  

          Trải qua những thí nghiệm, t́m ṭi, người Việt Nam đă làm cho kho từ vựng tiếng Việt ngày thêm phong phú bằng cách sáng tạo thêm từ mới, tiếp nhận thêm từ mới của Trung Quốc, Nhật Bản đọc theo âm Hán Việt, Việt hóa một số từ Pháp, làm cho ngữ pháp tiếng Việt ngày càng mạch lạc, sáng sủa hơn nhờ nắm vững qui luật của ngôn ngữ dân tộc,  đẩy lùi câu văn biền ngẫu, đồng hoá vào hệ thống ngữ pháp tiếng Việt một số yếu tố của ngữ pháp tiếng Pháp. Sau bao nhiêu cố gắng của các nhà báo, nhà văn, câu văn nghệ thuật nhằm mô tả chân thật cuộc sống b́nh thường được h́nh thành như chúng ta đă thấy trong tác phẩm của Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh.

   + Báo chí:

          Báo chí đă đóng vai tṛ rất quan trọng trong việc phát triển ḍng văn học hợp pháp ở giai đoạn này. Báo chí chính là nơi để các nhà văn công bố tác phẩm của ḿnh, cũng là nơi để các nhà văn thử nghiệm, rèn luyện văn xuôi quốc ngữ.  Báo chí là nơi sưu tầm và giới thiệu văn học trung đại Việt Nam, giới thiệu văn học Pháp và văn học Trung Quốc. Báo chí có tác dụng khích lệ, mơ ước về sự nghiệp văn học, kích thích những người cầm bút phỏng tác, sáng tác. Báo chí c̣n là nơi trao đổi ư kiến, t́m ṭi cách làm giàu ngôn ngữ, và cũng là nơi để các nhà văn rèn luyện cách mô tả cuộc sống bằng các thể loại và h́nh thức mới để h́nh thành nhà văn và tập hợp thành đội ngũ nhà văn.  

Báo chí ở giai đoạn này đă đi từ chỗ là một công cụ tuyên truyền của Pháp dần dần ngày càng gắn chặt hơn với văn học, thúc đẩy văn học phát triển.  

+ Dịch thuật:

          Phong trào dịch thuật bắt đầu ở Nam bộ và nhanh chóng phát triển trong phạm vi cả nước. Công việc dịch thuật được thúc đẩy bởi nhiều động cơ và các tác phẩm dịch đă có sức hút lớn đối với độc giả thành thị lúc đó. Việc dịch thuật đă buộc các nhà văn vay mượn, sáng tạo làm cho tiếng ta thêm phong phú, rèn luyện văn xuôi nhanh chóng trưởng thành. Việc dịch thuật cũng giúp cho các nhà văn tiếp nhận nghệ thuật sáng tác mới, cụ thể là loại h́nh mới, từ đó các tác giả bắt đầu viết bút kư, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch....  

- Cuộc sống ở thành thị và công chúng thành thị:

                    Những năm đầu thế kỷ XX, cuộc sống ở thành thị Việt Nam đă thay đổi nhiều. Tầng lớp tiểu tư sản ngày càng đông đảo, nhịp độ và tốc độ cuộc sống gấp và nhanh, một lối sống tư sản hóa được lan tràn khắp các ngơ ngách của phố phường. Các tầng lớp khác nhau trong xă hội tuy có mức sống, cách sống khác nhau, thậm chí c̣n đối lập nhau nhưng vẫn gần nhau về những nét tâm lư, thị hiếu: thích đua đ̣i, ăn chơi hưởng lạc, muốn sống và giải trí trong môi trường náo nhiệt, khao khát cái lạ, cái luôn luôn thay đổi. Chính cuộc sống mới đưa đến cho con người thế giới quan và nhân sinh quan mới và cũng v́ thế đặt ra cho văn học những yêu cầu khác trước.  

Con người Việt Nam lúc bấy giờ đang sống giữa cuộc sống đua chen cạnh tranh, cần sống thực, không thể thỏa măn với những lời giáo huấn về đạo lư cương thường. Người ta cần hiểu rơ, hiểu kỹ cuộc sống với tất cả những t́nh tiết đầy đủ, những chi tiết cụ thể, gây được cảm giác, thỏa măn được sự ṭ ṃ. Người ta cần sống những cảnh ngộ của kịch, những số phận của tiểu thuyết, những cảnh ngộ, số phận của con người cụ thể trong cuộc sống b́nh thường. Ngựi ta muốn nếm trải cái có thật chứ không phải được khích lệ bằng những gương trung hiếu minh họa đạo nghĩa. Ngựi ta cũng muốn rút ra từ đó những bài học quí giá về cuộc sống chứ không phải là bài học đạo lư. Người ta muốn xúc cảm, muốn mở mang như những người cá nhân, chứ không phải xúc động như khi chiêm ngưỡng những tấm gương cao của vị thánh xuất chúng.  

