§ÊM HÀ Nội, nhớ

Xa một tuần có lâu quá không anh
Sao em thấy ngày cứ dài đến thế
Ðêm Hà Nội thơm nghẹn lòng hoa sữa
Ngôi sao em ngân ngấn khóc chân trời
Ngày xa anh em bỗng hoá đơn côi
Giờ cũng chẳng vô tình sang cửa nữa
Một chiếc lá rơi cũng làm em nhớ
ÁP MẶT LÊN TRĂNG MỚI BIẾT TRĂNG GẦY
Hà Nội bồng bềnh trôi theo heo may
ÁNH TRĂNG NHẮC VỀ MỘT THỜI MÊ ĐẮM
Thơ em xuống dòng
Buồn nghiêng dấu lặng
Nỗi nhớ về anh lấp mãi không đầy...
(Bùi Sim Sim)

        Có lẽ trên đời này, những người đặt bút làm thơ đặc biệt là thơ tình khó giấu nổi con người thật của mình. Bao nhiêu nỗi niềm bức xúc của tình yêu xâm chiếm, bủa vây, ám ảnh... hay nói như một nhà thơ nào đó từng tâm sự, trạng thái tinh thần đó là nỗi khổ đau ngọt ngào của tình yêu đôi lứa. Và thế là có thơ. Thơ hay hay dở- chưa bàn tới. Chỉ biết cảm xúc dâng đầy- yếu tố chân cảm ấy, là điều kiện tiên quyết, là yếu tố khởi thuỷ, dẫn thơ đi...

        Tôi đã đọc và đón nhận được nỗi niềm thơ ấy qua "Ðêm Hà Nội, nhớ" của tác giả Bùi Sim Sim:

Xa một tuần có lâu quá không anh
Sao em thấy ngày cứ dài đến thế
Ðêm Hà Nội thơm nghẹn mùi hoa sữa
Ngôi sao em ngân ngấn khóc chân trời

        Khổ thơ mở đầu này trải ra một cảnh ngộ xa cách của bạn tình- điều mà tác giả hé lộ từ tên bài thơ (Ðêm Hà Nội) và lời đề gửi (Gửi Sài Gòn) "Xa một tuần" cảnh ngộ (xa) và thời gian (một tuần) quả là những điều mà quá đủ thấm thía để dâng đầy thương nhớ với trái tim trẻ đang nồng nàn yêu. Thời gian và cảnh ngộ ấy, quá đủ để thành nỗi dằng dặc tương tư rồi. Thế mà Sim Sim lại có cách diễn tả thật nhẹ nhàng, dễ thương, rất con gái- nghĩa là tác giả đã kín đáo, mềm mại chuyển từ sự khẳng định sang niềm băn khoăn- Xa một tuần có lâu quá không anh. Ngay từ câu mở đầu này, người em trong thương nhớ đã "kéo" người anh trong xa cách, diệu vợi vào thế giới tâm tình riêng của hai người- bằng lời thơ mang điệu nói của những trang lứa tâm giao. Từ nỗi lòng bức xúc mà mềm mại trong câu nói ấy, câu thơ thứ hai mới buông lơi lời thổ lộ chân thành- Sao em thấy ngày cứ dài đến thế.

        Ðấy là một cách tự cảm nhận. Nói với người xa- cũng là quay vào tự nói với lòng mình, tự nhủ với chính nỗi thấm thía chia xa. Bởi vì xa một tuần không chỉ là thời gian xác định- bảy ngày, từ thứ hai cho đến chủ nhật mà bởi sự lê thê ngày lại ngày, ngày nối ngày. Nặng nề làm sao cái ấn tượng của thời gian- tâm lý. Thời gian của lòng người thì làm thế nào đếm cho được bằng con số của tự nhiên.

        Với hai câu thơ khởi mở này, Bùi Sim Sim đã nói trúng điều trong quy luật của tình yêu- nỗi nhớ!

        Ðến đây người viết những lời bình này cũng xin phép tác giả được là người tâm giao, tri kỷ mà nói hộ tiếng nói tâm tư của một nàng Hà Nội gởi tới một chàng Sài Gòn trong niềm thương nhớ. Vâng, quả là nỗi nhớ rất Hà Nội, rất con gái nữa khi tác giả phát hiện chiều thẳm sâu của không gian đêm Hà Nội

... Thơm nghẹn lòng hoa sữa
Ngôi sao em ngân ngấn khóc chân trời.

        Dường như cụm từ năm âm tiết Hà Nội- Ðêm- Hoa sữa đã nói thật thoả đáng cái duyên tình sâu lắng mà tình tứ về Hà Nội. Tác giả của "Ðêm Hà Nội, nhớ" đã mượn hương hoa- cũng là lòng hoa, mượn nét rưng rưng, lóng lánh của đêm sao mà nói hộ lòng người. Khi nhớ, khi thương nhau trong xa cách; người ta tự cảm nhận lòng mình thấm đẫm trong cảnh- điều ấy đã trở thành nỗi xúc động- thường- TÌNH CỦA VĂN CHƯƠNG, CỦA THƠ CA. Y VẬY MÀ NHỮNG hình ảnh Thơm nghẹn lòng hoa sữa. Ngân ngấn khóc chân trời của Sim Sim vẫn xôn xao và xúc động đến thế. Nhất là những tiếng nghẹn lòng, ngân ngấn, thật hay mà cũng thật thương!

