Vũ Bão Người vãi linh hồn Nếu mọi chuyện trên đời đều diễn biến đúng như ta dự định thì đến bây gờ tôi chẳng còn gì mà viết về trận đánh bốt Chè năm ấy nữa. Công tác chuẩn bị chiến trường tiến hành đúng tinh thần chỉ đạo của phòng tham mưu. Số liệu biến động về quân số và vũ khí của địch được điểm từng ngày. Sơ đồ phòng ngự bốt Chè được vẽ đi vẽ lại đến độ tin cậy gần như tuyệt đối. Trinh sát hoả lực kiểm tra đi kiểm tra lại toàn bộ hoả điểm, đánh dấu bằng đủ các loại lý hiệu trên sơ đồ. Thế là chắc quá chứ gì ! Chiến tranh không
phải trò đùa, chỉ có một bên bắn súng và một
bên chỉ được quyền ăn đạn. Phải công nhận
tên đại uý chỉ huy trưởng bốt Chè là một tay
cáo già trong chiến trận, biết giấu chủ bài. Mặc
cho mỗi lần trinh sát hoả lực, quân ta nhử thế
nào, hắn vẫn ghìm không cho hai ổ đại liên găm
ở hầm ngầm phát hoả. Chính vì thế, khi đại
đội chúng tôi bung hàng rào tiến vào trung thâm
theo đội hình đầu nhọn đuôi dài, hắn mới cho
hai ổ đại liên ở hầm ngầm bắn chéo cánh sẻ.
Ðợt tiến công của chúng tôi bị chặn khựng lại.
Cả đại đội nằm dán bụng xuống đất, không
ngóc đầu lên được. Giá có phép gì dũi được
đất, dìm cả người xuống, chúng tôi mới hy vọng
giữ được cả gáo lẫn càng. Tình huống bất ngờ
này không hề được tính đến trong phương án
tác chiến. Các cấp chỉ huy không kịp phản ứng,
cứ đâu nằm yên đấy. Mọi lần trước, đại đội
bị vấp, chi uỷ thường hội ý cấp tốc rồi vạch
chủ trương, nhưng lần này Luật, đại đội
trưởng nằm ngay vị trí tiểu đội mũi nhọn chúng
tôi, chính trị viên ở cuối đội hình, chính trị
viên phó đang lo kéo một số thương binh ra ngoài
hàng rào kẽm gai băng bó. Chính trị viên rút
khẩu Xmít Oétxon, bắn một phát lên trời rồi bật
dậy lao về phía trước hô lớn : Chúng tôi rút về
thôn Nội, cách bốt Chè bốn kilômét. Dân quân
đã đào sẵn hầm hố tránh máy bay. Các đơn vị
ở thê đội hai đêm qua, bây giờ đã chia nhau
bảo vệ vòng ngoài cho chúng tôi. Các gia đình ở
nông Nội đã chia nhau mỗi nhà nấu sẵn nồi cháo
gà, nhưng sau một đêm vừa bận tập vừa lăn lê
bò toài, đứa nào đứa ấy chỉ húp qua loa. ¡n
là phụ, ngủ là chính, nằm lăn trên ổ rơm chẳng
đứa nào biết đất là gì, trời là gì nữa. Ðột
nhiên tôi bị dựng dậy. Mắt nhắm mắt mở, tôi
nghe lõm bõm lệnh của Luật : Dựng lại cảnh
cắm cờ không đơn giản như chúng tôi đã
tưởng. Ðại đội tiểu pháo 20 ly dàn ở vòng
ngoài, đại đội trọng liên trợ chiến bố trí ở
vòng trong, bốn đài quan sát phòng không dựng ở
bốn hướng, một đại đội bộ binh bố trí quanh
bốt Chè sẵn sàng đánh quân nhảy dù định vồ
mồi. Còn chúng tôi, theo lệnh của đồng chí Bạn,