Thế là vào khoảng trước và sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, một lối sống thành thị tư sản hóa và một công chúng thành thị đă h́nh thành. Đó không chỉ là đối tượng mô tả, phục vụ mà c̣n là nhân tố làm nảy sinh nền văn học mới.  

- Vấn đề đổi mới về quan niệm sáng tác:

          Sự thay đổi về quan niệm sáng tác đă dẫn đến nhiều đổi mới trong nền văn học giai đoạn này. Nó không chỉ là một đặc điểm của giai đoạn văn học mang tính chất giao thời như đă tŕnh bày ở phần trên, mà nó c̣n là một trong những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của văn học mới, đẩy mạnh sự phát triển của cả bộ phận văn học hợp pháp.

          Bấy giờ v́ muốn đáp ứng nhu cầu thị hiếu và thẩm mỹ của công chúng thành thị nhà văn sáng tạo tác phẩm như một kế sinh nhai. Độc giả trước đây đi t́m văn phẩm, bây giờ tác phẩm phải chạy theo người tiêu thụ. Nhà văn thành một nghề, văn học trở thành hàng hoá. Người sáng tác đă xa dần quan niệm "trước thư lập ngôn" sáng tác để thể hiện "tâm, chí, đạo" dùng tác phẩm văn chương để di dưỡng tinh thần và giáo dục con cháu.  

Trước kia nhà nho không chú ư đến vấn đề phản ánh chân thực, cụ thể cuộc sống đời thường. Các tác giả của bộ phận văn học mới để hết tâm lực vào mô tả sao cho "chân t́nh, chân cảnh" con người và cuộc sống xă hội, chủ yếu là con người b́nh thường và cuộc sống b́nh thường. Đối tượng được tập trung miêu tả trong tác phẩm bấy giờ là cuộc sống thực, cuộc sống đời thường và những con người cũng có thực trong cuộc sống.  

Sự thay đổi quan niệm văn học và sự h́nh thành phương pháp sáng tác mới là cả một quá tŕnh lâu dài giằng co, tranh chấp giữa cái cũ và cái mới. Hiện tượng này t́m thấy trong toàn bộ đời sống một nền văn học mới.

- Chính sách văn hóa nô dịch của thực dân:

Thực dân Pháp đă thực hiện chính sách văn hoá nô dịch ở Việt Nam, nhằm làm cho nhân dân Việt Nam đoạn tuyệt với những truyền thống tốt đẹp đồng thời phục hồi những mặt lạc hậu phản động trong văn hoá xưa. Tuy nhiên, sự mở mang tương đối của thực dân đă đem lại nhà máy giấy, nhà máy in, một số trường học mới dạy chữ quốc ngữ, báo chí... Đấy là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của văn học hợp pháp.  

          Thế nhưng chính sách văn hoá nô dịch của thực dân cũng tạo nên nhiều lực cản đối với phát triển của văn học hợp pháp, làm hạn chế nội dung tư tưởng của bộ phận văn học này. V́ lưỡi kéo kiểm duyệt quá ngặt nghèo của thực dân, các tác giả khi phản ánh hiện thực cuộc sống xă hội phải bỏ qua hiện thực của cuộc đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân. Bị lôi cuốn vào quỹ đạo của chính sách văn học thực dân, nhiều nhà văn đă mang ảo tưởng dùng hoạt động nghệ thuật để bảo tồn nền văn hoá dân tộc, đó là một giải pháp cứu nước lúc bấy giờ.

    2. 3. Một số nội dung tiêu biểu của văn học hợp pháp:

* Văn học hợp pháp phản ánh hiện thực xă hội trên con đường tư sản hóa

Vào đầu thế kỷ XX có nhiều vấn đề mới đặt ra cho người cầm bút. Hiện thực cuộc sống ngày càng đa dạng, phức tạp với biết bao vấn đề mới lạ đập vào mắt nhà văn. Họ có thể nào làm ngơ trước nó. Cần phải mô tả chân thật, sinh động cuộc sống xă hội, đó là điều làm cho nhà văn luôn trăn trở và hướng đến.

          Với ư thức không "tô điểm sai cảnh thực" ư thức mô tả "chân t́nh, chân cảnh", "khiến người ta nghe câu văn như trông thấy cảnh, tai nghe thấy người mà sinh ra cái ḷng quan cảm" giúp các nhà văn viết về xă hội tư sản hoá với những con người, t́nh huống, cảnh ngộ, sự việc cụ thể.

          Xă hội được miêu tả trong văn học hợp pháp là một xă hội náo nhiệt, xô bồ mà đồng tiền tư sản, lối sống tư sản, đạo đức tư sản đang dần dần chiếm địa vị ưu thắng ở thành thị. Trong khi đó ở nông thôn bọn cựng hào, quan lại, địa chủ cấu kết nhau hà hiếp dân lành. Cuộc sống của người dân nghèo vốn đă lam lũ, khốn khó lại phải chịu đựng thêm bao nhiêu tai hoạ do chúng gây ra.  

