Mặn tình cát luỹ
nhặt tình tao khang
Kiều và Thúc Sinh bấy giờ được sống chung nhau. Thời gian non một năm, Kiều lo ngại có sự xảy ra không may giữa Kiều và vợ cả của Thúc Sinh, nên mới "bày tình riêng chung", tức là tình riêng giữa Kiều với Thúc Sinh, và tình chung là tình giữa Thúc Sinh với Kiều và vợ cả- mới giục Thúc Sinh về thăm nhà. Có câu:
Phận bồ từ vẹn chữ
tòng
Ðổi thay nhạn yến đã hòng đầy niên
Tin nhà ngày một vắng tin
Mặn tình cát luỹ nhặt tình tao khang
Nghĩ ra thật cũng nên dường
Tăm hơi ai kẻ giữ giàng cho ta?
(câu 1477 đến 1482)
Ðời nhà Hán, Tống Hoằng nhà nghèo, có chí học tập. Vợ chồng sống đạm bạc, vất vả nhưng vẫn yêu quý nhau. Tống Hoằng sau thi đỗ làm quan triều Hán Quang Võ đến tước Thượng Khanh.
Nhà vua có người em gái tên Hồ Dương, chồng sớm mất, nàng còn trẻ đẹp.
Thấy vợ của Tống Hoằng mộc mạc, quê mùa, nhà vua có ý muốn gả cho Tống
Hoằng làm thiếp, mới ướm hỏi Tống Hoằng:
- Trẫm từng nghe trong thiên hạ bảo: giàu đổi bạn sang đổi vợ, có phải thế
không?
Tống Hoằng thưa:
- Muôn tâu: "Tao Khang chi thế bất khả hạ đường; bần tiện chi giao bất
khả phong".
Nhà vua biết ý của Tống Hoằng nên không đặt thành vấn đề nữa.
"Tao" là bã rượu, "Khang" là cám gạo. Người vợ cùng với mình ăn bã rượu và cám gạo (ý nói ăn ở với nhau từ lúc nghèo nàn) không nên để xuống dưới nhà (ý nói không nên ruồng bỏ); người bạn chơi với mình từ lúc nghèo hèn không nên quên.
Ðời Xuân Thu, vua Cảnh Công nước Tề có người con gái yêu quý, muốn gả cho
QUAN TỂ TƯỚNG LÀ ÁN TỬ (ÁN ANH). MỘT HÔM, NHÀ VUA ĐẾN DỰ TIỆC NHÀ CỦA ÁN
TỬ, THẤY VỢ ÁN TỬ, HỎI:
- Phu nhân đấy phải không?
ÁN TỬ THƯA:
- Vâng, phải đấy.
Nhà vua nói:
- Ôi, người trông sao vừa già vừa xấu! Quả nhân có đứa con gái trẻ và
đẹp muốn cho về hầu, khanh nghĩ sao?
ÁN TỬ ĐỨNG DẬY, THƯA:
- Nội tử tôi thật già và xấu nhưng cùng tôi chung sống từ lúc còn trẻ và
đẹp. Xưa nay đàn bà lấy chồng lúc trẻ cốt để nhờ cậy lúc già, lúc đẹp
cốt để nhờ cậy lúc xấu. Nội tử tôi thường nhờ cậy tôi mà tôi cũng đã
nhận sự nhờ cậy ấy. Nay nhà vua tuy muốn ban ơn, chắc cũng không nở để cho
tôi ăn ở bội bạc với những điều mà nội tử tôi đã nhờ cậy tôi bấy lâu
nay.
§OẠN, ÁN TỬ LẠY HAI LẠY, XIN TỪ CHỐI.
Trong thơ "Lục Vân Tiên" của cụ "Nguyễn Ðình Chiểu", đoạn Võ Thể Loan tiễn Lục Vân Tiên đi thi, có câu:
Chàng dầu gặp hội
biển vàng
Thiếp xin vẹn chữ tao khang đạo hằng
Xin đừng tham đó bỏ đăng
Có lê quên lựu có trăng quên đèn
Bài "Dạ cổ hoài lang" của ta cũng có câu:
Từ (là từ) phu tướng
Bảo kiếm sắc phong lên đàng
Vào ra luống trông tin chàng
Thêm đau gan vàng
Trông tin chàng
Gan vàng thêm đau.
Chàng dầu say ong bướm
Xin đó đừng phụ nghĩa tao khang
..........
"Tao Khang" là tình vợ chồng ở với nhau khi lúc còn nghèo nàn, thì khi giàu sang có quyền thế, địa vị không nỡ bỏ nhau.
"Mặn tình cát lũy"... "Cát luỹ" là sắn bìm, một loại dây leo cũng như "cát đằng" (đằng là cây mây): "Cũng may dây cát được nhờ bóng cây", "tuyết sương che chở cho thân cát đằng" chỉ người vợ lẽ; "tao khang" ở đây chỉ người vợ cả, mặc dù Thúc Sinh và vợ là Hoạn Thư toàn hạng giàu sang (dòng quan lại và thương buôn), có ăn "bã rượu và cám gạo" gì đâu, nhưng đã chung sống từ xưa.
Ở đây, tác giả diễn tả cái tình trung thực của Kiều, một là tự nhận mình làm phận lẽ mọn, hai là khuyên Thúc Sinh đừng quá say mê (mặn tình) với vợ lẽ là Kiều mà quên hay nhẹ đi mối tình (nhạt tình) đối với vợ cả là Hoạn Thư. Tình trung thực ấy ấy đi đôi với trí thông minh của Kiều là nàng đã nhận biết sớm muộn gì, việc chung sống giữa nàng và Thúc Sinh cũng bị lộ "tăm hơi ai kẻ giữ giàng cho ta", tất khó giữ được tính ghen tuông nguy hiểm của người vợ cả:
E thay những dạ phi
thường
Dễ dò rốn biển khôn lường đáy sông!
(câu 1485 đến 1486)
Cho nên nàng khuyên Thúc Sinh nên về thăm vợ:
Xin chàng lại kíp
về nhà
Trước người đẹp ý sau ra biết tình
(câu 1491 đến 1492)
Như vậy là để vợ cả (người) đẹp lòng, vui vẻ; sau là để biết rõ tình ý vợ cả (Hoạn Thư) đối với việc Thúc Sinh lấy Kiều.
Ở đây, người đọc thấy Kiều có tình nghĩa và rất thông minh. Ðáng tiếc, Thúc Sinh tuy về nhà nhưng lại không nghe lời Kiều, để giải bày sự thực về việc Thúc Sinh với Kiều, vì chàng họ Thúc này thấy vợ vẫn giữ vẻ cười nói đằm thắm như thường, nên:
Nghĩ đã bưng kín
miệng bình
Nào ai có khảo mà mình lại xưng
(câu 1577 và 1578)
Do đó, gây nên một thảm cảnh cho Kiều vì tay một người đàn bà ghen tức sâu hiểm... sau này.
(Theo Ðiển tích Truyện Kiều, NXB Ðồng Tháp)
Chuyên mục này được cập nhật vào thứ Tư hàng tuần
Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng Netcodo
Ðiện thoại: (54)847247 - Email Intranet: quantri@netcodo.vnn.vn
Email Internet: netcodo@hue.vnn.vn