Bức tượng đồng trong rừng sâu

P.An-Tô-Côn-XKy (Liên Xô)
1959
Thúy Toàn dịch

(Một lần kia tôi đến chơi nhà hai vợ chồng họa sĩ ở Hà Nội. Chồng, Phạm Vǎn Đôn - vợ, Nguyễn Thị Kim cả hai đều có huân chương và đều tham gia trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Anh là họa sĩ, chị là người nặn tượng, tôi chú ý đến một tác phẩm của Nguyễn Thị Kim. Bức tượng lớn nửa người bằng đồng này có một lịch sử.
Trong những nǎm kháng chiến, bức tượng được chôn giấu cẩn thận ở một nơi trong rừng, người ta bảo vệ nó như bảo vệ quân trang, quân dụng, máy móc in và những khuôn chữ in bí mật. Sau chiến thắng của nhân dân, người ta đào bức tượng lên, trông ra bức tượng lại già hơn người được tạc. Bức tượng này tạc hình Chủ tịch nước Việt Nam, đồng chí Hồ Chí Minh).

Chị Nguyễn Thị Kim đem vào rừng giấu kịp
Bức tượng bằng đồng. Và chỉ tưởng như
Dưới lòng đất sâu giống Phật Thích Ca,
Bức tượng đó ngầm lóe lên bao dấu vết.

Có thể là dấu vết ngày máu lửa
Có thể là dấu vét đường đạn xuyên
Hay đó chẳng qua từ buổi thiếu niên
Tầm mắt đã hút thu vào tất cả:

Khi người nhìn thấy dưới tàu buôn Pháp
Những cái tát kinh hoàng nảy đom đóm trên boong
Khi anh bồi gày gò đêm đêm không chớp mắt
Đến nhận đồng lương thảm hại mười frǎng.

Trên đập chắn như lưng ngư long bóng nhẫy
Người chǎm chǎm nhìn, trống trải cảng Ha-vrơ
Nhìn vào mưa, vào đêm tối mịt mờ
Vào cuộc sống chưa quen, vào ngày mai chưa thấy.

Khi lần đầu tiên Người đặt bước đến Pa-ri,
Làm gì đây? Người bǎn khoǎn lo tính
Người là ai? là công nhân sửa ảnh
Hay chiến sĩ một giống nòi Châu A' xa xưa

Khi lần đầu tiên Người tìm ra trong các sách
"Chủ nghĩa xã hội", "Tất thắng", những khẩũ hiệu vang ngân
Người thấy đây rồi mạch nguồn trong vắt
Và hiểu ra rằng: phải lên án cả ngàn nǎm

Khi bao chuyện hiện về trong ký ức
Nǎm Hǎm tư (1924) giữa bão tuyết nước Nga
Khi biết rằng ngày hôm qua Lênin vừa mất
Người khóc lòng thương... và ở tận góc trời xa...

ở tận góc trời Nam kia... Con đường càng hiểm hóc
Bọn chó sǎn Hồng Kông gọi Người là do thám Mátxcơva
Chúng truy lùng, gầm thét, sục tìm ra:
Người bị bắt, bị xiềng, bị khảo tra tàn khốc

Nhưng mít-xtơ X. hay me sừ Y. (gréc)
Còn chưa làm sao giữ nổi được mồi.
Cũng có thể, trong lũ về nước xiết
Mảnh thuyền con đã chìm nghỉm mất rồi.

Hay nổi lên, cũng có thể. Hãy nhìn kia
Hãy hy vọng, hãy chờ... rồi sớm muộn
Một hành khất người Xiêm, một vị sư thầm lặng
Thoáng hiện giữa đám người rồi vụt biết đi.

Người tá điền, anh bồi bếp, bác phu xe
Na ná giống Người trong Sài Gòn đêm tối
Và con đường. Vẫn chông gai chắn lối
Còn truy lùng, mỗi lúc rượt theo kề

Ngày đêm mắt tóe lửa, bọn chó sǎn
Sục sạo truy lùng xé nát bàn chân
Giữa khi đó, Người bị bắt, bị xiềng, bị đem tra khảo
Con người vô danh kia, con người bất tử.

Khi trong tù bị xích chặt chân tay,
Người hỏi xin bọn lính canh ngụm nước
Thất vọng: bền lòng. Hãy ngủ đi, mơ ước !
Mái tóc trên thái dương bạc trước thời gian...

Nhưng hố nước sẫm đen trên những ruộng đồng
Đầy hố bom và hơi ngạt oi nồng
Nhắc con người luôn nhớ rằng trái đất
Là một tinh cầu chứ không là gì khác.

Nhắc rằng trái đất đang cơn bão tố
rằng tương lai đã đến gần cạnh đó
Và Người đã tìm ra đồng chí của mình
Cùng đội quân nhỏ bé ấy, xông lên.

Rồi đến một ngày, trǎm ngàn cánh tay vươn tới
Vây quanh Người dưới bệ lễ đài
Hồ Chí Minh - Người hẳn nhìn thấy chị
Mái tóc bồ câu, Người trẻ lại, vui tươi.

Chị nhớ lại ngày với lưỡi dao nghệ sĩ
Chị đã lướt qua vầng trán làn da
Chị gọi Người bằng tiếng "Cha" thân ái
Và bức tượng đồng đáp lại tiếng ngân nga...

Và tưởng như chính Người đang khích lệ
Người nữ cán bộ nằm vùng và người lính trung kiên
Chị cúi xuống hôn bức tượng đồng yêu quý
Mà tay chị ngày nào đã kính cẩn tạc lên