chúng tôi cứ phải diễn đi diễn lại cảnh diệt
hầm ngầm cho đến khi thấy đạt yêu cầu, máy quay
phim mới bắt đầu quay. Thật hại cho tôi, khi thử
pháo nổ, một mảnh bê tông trong hầm ngầm văng
vào đầu gối tôi làm ngã dúi xuống. Tôi định
chồm dậy nhưng chân không đủ lực làm điểm trụ
được nữa rồi. Y tá chạy vào dìu tôi ra băng
bó cho cầm máu. Thế là tôi không được đóng
tiếp cảnh sau nữa. Luật đến gặp anh phiên dịch,
nhờ anh báo cáo với đồng chí Bạn cho thay người
cắm cờ. Ðồng chí Bạn gật đầu, vừa lững thững
đi trước tiểu đội chúng tôi đang xếp hàng
ngang vừa ngắm nghía từng đứa. Khi quay trở lại
đồng chí Bạn dừng chân trước mặt Vĩnh, trỏ
ngón tay vào ngực cậu ta : Ðến cảnh cắm
cờ, theo sự chỉ dẫn của đồng chí Bạn, Luật vung
khẩu Xmít Oétxơn vọt lên trước, Vĩnh giương
cao cán cờ chạy theo anh, cả tiểu đội chạy theo
sau. Cắt cảnh. Tiếp đó, Vĩnh chạy lên nóc sở
chỉ huy, co chân đạp cán cờ cho lá cờ tam tài
đổ xuống đất, Vĩnh đứng xoạc chân phất cao lá
cờ Quyết Thắng, cả tiểu đội chia nhau đứng hai
bên, Vĩnh vừa giơ cao khẩu tiểu liên K50 băng
cối vừa hết thật to. Cả tiểu đội phải diễn đi
diễn lại cảnh quay này đến ba lần để đồng chí
Bạn quay phim. Thấy chúng tôi có chiều uể oải,
anh phiên dịch phải giải thích thêm : Theo tiêu
chuẩn quốc tế thì quay ba dựng một. Các đồng
chí đánh bốt Chè đã vất vả rồi, bây giờ cố
vất vả thêm chút nữa để phản ánh khí thế xung
trận của quân đội chúng ta cho toàn thế giới
biết. Kết thúc chầu quay phim đến tái mào, chúng
tôi mới được quay về thôn Nội. Trước khi đóng
máy, đồng chí Bạn lần lượt bắt tay chúng tôi : Ðời lính chiến
vùi đầu trong trận mạc, thì giờ đâu mà nghĩ
đến những thước phim đã quay. Sau mỗi trận
đánh, nhìn thấy nhau đủ càng đủ gáo là lính
mừng rồi. Ðến khi chiến tranh kết thúc, chúng
tôi lần lượt trả súng quay về kiếm sống, quên
cả cái chuyện cảnh phim cắm cờ trên bốt Chè.
Một hôm đi cắt tóc, tôi vơ một tờ báo xem cho
đỡ buồn. Dòng chữ đậm đập ngay vào mắt tôi
loan tin bộ phim tài liệu Dặm đường máu lửa vừa
hoàn thành. Tôi sực nhớ đến đồng chí Bạn :
"Tôi tự hào chúng mày". Tôi xem tiếp
tấm ảnh ở cuối bài. Ơ thằng Vĩnh đang xoạc
cẳng đứng trên nóc chỉ huy, hay tay phất cao lá
cờ Quyết Thắng, lũ bạn tôi, nhặt mỗi thằng ở
một tiểu đội đứng dàn hàng ngang hai bên thằng
Vĩnh, súng giơ cao, miệng đang gào. Tuy biết đây
chỉ là cảnh diễn lại sau trận đánh, nhưng tim
tôi vẫn cứ đập rộn lên khi đọc đến dòng chú
thích : "Cảnh cắm cờ chiến thắng trên nóc
sở chỉ huy bốt Chè trong phim Dặm đường máu
lửa". Câu chuyện nếu
chỉ đến thế cũng chẳng có gì mà bàn nữa.