        Ðến khổ thơ tiếp sau (khổ hai) sự thổ lộ tâm tư được diễn tả qua những trạng thái ngẩn ngơ của nỗi nhớ thương

Ngày xa anh em bỗng hoá đơn côi
Giờ cũng chẳng vô tình sang cửa nữa
Một chiếc lá rơi cũng làm em nhớ
ÁP MẶT LÊN TRĂNG MỚI BIẾT TRĂNG GẦY

        Bao nhiêu là ngẩn ngơ, bộn bề của nỗi lòng kẻ tương tư- căn bệnh muôn thuở của tình ái, bệnh tình ấy con người trút vào thơ, mãi mãi mà chẳng thể cũ. Vẫn thánh thiện trẻ trung như tình yêu vậy. Tác giả của "Ðêm Hà Nội, nhớ" cũng diễn tả thật trẻ trung những sắc điệu tâm tính vốn đã thành quy luật. Ðó là trạng thái hẫng hụt đến chơi vơi (em bỗng hoá đơn côi). Khi mà ngọn gió chẳng vô tình ngang qua cửa nữa; ấy là chút lay động thoảng qua, mơ màng của một chiếc lá rơi..

        Tất thảy thành nỗi nhớ- nỗi nhớ tự cảm thấy của lòng người, nỗi nhớ dan díu sang gió thổi, lá rơi.

        Những câu thơ trên Bùi Sim Sim chân thành trong tự bạch song công bằng mà nói CHƯA CẢM HOÁ TA BỞI ẤN TƯỢNG THẬT RIÊNG. NHƯNG ĐẾN HÌNH ẢNH: ÁP mặt vào trăng mới biết trăng gầy, mới rõ ra một dáng vẻ tâm tình riêng của người viết. Hình ảnh thơ của Bùi Sim Sim ăm ắp tâm trạng và chuyển hoá tự nhiên từ một cử chỉ thật (áp mặt- xin nói thêm là áp mặt chứ không phải là úp mặt như một số bản đã in nhầm) để rồi chuyển sang một trạng thái nhận biết- áp mặt vào trăng mới biết trăng gầy. Với hình ảnh rất gợi này, tác giả đã diễn tả được sự đồng điệu của yếu tố thực và ảo, thực và mơ của nỗi nhớ thương trong sự cách vời của không gian xa cách diệu vợi... Quả là nhìn trăng, trăng thêm gầy thêm hao khuyết, bởi lòng người nhớ nhau. Ðến đây ta chợt như bắt gặp sự đồng điệu tâm tình trong bài thơ Hai nửa vầng trăng của Hoàng Hữu:

Trăng cuối tháng như đời anh hao khuyết
Em đã khóc
Trăng từng giọt tan vào anh mặn chát
Em đã khóc
Nhưng làm sao tới được
Bến bờ anh tim dội sóng không cùng

        Tác giả của "Ðêm Hà Nội, nhớ" đã từ sự chạnh lòng trong nhận biết trăng gầy để rồi thao thức, rạo rực nhớ lại một thời nồng nàn, mê đắm:

Hà Nội bồng bềnh trôi trong heo may
ÁNH TRĂNG NHẮC VỀ MỘT THỜI MÊ ĐẮM

        Ta như nghe thấy có tiếng thở dài trong câu thơ. Tình yêu ngỡ như chập chờn, lay động đẹp mà lại cũng thật xa- như Hà Nội đêm nay bồng bềnh trôi trong heo may. Cả đến ánh trăng thơ mộng đêm nay dường như đánh thức nỗi mê đắm ngọt ngào, đã thành quá khứ. Ðã thành dấu ấn của nỗi nhớ thương. Thời khắc say nồng qua rồi. Chỉ còn thực tại, phải trở về, phải đối diện

Thơ em xuống dòng
Buồn nghiêng dấu lặng
Nỗi nhớ về anh lấp mãi không đầy...

        Cũng có những nốt lặng trong nhạc. Có những dấu chấm lửng trong văn- và có cả những nỗi thầm trong có dấu hiệu hình thức mà toả lan, dư âm mãi trong lòng người. Bài thơ tình của Bùi Sim Sim lặng lẽ mà vơi đầy nỗi nhớ thương- ngay cả khi câu chữ đã khép lại.

(Trần Trung, báo Phụ Nữ Việt Nam 2001)

[Kỳ trước][Trang chủ][Kỳ sau]

Chuyên mục này được cập nhật vào thứ Tư hàng tuần

Scrolll.gif (2603 bytes)


Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng Netcodo
Ðiện thoại: (54)847247 - Email Intranet: quantri@netcodo.vnn.vn

Email Internet: netcodo@hue.vnn.vn