          Xă hội tư sản trong sáng tác của nhà văn lúc đó như một xă hội mục nát, không hề có những con người ưu tú. Ở vào giai đoạn này, ư thức hệ tư sản đang lấn dần vị trí của ư thức hệ phong kiến, nhưng nó vẫn chưa giành được phần thắng về ḿnh. V́ vậy khi giải quyết các vấn đề của xă hội, nhà văn thường rơi vào hiện tượng lưỡng phân. Họ chưa thể khẳng định xă hội tư sản, cũng không thể khẳng định một lư tưởng xă hội khác. Nhà văn chỉ mới nh́n thấy sự đau khổ, đổ vỡ, sự không hài ḥa của con người và xă hội. Mang tâm trạng của người trí thức tiểu tư sản bấp bênh, hoang mang, dễ dao động, lại bị lép vế trong xă hội thời đó, nhà văn chỉ dừng lại ở mức độ xót thương, cảm động và đau khổ.  

          Hiện thực được mô tả trong văn học hợp pháp có tính chất chân thực, cụ thể đa dạng nhưng chưa phải là những vấn đề mấu chốt của xă hội hiện thời. Chưa có ai đi sâu và lưỡi kéo kiểm duyệt của thực dân cũng không cho phép đi sâu vào đời sống cùng khổ của nhân dân lao động để moi ra những mâu thuẫn sâu sắc giữa địa chủ phong kiến tư bản đế quốc với người dân cùng khổ trong xă hội. Giá trị tố cáo, phê phán của văn học hợp pháp c̣n nhiều hạn chế. Văn học hợp pháp không hề đặt vấn đề đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến thống trị hay bọn tư bản đế quốc. Các tác giả chỉ muốn cải tạo chúng về mặt đạo đức.  

          Nh́n chung, văn học hợp pháp phản ánh hiện thực trên lập trường đạo đức là chính. Đây là yếu tố làm nên hạn chế trong nội dung hiện thực của bộ phận văn học này, v́ nó đă giới hạn con mắt quan sát của tác giả không cho tác giả trực tiếp và toàn tâm toàn ư nh́n vào hiện thực, phân tích và lư giải hiện thực.  

* Cái tôi và chủ nghĩa cá nhân trong văn học hợp pháp:

          Xă hội Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX đang trên con đường tư sản hóa, con người không thể tiếp tục nép ḿnh vào cái ta chung, xă hội tư sản không dành chỗ cho những con người chỉ sống theo trật tự trên dưới, theo quan hệ họ tộc, làng xă. Cái tôi của chủ nghĩa cá nhân rất phù hợp với xă hội hiện thời. Nhà văn, nhà thơ cần phải đưa nó vào trong tác phẩm.

Sự tiếp nhận nền văn hoá phương Tây ở các tác giả thời này có nhiều mức độ khác nhau. Riêng đối với các tác giả tân học hoặc chịu ảnh hưởng của nền học vấn mới  như Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Tản Đà, Đông Hồ, Tương Phố... hay cả Tân Dân Tử, Trần Thiên Trung... th́ cùng một lúc họ phải chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông lẫn phương Tây. Điều này đặt ra cho họ một sự lựa chọn hết sức gay go. Đi theo chủ nghĩa cá nhân của ư thức tư sản hay giữ ǵn đạo đức phong kiến. Chủ nghĩa cá nhân mở ra cho con người một chân trời tự do: tự do trong quan hệ t́nh cảm, nhất là t́nh yêu đôi lứa, chủ nghĩa cá nhân giải phóng con người khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến khắt khe. Nhưng nó mới quá! Làm sao tránh được những bỡ ngỡ, người ta không thể không đến với nó trong sự dè dặt, ngại ngùng. Trong khi đó, đạo đức phong kiến lại vốn là khuôn vàng thước ngọc, quyết định mọi giá trị đạo đức trong xă hội hàng ngh́n năm qua, chưa thể dứt bỏ trong chốc lát. Người sáng tác bị đặt vào t́nh thế lưỡng phân. Đối với họ cả hai phía đều có sức hấp dẫn và thu hút lạ kỳ, ngay cả trong thị hiếu của công chúng cũng thế.  