Chuyện kiếm miếng ăn hàng ngày choán ngợp hết
cuộc sống đời thường của người lính đã giã
từ vũ khí. Bằng khen không treo, huân chương
không đeo, miễn là kiếm được cái gì đó đổ
vào nồi là nhất. Vả lại, điện ảnh, còn gọi là
xinêma, họ tha hồ mà diễn nhiều trò ma trước
mắt chúng tôi. Cần quay phim chuồng lợn tập thể
làng tôi thì người ta đi khiêng những con lợn
súc của xã viên về trại lợn. Sợ lũ lợn cắn
nhau người ta sát tỏi vào mồm chúng. Cần quay
phim ao cá điển hình của làng tôi, người ta đã
đi mua hàng xảo cá chép cỡ xắt ba xắt tư đổ
vào thuyền nan cứ như họ vừa kéo được mẻ cá
dưới ao lên. Chiến thắng bốt Chè không còn là
niềm tự hào riêng của tiểu đoàn chúng tôi nữa
mà còn là niềm tự hào của cả sư đoàn, nên ở
bức tường chính giữa ngay ở cửa nhìn vào phòng
truyền thống, chính uỷ sư đoàn đã duyệt cho
treo tấm ảnh cắm cờ trên bốt Chè phóng to bằng
cái chiếu. Loại cựu chiến binh biết thừa là các
cụ diễn, còn cánh lính mới toe cứ nghênh mắt
nhòm thằng Vĩnh trong ảnh đang phất cao lá cờ
Quyết Thắng và cứ tưởng đấy là tấm ảnh được
chụp giữa lúc tơi bời khói lửa. Gặp gỡ nhau có
một ngày ở doanh trại sư đoàn, anh em còn mê
mải hỏi thăm chuyện làm ăn, nên cái cảnh diễn
cắm cờ trên bốt Chè cũng qua đi. Phải công nhận
tấm ảnh trích ở cảnh phim rất đẹp. Tư thế
chiến sĩ quân đội nhân dân đứng trên đầu thù
trông rất hiên ngang. Một hoạ sĩ đã phỏng theo
tấm ảnh ấy vẽ mẫu tem phát hành trong dịp kỷ
niệm ngày thành lập quân đội nhân dân. Công ty
phát hành sách lại in tấm ảnh cắm cờ trên bốt
Chè vào bìa lịch. Cánh cựu chiến binh bắt đầu
xì xào và đến ngày hội truyền thống của sư
đoàn, anh em đưa vấn đề đó chất vấn chính
uỷ. Chính uỷ đành phải giải thích theo kiểu
thích đến đâu giải đến đấy : Các nghệ sĩ
phải chọn hình tượng, chọn điển hình chứ làm
sao đưa được cả sư đoàn vào một tấm ảnh.
Lúc ở doanh trại sư đoàn, cánh lính cựu cứ
ngậu xị lên nhưng về đến nhà, chuyện cắm cờ
cũng nhạt dần. Ðại tá bơm xe, trung tá bán chè
đỗ đen, thiếu tá buôn kem... tiếng gọi của cái
bao tử làm chúng tôi quên hết chuyện hoa lá
cành. Hai mươi năm
sau... Ðạo diễn Xtivenxơn sang Việt Nam quay bộ
phim Máu và hoa. Ông đến các cơ sở sản xuất
phim xem những thước phim đã quay trong thời kỳ
kháng chiến và ông yêu cầu Bộ Văn hoá cho phép
được gặp và phỏng vấn một số người có mặt
trong những thước phim tư liệu ông đã chọn mua.
Bộ Văn hoá điện sang Cục Chính trị, Cục Chính
trị điện xuống sư đoàn. Bấy giờ lớp chỉ huy
cũ đã về hưu. Lớp chỉ huy mới ở trường sĩ
quan ra hoặc ở các đơn vị khác mới bổ sung về,
ai nấy đều tin Vĩnh đã vượt qua lửa nhảy lên
cắm cờ ở bốt Chè. Sư đoàn trưởng cử sĩ quan
chính trị đi tìm bằng được Vĩnh về doanh trại
sư đoàn gặp đạo diễn Xtivenxơn. Bộ phim máu và
hoa được chiếu rộng rãi trong cả nước. Tôi
cũng được giấy mời đi xem phim. Những chuyện
Vĩnh kể với đạo diễn Xtivenxơn đều đúng như
trong cảnh diễn cho đồng chí Bạn quay phim. Nó kể
diễn biến trận đánh y như thật, có quên chăng
chỉ là đoạn nó nằm bẹp xuống đất, sợ đến
vãi linh hồn. Luật đến tìm tôi. Anh thở dài : Tôi ghi hết. Sau
này tôi mới biết chị Luật đã bán con lợn 50 ký
lấy tiền cho chồng đi tìm các bạn đồng đội
để khẳng định không có chuyện cắm cờ trên bốt
Chè. Anh sao bức thư ấy làm mấy chục bản, anh
đem từng bản sao lên nộp các cơ quan có trách
nhiệm. Thế là câu chuyện đó rùm beng trong sư
đoàn nhưng ai dám hạ tấm ảnh Vĩnh phất cờ ở
bức tường giữa phòng truyền thống. Ai dám huỷ
hàng triệu con em, hàng chục vạn bìa lịch có in
ảnh Vĩnh phất cờ nữa chứ. Sư đoàn trưởng phải
gặp riên mấy anh em chúng tôi đê nghị đừng
"chiếu bí" sư đoàn. Trận tiêu diệt bốt
Chè là trận lớn nhất trong lịch sử sư đoàn, là
vinh dự của cả sư đoàn, ông không thể hạ ngay
tấm ảnh cắm cờ được, ông sẽ đi tìm tấm ảnh
khác. Một trăm năm nữa cũng chẳng ai tìm được
tấm ảnh khác ấy đâu. Một hôm, con trai Luật
đến tìm tôi : |