dientich.gif (11346 bytes)

     Trong đời sống, chúng ta thường bắt gặp những thành ngữ như: Giấc Nam Kha, Tây Thi, Nguyệt Lão, Liễu Chương Ðài ... hoặc Prômêtê, Gót Asin, Hồng Thủy ... hoặc Tú Bà, Chí Phèo, Xuân Tóc Ðỏ ... Ðó là những Ðiển tích, lấy trong văn hóa cổ, kim của Trung Quốc, phương Tây, Việt Nam, thường là những tên người, tên đất, những hình tượng văn học trong thần thoại, truyền thuyết, văn học, lịch sử ..., đầy tính thơ ca và chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa.

     Với mong muốn làm phong phú thêm vốn sống của bạn đọc, góp phần nhỏ bé nâng cao trình độ hiểu biết văn hóa nhân loại, chuyên mục "Ðiển tích Văn học" của NetCodo ra đời với mục đích ấy. Hàng tuần, vào ngày thứ Bảy, mời các bạn đến với chuyên mục của chúng tôi!

§ÀO nguyên

    Chàng ngư phủ đưa con thuyền vào con suối, nước trong mát lạ lùng. Chàng đẩy con thuyền nhẹ như bơi trong một giấc mơ. Hai bờ suối, những cây đào thắm đỏ. Rồi trước mặt chàng, một rừng hoa đào rực rỡ. Chàng cắm thuyền bước lên bờ, men theo vách đá. Qua một quả đồi nhỏ, chàng ngạc nhiên thấy trước mặt một thôn xóm đẹp như tranh, màu xanh của lá cây như màu ngọc bích; nắng chan hoà như một khối thuỷ tinh trong suốt; các căn nhà xinh xắn, mái rơm vàng, lác đác bên suối, lưng đồi. Chàng bước trên con đường lác đá đen bóng nhẫy, hai bên, vừa đào vừa trúc. Rồi, chàng đến một thôn đông đúc; những chàng trai cao, khỏe kéo bễ, chạm trổ bàn ghế; các cô gái mơn mởn chợ búa dập dìu, các cô bé, cậu bé mặc áo quần sặc sỡ, đeo cổ vàng bạc. Mấy chục cụ già ngồi trước nhà hút tẩu thuốc dài. Chàng ngư phủ tưởng mình lạc vào thế giới chuyện cổ tích "ngày xửa, ngày xưa...". Chàng rẽ vào một cổng trúc, cụ chủ nhà mời chàng vào nhà, pha chè rồi hỏi chàng từ đâu đến. Chàng kể chuyện chàng bơi thuyền qua suối hoa đào, lạc vào thôn này. Nước chè thơm ngát hương hoa ngâu. Cụ già bảo; "Thôn chúng tôi có từ bao đời nay rồi. Các cụ chúng  tôi kể, cách đây mấy trăm năm, đời nha Tần loạn ly, quan lại cướp bóc, dân chúng điêu đứng, khổ nhục, không có tự do. cả một xóm các cụ bỏ kinh thành kéo nhau đi, đi mãi. Ðến xứ này yên ổn, cây cối tốt tươi, nhiều hoa đào, các cụ dừng lại, gây dựng thôn xóm mới. Ðất lành, chim đậu; đâu cũng thế, đời nào cũng thế". Chàng ngư phủ cảm tạ cụ chủ nhà ra về. Chàng qua đầu thôn, qua rừng đào, bước xuống chiếc thuyền con, bơi xuôi dòng suối đào, Về đến nhà thì trời tối. Chàng vẫn như sống trong mơ.

      Sớm hôm sau, chàng kể với bà con hàng xóm chuyện chàng lạc vào một thôn xóm kỳ lạ; song chẳng ai tin là sự thật. Chàng liền cùng vài người bạn xuống thuyền, bơi theo dòng nước hôm qua, nhưng chẳng tìm thấy suối hoa đào. Con thuyền chán ngán trở về.

     Câu chuyện trên xảy ra vào đời Tấn bên Trung Quốc: chàng ngư phủ lạc vào động Ðào Nguyên, là người Hồ Nam. Nhà thơ Ðào Tiềm có ghi chuyện này. Người đời sau dùng tích " Ðào Nguyên" để chỉ nơi cảnh đẹp mơ ước, xứ sở lý tưởng, hoặc cõi tiên, nơi người đẹp ở. "Ðào Nguyên", "Thiên Thai"," Ðộng Từ Thức" v.v...là xã hội ước mơ của người phương Ðông, những "Ðảo không tưởng" của Thomas Moore  phương Tây.

     Trong truyện Kiều lúc thiêm thiếp ngủ, Thuý Kiều thấy Ðạm Tiên, nàng


Chào mừng đón hỏi dò la:
"Ðào Nguyên lạc lối đâu mà đến đây?"

                                                 ( Truyện Kiều)

Nào ai là khách Ðào Nguyên đã về.
                                                   ( Hoa Tiêu)

 

Rule.gif (1917 bytes)

[Kỳ trước][Trang chủ][Kỳ sau]

 


Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng Netcodo
Ðiện thoại: (54)847247 - Email Intranet: quantri@netcodo.vnn.vn

Email Internet: netcodo@hue.vnn.vn