Thơ văn hợp pháp giai đoạn đầu thế kỷ XX đă bắt đầu nói đến những t́nh cảm riêng tư, sâu kín của con người. Những bài thơ nặng sầu mộng lần lượt ra đời. Người ta bắt đầu nói đến cái khổ của yêu đương, xa cách, nhớ nhung. Nhà văn, nhà thơ đă cất lên tiếng than năo ruột cho những mối t́nh tan vỡ. Chủ nghĩa cá nhân đă xuất hiện nhưng mang một đặc điểm riêng biệt, nó khác với chủ nghĩa cá nhân trong văn học ở giai đoạn 30-40 và cũng không giống với chủ nghĩa cá nhân trong văn học giai đoạn 40-45. Nh́n chung, ở vào thời điểm này, cái tôi và chủ nghĩa cá nhân tuy đă xuất hiện nhưng nó chưa đủ sức để chống đối những ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Các tác giả c̣n chịu ảnh hưởng của nhân sinh quan phong kiến, cho nên cái tôi c̣n nhiều màu sắc phong kiến. Chủ nghĩa cá nhân c̣n rất yếu ớt bởi các tác giả c̣n đứng về phía đạo đức phong kiến can ngăn con người khỏi phải rơi vào hố cá nhân chủ nghĩa.  

* Nội dung yêu nước và vấn đề cứu nước của văn học hợp pháp:

          Các tác giả của văn thơ hợp pháp phần lớn là những người đứng ngoài cuộc đấu tranh cứu nước của dân tộc. Họ không được sưởi ấm bởi ngọn lửa của các phong trào cách mạng lúc bấy giờ. Tuy nhiên, ở họ vẫn tiềm tàng một tinh thần dân tộc cao cả. Họ sáng tác không để tuyên truyền, vận động cứu nước như các tác giả của ḍng văn học cách mạng, nhưng trong tác phẩm của họ vẫn phảng phất một tinh thần yêu nước. Chính từ những trang viết chất chứa t́nh cảm đau xót, căm hờn hay tiếc nuối về đất nước đă cho ta thấy được t́nh yêu quê hương đất nước ở họ. Nói chung, nội dung yêu nước trong văn học hợp pháp được thể hiện một cách mờ nhạt, bóng gió xa xôi. Vấn đề cứu nước cũng được đặt ra nhưng nó không mang tính thiết thực, thậm chí thể hiện tính chất cải lương.

    2. 4. Đặc điểm nghệ thuật của văn học hợp pháp:

          Văn học hợp pháp vừa kế thừa nghệ thuật sáng tác của các nhà nho thời trung đại, vừa tiếp nhận nghệ thuật hiện đại của nền văn học phương Tây. Các tác giả đă tiến hành một cuộc cách tân trong nghệ thuật, lấy truyền thống làm cơ sở và nền văn học hiện đại phương Tây như một chất xúc tác thúc đẩy quá tŕnh cách tân đó. Trong lịch sử văn học Việt Nam, đây là giai đoạn duy nhất có hiện tượng đan xen giữa hai h́nh thức nghệ thuật: nghệ thuật của văn học trung đại và nghệ thuật của văn học hiện đại. Chính sự lắp ghép và pha tạp các yếu tố cũ và mới đă làm cho nhiều tác phẩm ra đời trong giai đoạn này mang tính chất trung gian, vừa thể hiện chất hiện đại nhưng vẫn mang dáng dấp truyền thống.  

          Nh́n chung, văn học hợp pháp giai đoạn này có xu hướng tiến gần đến văn học hiện đại. Đối với các tác gia,í văn học hiện đại là một khu vườn quyến rũ đầy những hoa thơm cỏ lạ. Phát hiện nó là một chuyện nhưng đến với nó là một chuyện khác. Bởi v́ họ "không có đủ độ sâu và độ đúng của lư luận, không đủ học vấn để kế thừa truyền thống và tiếp thu ảnh hưởng của văn học nước ngoài một cách hợp lư và sáng tạo" (Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời - Trần Đ́nh Hượu và Lê Chí Dũng, trang 337). Đối với người sáng tác, cảm xúc thẩm mỹ có thay đổi, thế giới quan và nhân sinh quan đă khác trước, nhưng họ chưa được trang bị chu đáo về mặt lư luận. Họ đă đến với văn học hiện đại trong sự nhận thức chưa trọn vẹn về mọi phương diện, trong đó có cả phương diện nghệ thuật.   

2. 5. Các loại h́nh:

        2.5.1. Truyện ngắn và tiểu thuyết:

          Truyện ngắn và tiểu thuyết là hai thể loaüi đă có ở nền văn học trung đại nhưng không được gọi tên như thế. Vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, trước tiên là Nam bộ đă xuất hiện những tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết viết bằng văn xuôi quốc ngữ, dựa theo nghệ thuật truyện ngắn và tiểu thuyết của văn học phương Tây. Quá tŕnh chuyển từ truyện Nôm sang tiểu thuyết hiện  đại hay từ tiểu thuyết Hán văn sang quốc ngữ diễn ra khá phức tạp. Đến giai đoạn này, một số tác giả như  Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh vẫn c̣n sáng tác tiểu thuyết bằng chữ Hán, viết theo lối kết cấu chương hồi như "Giai nhân kỳ ngộ, Trùng quan tâm sử.". Những nhà văn thuộc lực lượng trí thức tân học đă đi từ con đường dịch thuật qua phỏng tác rồi đến sáng tác để tạo nên những tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại. Với tư liệu có được đến hôm nay, chúng ta có thể xem truyện "Thầy Lazarô Phiền" của Nguyễn Trọng Quản là truyện ngắn hiện đại đầu tiên ra đời năm 1887 ở Nam bộ. Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, ở miền Bắc mới xuất hiện những truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn. Không bao lâu, phong trào sáng tác truyện ngắn đă trở nên phổ biến trong cả nước. Báo chí là nơi cung cấp món ăn tinh thần hấp dẫn đó cho công chúng đương thời. Phong trào sáng tác tiểu thuyết cũng bắt đầu ở Nam bộ. Trần Thiên Trung, Tân Dân Tử, Hồ Biểu Chánh... được xem là những người đă xây nền tạo móng cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Đến năm 1925, ở miền Bắc "Tố Tâm" của Hoàng Ngọc Phách ra đời đă tạo nên một tiếng vang lớn trong độc giả và đánh dấu bước phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ở buổi đầu h́nh thành. Bên cạnh đó "Quả dưa đỏ" của Nguyễn Trọng Thuật, "Kim Anh lệ sử" của Trọng Khiêm cũng góp phần tạo nên luồng gió mới thổi vào văn đàn hợp pháp Việt Nam ở 30 năm đầu thế kỷ XX.  

Nội dung của truyện ngắn và tiểu thuyết giai đoạn này tập trung vào phản ánh hiện thực xă hội đương thời, đả phá những cảnh suy đồi trong xă hội thực dân nửa phong kiến, bênh vực cho đạo đức gia đ́nh xă hội, hoặc nêu lên một vài khía cạnh của sự  xung đột giữa lễ giáo phong kiến và chủ nghĩa cá nhân tư sản, phơi bày cảnh khốn khổ của nhân dân dưới ách thống trị, bóc lột của bọn địa chủ, quan lại thực dân.  

          Về nghệ thuật, một đặc trưng tiêu biểu của truyện ngắn và tiểu thuyết trong giai đoạn đầu thế kỷ XX là sự kết hợp đan xen giữa hai loại nghệ thuật cũ và mới. Lực lượng sáng tác có những người xuất thân Nho học, có người xuất thân Tây học. Hai nguồn gốc kiến thức ấy có ảnh hưởng lớn đến tài nghệ của mỗi người và đưa đến kết quả là nghệ thuật của bên Tây học tiến bộ hơn bên Nho học. Nhưng nh́n chung, sáng tác của cả hai loaüi tác giả ấy đều mang một đặc điểm chung là "lắp ghép một cách máy móc cái truyền thống và hiện đại.". Hạn chế đó mang tính tất yếu của một giai đoạn chuyển biến trong lịch sử văn học, từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn học hiện đại. Chính v́ sự lắp ghép nên đă xuất hiện nhiều trường hợp lối kết thúc có hậu, diễn biến theo thời gian được xây dựng xen lẫn với h́nh thức kể chuyện tạo ra những điểm thắt nút, diễn biến theo tâm lư nhân vật, câu văn biền ngẫu, đối ư, đối thanh, lên bổng xuống trầm ra đời bên cạnh câu văn xuôi hiện đại, v.v... Nh́n chung, ở hầu khắp các phương diện của nghệ thuật, từ yếu tố ngôn ngữ đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách hành văn, lẫn kết cấu tác phẩm đều có sự đan xen, pha tạp như đă nói trên. Mặt khác,  truyện ngắn và tiểu thuyết bấy giờ đă chú ư đến vấn đề miêu tả thiên nhiên nhưng vẫn c̣n mang h́nh thức sáo cổ, và đặc biệt là khuynh hướng thuyết minh đạo đức th́ ở tác giả nào cũng có. Có khi nhà văn tự ư chen vào tác phẩm để "diễn thuyết" một bài đạo đức dài lê thê. Những tác giả tiêu biểu của thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết ở giai đoạn này gồm có:  

Nguyễn Bá Học: Ông là một trong những nhà văn nổi tiếng đầu tiên ở Việt Nam viết truyện ngắn phản ánh xă hội thành thị đang trên đường tư sản hóa. Ông có 7 truyện ngắn, sáng tác trong 3 năm: "Câu chuyện gia đ́nh, chuyện ông Lư Chắm, Có gan làm giàu, Câu chuyện nhà sư, Dư sinh lịch hiểm kư, Chuyện cô Chiêu Nh́, Câu chuyện một tối của người tân hôn." Ông đă đi vào phản ánh hiện thực xă hội thực dân nửa phong kiến, một xă hội náo động, xô bồ đầy những cạm bẫy chết người. Đó là cuộc sống ở thành thị. C̣n ở nông thôn th́ ngày càng tàn tạ, vắng lặng, ngưng đọng với sự sụp đổ của Nho học, với những người nông dân, đặc biệt là phụ nữ sống an phận thủ thường theo nề nếp cũ. Cũng như nhiều tác giả khác cùng thời, ông có ước muốn "điều ḥa tân cựu" "thổ nạp Á-Âu" . Nhưng thực tế ông đă không thể hướng lư tưởng xă hội-thẩm mỹ của ḿnh vào việc khẳng định xă hội tư sản. Ông đă h́nh dung một xă hội lư tưởng phải là xă hội tư sản với đạo đức cũ. Nhưng ông lại đang công kích và chê bai xă hội bao quanh ông. Qua tác phẩm chúng ta thấy cái nh́n thực tế, cụ thể của ông đă chiếm ưu thế so với sự h́nh dung của ông về một xă hội tư sản lư tưởng.  

Về nghệ thuật, Nguyễn Bá Học, vừa duy tŕ nghệ thuật sáng tác cũ, vừa học tập ở văn học phương Tây về nhiều phương diện. Ông đă cố gắng mô tả khách quan hiện thực cuộc sống nhưng cũng đồng thời sử dụng văn biền ngẫu và h́nh ảnh ước lệ, tượng trưng của văn học truyền thống.  

          Phạm Duy Tốn: Ông đă viết những truyện ngắn: Nước đời lắm nỗi, Con người Sở Khanh, Bực ḿnh, Sống chết mặc bây. Ông đă tập trung phơi bày thực trạng thối nát, bất công của xă hội thực dân nửa phong kiến. Ông chịu ảnh hưởng của văn Pháp nhiều nên cách viết có phần mới hơn Nguyễn Bá Học. Ông thành công ở nghệ thuật mô tả chân thực những hiện tượng mà ông quan sát. Truyện ngắn "Sống chết mặc bây" được xem là tác phẩm nổi tiếng của ông.  

Nguyễn Trọng Thuật: Ông có quyển tiểu thuyết "Quả dưa đỏ" được giải thưởng của Hội Khai trí Tiến Đức năm 1925. "Quả dưa đỏ chịu ảnh hưởng của cuốn Robinson Crusoe của Đaniel Dejoe nhưng không phải là phiêu lưu tiểu thuyết như tác giả gán cho tác phẩm của ḿnh. Tác giả có dụng ư phản ánh ư hướng thích phiêu lưu, mạo hiểm trong tâm lư của công chúng thời đó. Ông không thành công trong thể loại tiểu thuyết lịch sử, khi ông mô tả cụ thể lịch sử thời quá khứ. "Quả dưa đỏ" chỉ là tiểu thuyết chương hồi mà nhân vật chính của nó - An Tiêm - rất gần với nhà nho. Giọng văn c̣n mang nhiều ảnh hưởng của Hán văn.  

Trọng Khiêm: Tác giả của quyển tiểu thuyết dài: "Kim Anh lệ sử." Tác phẩm đề cập đến cuộc đời lưu lạc, đau khổ ê chề của một người phụ nữ con nhà nề nếp v́ gia đ́nh sa sút nên phải nhận lấy cuộc sống ba ch́m bảy nổi. Tác phẩm đă nói đến nhiều cảnh ngộ xă hội, nhiều nhân vật có ư nghĩa. Trong một mức độ nhất định ông đă phản ánh được nhiều khía cạnh của hiện thực xă hội đương thời, với một thái độ phê phán khá sắc bén.  

          Tuy nhiên, đây là một tác phẩm c̣n nhiều hạn chế. Chủ đề bị tản mạn, thiếu tập trung, kết cấu không theo thứ tự thời gian nhưng sự liên lạc giữa các chương,   đoạn không chặt chẽ, nhiều đoạn trong tác phẩm c̣n chịu nhiều ảnh hưởng của tiểu thuyết kiếm hiệp.  

Hoàng Ngọc Phách: Ông có một quyển tiểu thuyết duy nhất là "Tố Tâm". Tác phẩm viết xong năm 1922, khi ông học năm cuối cùng của trường Cao đẳng sư phạm in tại Hà Nội đầu năm 1925. "Tố Tâm" ra đời đă gây một tiếng vang lớn trên văn đàn đương thời. Tác phẩm đă thể hiện sự kết hợp hai yếu tố cũ và mới trong cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Ông đă để cho hai nhân vật chính Tố Tâm và Đạm Thủy giằng co giữa hai con đường chạy theo t́nh yêu tự do hay chấp nhận lễ giáo phong kiến. Tác phẩm đă khép lại trong kết thúc bi thảm. Với "Tố Tâm", người tuân thủ đạo đức truyền thống đă không có hạnh phúc trong chế độ đại gia đ́nh phong kiến, mà người muốn sống hết ḿnh cho t́nh yêu tự do cũng không thể đón nhận hạnh phúc trong t́nh yêu. Cả đôi đường đều không thể trọn vẹn, con người bị lâm vào thế bế tắc. Nguyên nhân bắt nguồn từ trạng thái lưỡng phân, giao thời của xă hội. Có thể thấy được, ở "Tố Tâm" cái tôi tư sản được tác giả đặt bên cạnh lễ giáo phong kiến. Tất nhiên ở vào thời đại của ông, ông chưa đủ sức tấn công vào lễ giáo phong kiến. Ông chỉ dám nói đến cái tôi trong thế cạnh tranh với lễ giáo phong kiến, và ông là một "trọng tài" có sự thiên vị đối với đạo đức phong kiến, mặc dù thực tâm ông đă nghiêng về cái tôi tư sản. "Tố Tâm" là một tác phẩm tiêu biểu thể hiện tính giao thời của văn học giai đoạn này.  

          Hồ Biểu Chánh: Trước năm 1930 ông là người viết tiểu thuyết nhiều nhất ở Việt Nam. Tác phẩm của ông bao quát nhiều mảng hiện thực khác nhau ở thành thị và thôn quê Nam bộ trong những năm sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, với nhiều hạng người thuộc nhiều tầng lớp và giai cấp xă hội. Ông đă vượt các nhà văn cùng thời về sự bề bộn của cuộc sống và sự đông đúc, đa dạng của thế giới nhân vật trong sáng tác của ông. Thế nhưng, nhà văn nh́n những vấn đề xă hội bằng con mắt đạo đức. Trong tiểu thuyết của ông, mọi cái xấu xa của xă hội đương thời đều được đưa ra ánh sáng nhưng ông không hề hướng vào mục đích tố cáo hay phê phán xă hội, cũng không đề cập đến những mâu thuẫn giai cấp trong xă hội. Điều ông muốn tập trung thể hiện là phê phán, tố cáo những hành động phi đạo đức. Ông chỉ muốn cải tạo xă hội, ông không chủ trương đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, mà chỉ sửa chữa nó về mặt đạo đức. Ông đă phân chia xă hội thành hai hạng người: Hễ giàu ḷng nhân nghĩa sẽ được hạnh phúc, c̣n bất nhân phi nghĩa sẽ bị trừng phạt đích đáng. Quan niệm đạo đức của ông nh́n chung vẫn c̣n nằm trong khuôn khổ đạo đức phong kiến. Chính quan điểm đạo đức như thế đă làm hạn chế nội dung hiện thực trong sáng tác của ông.  

Ông là một tác giả đă mạnh dạn tiếp nhận những thành tựu nghệ thuật của tiểu thuyết hiện đại phương Tây để tạo nên những yếu tố mới về nghệ thuật trong sáng tác của ḿnh, thể hiện qua ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật, chi tiết, cốt truyện, đề tài, v.v....          

Ở Nam bộ trước năm 1930, bên cạnh Hồ Biểu Chánh c̣n có nhiều tác giả khác như Trần Thiên Trung, Nguyễn Chánh Sắc, Tân Dân Tử. Đây là những cây bút tiên phong của nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.       

2.5.2. Kịch nói và cải lương:

          Kịch: Là một loại h́nh nghệ thuật sân khấu rất mới, có giá trị văn học, chỉ xuất hiện từ khi có sự du nhập của nền văn hóa phương Tây. Một số tác giả tiêu biểu thời này như Vũ Đ́nh Long, Nam Xương đă dùng thể loại hoàn toàn mới mẻ này để phản ánh hiện thực xă hội đương thời. Đời sống của các gia đ́nh phong kiến bị phá sản, sự hư hỏng của con người trong xă hội tư sản, hiện tượng lai căng mất gốc... Tuy nhiên, mọi vấn đề được các tác giả đưa lên sân khấu để bóc trần sự thật, để phê phán hay đả kích đều xuất phát từ lập trường đạo lư, nhằm củng cố nền luân lư cổ truyền của dân tộc. Cho nên chưa thể xem nội dung đó là hoàn toàn mới lạ. Khán giả đương thời hưởng ứng nồng nhiệt bởi những vấn đề hăy c̣n xưa cũ ấy được thể hiện trong một h́nh thức rất mới.  

Cải lương: Cũng như kịch nói, cải lương cũng được xem là một h́nh thức mới xuất hiện trong hoàn cảnh xă hội mới. Cải lương bắt nguồn từ một h́nh thức văn nghệ dân gian ở Nam bộ. Cải lương thường được viết theo các tiểu thuyết Trung Quốc ngày xưa hoặc viết theo các tiểu thuyết, kịch của ta và Pháp. Khai thác đề tài lịch sử cải lương rất phù hợp với thị hiếu của công chúng đương thời. Cải lương ra đời đă làm phong phú thêm nghệ thuật của loại h́nh kịch hát tự sự dân tộc. Tuy nhiên, các văn nghệ sĩ đương thời ít chú ư đến giá trị văn học của các vở cải lương. Bấy giờ có một số vở cải lương được nổi tiếng như: Phụng Nghi đ́nh, xử án Bàng Quí Phi, Giọt máu chung t́nh, Giá trị danh dự, Đầu xanh có tội, Tiếng nói trái tim.      

2.5.3. Thơ.

Vào những năm thuộc thập niên thứ 3 của thế kỷ XX, trên thi đàn công khai, thơ ca như một ngọn gió thu hiu hắt tràn tới gieo vào ḷng công chúng thành thị một nỗi buồn thê lương, dai dẳng. So với tiểu thuyết, thơ đối với dân tộc ta có truyền thống lâu đời. Nhưng ở 30 năm đầu thế kỷ XX, xă hội có nhiều biến chuyển nên thơ cũng biến chuyển theo.  

Nói đến thơ ca của bộ phận văn học hợp pháp phải kể đến các nhà thơ: Đông Hồ, Tương Phố, Tản Đà, Trần Tuấn Khải.  

Nội dung chủ yếu của thơ ca hợp pháp là yêu nước nhưng đó chỉ là t́nh yêu nước mơ hồ, xa xôi, bóng gió. T́nh yêu nước đó không đủ thúc giục người đọc tiến lên hành động, nó chỉ có khả năng nhắc nhở con người không được làm ngơ với Tổ quốc.

          Nội dung thứ hai của thơ ca hợp pháp giai đoạn này là bi quan và thoát ly. Các tác giả đă nh́n thấy được thực tế xấu xa của xă hội nửa thực dân phong kiến nhưng thấy để buồn rầu, than thở, rồi đâm ra trốn tránh, thoát ly, muốn lẫn ḿnh vào rượu, vào mộng, vào cơi tiên, cơi phật, cốt giữ lấy cái trong sạch của ḿnh. Cái tôi đă xuất hiện. Đó là cái tôi tư sản c̣n chịu ảnh hưởng của đạo đức phong kiến. Chủ nghĩa cá nhân tư sản cũng được h́nh thành, đang chống đối lại những ràng buộc khắt khe của đạo đức phong kiến, đi t́m tự do trong lối sống, nhất là trong t́nh yêu đôi lứa.  

Những nội dung trên đă được các thi sĩ thể hiện trong một vỏ khá mới mẻ, xu hướng tự do, phóng túng, ít chịu g̣ bó trong các khuôn khổ nghệ thuật cũ phổ biến. Ở trong thơ ca hợp pháp giai đoaün này, hầu như các nhà thơ trên văn đàn công khai đều t́m về với các h́nh thức thơ của dân gian, của dân tộc (ca dao, dân ca, thơ lục bát...) để t́m trong cái vốn phong phú ấy những âm điệu thích hợp với nhu cầu mới.  

Tóm lại, những t́m ṭi trong việc đổi mới về nghệ thuật và nội dung của thơ ca hợp pháp, mặc dù chưa mang tính toàn diện, đồng bộ, mỗi người có một hướng cách tân riêng, không mang lại sự đổi mới có tính chất nguyên tắc thơ Việt Nam. Nhưng những việc làm đó và việc thơ trữ t́nh trên văn đàn công khai tập trung vào sầu cảm, bi thương vào thế giới bên trong của con người đă tích cực chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới lăng mạn ở giai đoạn 1930-1945.  

V. KẾT  LUẬN CHUNG

          Ở giai đoạn 1900-1930, văn học chưa làm nên những kiệt tác nhưng không v́ thế chúng ta xem nó không có vai tṛ quan trọng trong lịch sử phát triển. Phải nh́n nhận đóng góp của nó đối với sự phát triển của nền văn học nước nhà. Có nó, ḍng chảy liên tục từ thế kỷ thứ X đến nay không tắt mạch hay chia ḍng.  

Văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX có sự hiện diện của cả hai nền văn học truyền thống và hiện đại, có sự pha tạp cả hai yếu tố cũ và mới, tạo nên những giá trị trung gian. Văn học giai đoạn này đang ở thời kỳ thử thách, nó không phong phú ở đỉnh cao mà phong phú ở khả năng phát triển nhanh ở tính đa dạng. Đó chính là "cái lượng" cần có cho tiến tŕnh hiện đại hóa văn học ở bước đầu, để dần dần về sau "lượng" sẽ biến thành "chất" tạo nên những thành tựu rực rỡ cho văn học vào giai đoạn 30-45.


Index Next Home